Ám ảnh dòng nước đổi màu như ‘tắc kè hoa’ ở Dương Nội – Hà Đông
Năm 2017, một số cơ sở dệt, nhuộm, in vải tại phường Dương Nội đã bị các cơ quan chức năng kiểm tra và xử phạt tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng vì xả thải trái phép ra môi trường. Tuy nhiên đến nay, những dòng nước bị ô nhiễm do dệt nhuộm vẫn ngày ngày “bức tử”môi trường nơi đây.
Kênh La Khê bị nhuộm bởi ba màu nước.
Một nhánh sông, ba màu nước
Nhiều năm nay, người dân Dương Nội vẫn luôn mang nỗi bức xúc vì sự ô nhiễm trầm trọng của những dòng nước, đặc biệt là nhánh sông Nhuệ, kênh La Khê chảy qua địa bàn. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân địa phương. Chị Phùng Thị Hà (Ỷ La, Dương Nội) bức xúc: “Cả chục năm nay, người dân chúng tôi sống khổ bên dòng sông ô nhiễm, ai cũng mang trong mình lo lắng về bệnh tật”.
Theo quan sát thực tế, phản ảnh của người dân “một dòng sông ba màu nước” là có thật. Ngay cầu La Khê, cách trạm bơm Hà Đông – Cần Thơ vài chục mét có một cống nước đang chảy ra kênh. Dòng nước thải có màu vàng nghệ, lại được xả với công suất lớn nên cả một khu vực kênh bị nhuộm vàng ươm.
Ngay trên mặt con kênh cũng có nhiều ống nước xả thải được nối từ các cơ sở sản xuất trong làng. Theo lời người dân địa phương, các ống xả trên đều của các xưởng dệt, xưởng in trên địa bàn. Không chỉ khu vực cầu La Khê, ở cuối ngõ 230 Ỷ La, cách Trường Đại học Kiểm sát khoảng 500m, dòng nước tại đây có dấu hiệu ô nhiễm nặng, cả đoạn sông bốc mùi thối nồng nặc, kết hợp với mùi hóa chất của dệt nhuộm tạo nên bầu không khí ngột ngạt, khó thở.
Theo chỉ dẫn của người dân, PV tiếp tục ghé qua cánh đồng Vàn Dộc nằm trong địa bàn tổ dân phố Thắng Lợi. Qua ghi nhận, các mương dẫn nước tưới tiêu trong khu vực cũng cùng chung tình trạng với dòng sông; cả đoạn mương dài bị nhuộm xanh, nước bốc hơi nghi ngút.
Cách cánh đồng không xa là một xưởng dệt nhuộm lớn. Dù cơ sở này luôn đóng kín cửa nhưng bên trong, máy móc và công nhân vẫn đang hoạt động tấp nập. Từ xưởng sản xuất, đường ống dẫn nước thải đưa thẳng ra khu vực sản xuất nông nghiệp của người dân.
Một người dân ở tổ dân phố Thắng Lợi cho biết, các cơ sở dệt nhuộm, in trong vùng thường xuyên xả thải trực tiếp ra môi trường: “Ở đây người ta xả thải từ trưa đến tối, nước thải mỗi hôm một màu, có hôm thì đỏ quạch, hôm thì xanh lét, lúc lại trắng đục. Chúng tôi làm ruộng ở đây lúc nào cũng phải đeo ủng và găng tay”, người dân này nói.
Vì không có nước sản xuất, người dân Thắng Lợi vẫn ngày ngày dùng thứ nước ô nhiễm để tưới cho hoa màu. Một người dân cho hay, họ không có nguồn nước nào khác để tưới tiêu. Nhà nào có điều kiện thì tự khoan giếng, bơm lên lấy nước tưới, còn lại đa số đánh liều dùng nước ở sông để tưới.
Video đang HOT
Nhánh sông Nhuệ trên địa bàn phường Dương Nội không chỉ bị nước thải gây ô nhiễm mà còn bị rác thải xâm lấn lòng sông. Dọc hai bên bờ kè, đủ loại rác thải được đổ tràn lan, bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Mương tưới tiêu ở cánh đồng Vàn Dộc trở thành “suối nước nóng”, nhuộm màu xanh.
Người dân địa phương cho biết, bên bờ sông có một cơ sở làm biển quảng cáo, thường xuyên đổ rác thải ven bờ. Thêm vào đó, một số người ý thức kém cũng vứt rác thải sinh hoạt ra. Cứ thế, rác thải cứ ngày một chất đống mà không có ai thu gom làm môi trường ngày một xấu đi.
Loay hoay tìm giải pháp
Trên địa bàn phường Dương Nội hiện nay chỉ còn vài xưởng dệt, nhuộm, in hoa vải. Tuy nhiên mỗi ngày, các cơ sở sản xuất này đều sản xuất và xả thải ra môi trường nhiều m3 nước thải. Điều đáng nói, trong các loại nước thải, chất thải từ dệt nhuộm là loại nguy hiểm, không những gây tác động đến nguồn nước mặt mà còn ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm, nguy cơ gây bệnh tật.
Được biết, từ tháng 2/2017, Phòng Tài nguyên – Môi trường quận Hà ông phối hợp với ội Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường và UBND phường Dương Nội kiểm tra và xử lý các cơ sở sản xuất dệt, nhuộm, in hoa vải. Qua đó 5 cơ sở thuộc tổ dân phố Thắng Lợi vi phạm xả thải và bị xử phạt với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng. Điều đáng nói, sau hai năm, tình hình môi trường tại phường Dương Nội vẫn không có dấu hiệu khả quan hơn.
Trao đổi với PV, bà Quản Thị Nam chuyên viên Phòng Tài nguyên – Môi trường quận Hà Đông cho biết, nguyên nhân của tình trạng tái diễn ô nhiễm môi trường do dệt nhuộm tại phường Dương Nội vì đây là làng nghề truyền thống từ xưa, nay đã mai một nhiều, tuy nhiên các cơ sở sản xuất vẫn giữ cách làm cũ nên xả thải trực tiếp ra môi trường.
Bên cạnh đó, dù một số cơ sở đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng hệ thống này không hiệu quả, chưa đạt tiêu chuẩn xả thải cho phép. Còn đối với một số cơ sở sản xuất nằm bên bờ nhánh sông Nhuệ, với lý do nằm trong vùng quy hoạch của dự án mở rộng sông Nhuệ nên cũng không đầu tư hệ thống xử lý nước thải.
Nói về giải pháp để cải thiện môi trường tại địa phương, vị chuyên viên Phòng Tài nguyên – Môi trường cho hay, năm 2018, TP Hà Nội có Kế hoạch số 124/KH-UBND, qua đó tăng cường các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, rà soát các điểm đen ô nhiễm. Từ đó, UBND quận Hà Đông phối hợp với UBND các phường thực hiện rà soát các điểm ô nhiễm, báo cáo thành phố để có biện pháp xử lý.
“Tuy nhiên, quận vẫn đang trong quá trình thực hiện các giải pháp”, bà Nam nói. “Cùng với việc rà soát các điểm đen ô nhiễm, hàng năm quận Hà Đông vẫn tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất thực hiện nghiêm việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, tăng cường thanh kiểm tra, xử phạt đối với các hành vi xả thải trái phép”.
Còn người dân thì mong muốn các cơ quan chức năng, trực tiếp là UBND phường Dương Nội, UBND quận Hà Đông cần có những hành động mạnh mẽ hơn với các hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để người dân yên tâm sinh sống.
Thanh Thúy
Theo PLVN
"Đổi vận" nhờ công nghệ, nhà nông trở thành những triệu phú, tỷ phú
Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, nhiều nông dân nuôi tôm ở vùng biển Tiền Hải (Thái Bình) đã "điều khiển" được dòng nước, làm chủ được môi trường trở thành những triệu phú, tỷ phú, góp phần làm giàu cho quê biển.
Triệu phú đất Nam Cường
Xã Nam Cường là miền quê trước biển của huyện Tiền Hải, sự thay đổi dòng chảy cộng với bàn tay kiến tạo của con người trong công cuộc quai đê lấn biển đã tạo nên vùng đất trù phú này. Nhiều năm nay, người Nam Cường dựa vào biển, vào những bãi bồi để sinh cơ lập nghiệp.
Anh Nguyễn Văn Nhàn cũng có nhiều năm mưu sinh với biển, cuộc sống quá khó khăn, anh rời quê đi làm thuê ở nhiều nơi, nhưng đi mãi vẫn thấy cái nghèo đeo bám. Lúc này, nhìn lại đồng đất Nam Cường, anh nghĩ, phải về quê lao động, sản xuất để vượt khó làm giàu từ chính nơi đây.
Anh Nguyễn Văn Nhàn kiểm tra sự sinh trưởng của tôm. Ảnh: C.T
Gia đình có diện tích đất trên vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy hải sản của xã Nam Cường nên anh Nhàn mạnh dạn đào ao nuôi tôm, thả cá. Ban đầu, do nuôi theo cách truyền thống, chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên qua nhiều vụ canh tác, lợi nhuận anh thu về chẳng đáng là bao bởi việc nuôi trồng phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết.
Sau khi đi học hỏi ở nhiều nơi, anh mạnh dạn áp dụng công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình nuôi tôm trong nhà bạt. Trên diện tích khoảng 8 sào, anh đào thành 2 ao nuôi tôm, bờ và đáy ao lót bạt. Để tiết giảm chi phí, anh Nhàn mua nguyên vật liệu về tự xây dựng lắp đặt, với chi phí khoảng 150 triệu đồng cho 8 sào ao nuôi tôm, rẻ gấp nhiều lần so với thuê thợ và máy về lắp đặt.
Rút kinh nghiệm từ thất bại của những người đi trước do chọn con giống không chuẩn, để chắc chắn, anh Nhàn vào tận Ninh Thuận lựa chọn tôm giống mang về nuôi. Tuy nhiên, lúc này lại phát sinh một vấn đề, đó là cho tôm ăn theo hình thức trực tiếp, thủ công khá vất vả, lượng thức ăn dư thừa nhiều, vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường. "Vậy là tôi mày mò nghiên cứu chế tạo thành công máy cho tôm ăn, vừa giảm bớt nhân công, thức ăn lại phân bố đều khắp ao, không bị dư thừa, tôm ăn liên tục, lớn nhanh, đều đẹp, không bị nhiễm bệnh" - anh Nhàn hồ hởi khoe.
Không những thế, nuôi tôm trong nhà bạt còn giúp anh Nhàn chủ động được vụ nuôi thả. Một năm anh nuôi 3 vụ, trung bình khoảng 70 ngày/vụ, riêng vụ đông dài hơn, khoảng 80 ngày là có một lứa tôm thương phẩm.
Mạnh dạn áp dụng công nghệ, những mùa tôm thắng lớn liên tiếp đến với gia đình anh. Riêng năm 2018, anh Nhàn thắng lợi cả 3 vụ tôm liên tiếp, trong đó vụ đông sản lượng tôm đạt trên 4 tấn/8 sào, trừ chi phí anh thu lãi trên 400 triệu đồng.
Công nghệ thay đổi số phận
Đến thăm vùng nuôi trồng thủy sản của anh Giang Văn Phú, thôn Hợp Châu, xã Nam Thịnh mới thấy yêu cầu về quy mô, quá trình nuôi tôm công nghệ cao khá nghiêm ngặt. Diện tích nuôi tôm của anh Phú rộng khoảng 1ha, được xây dựng thành 5 ao, trong đó có 4 ao nuôi và 1 ao để xử lý nước. Hệ thống ao nuôi an toàn sinh học có đầy đủ lưới, ao có lót bạt, có hố xi-phông... tuân thủ quy trình nuôi, tỷ lệ tôm chết rất thấp. Nuôi theo công nghệ cao đã mang lại cho gia đình anh Phú trên 500 triệu đồng/vụ.
"Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao được xây dựng đầu năm 2017, sử dụng nhà lưới, lót bạt chuyên dụng đáy ao, máy vận hành xử lý nước... bảo đảm đúng quy trình cho từng giai đoạn nuôi tôm, với chi phí đầu tư lên đến 1,5 tỷ đồng/ha" - anh Phú chia sẻ.
Ngoài mô hình của anh Nguyễn Văn Nhàn, Giang Văn Phú, mô hình nuôi tôm công nghệ cao của anh Vũ Văn Hải, xã Nam Thịnh được xếp vào hàng "khủng" với quy mô 108ha, vốn đầu tư ban đầu khoảng 50 tỷ đồng. Đây cũng là mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao được xây dựng đầu tiên trên địa bàn huyện Tiền Hải với quy mô khép kín, quy trình vận hành khá nghiêm ngặt, được quản lý theo chương trình "3 sạch": tôm giống sạch bệnh, nước sạch, đáy ao sạch.
Anh Phú chia sẻ, nuôi công nghê cao tuy mât đô tha nuôi dày nhưng không dung khang sinh, quan ly đươc thưc ăn, môi trương nên tôm thu hoạch gần như là tôm sạch. Việc nuôi tôm đạt tỷ lệ thành công trên 90%, năng suất tôm tăng gấp nhiều lần so với nuôi ao đất truyền thống, đạt trên 30 tấn/ha. Với mô hình trên, anh Hải chỉ sử dụng khoảng 50% diện tích làm ao nuôi, diện tích còn lại anh xây dựng ao ương, ao lắng, ao xử lý nước...
Nếu như với cách nuôi truyền thống trong ao đất, thường thả 70 con giống/m2 thì với tôm công nghệ cao thả đến 300 con/m2. Đặc biệt vùng nuôi tôm đều xây dựng ao ương để kiểm soát tôm giống trong 25 - 30 ngày đầu rồi mới thả xuống ao. Diện tích ao nuôi đều có hệ thống bạt ngăn chim và các động vật khác xâm nhập, ổn định nhiệt độ ao nuôi vào mùa đông. Điều này giúp tôm tránh các mầm bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy, khắc phục được hiện tượng tôm chết hàng loạt khi mới xuống giống. "Để nuôi tôm bằng công nghệ cao mang lại hiệu quả cao cần phải chọn con giống sạch, chất lượng; tuân thủ đúng quy trình xử lý nguồn nước đầu vào; sử dụng vi khuẩn có lợi cạnh tranh với vi khuẩn có hại; đặc biệt ao được thiết kế để các chất thải, chất bẩn có hại tập trung lắng xuống khu trũng ở đáy ao, người nuôi phải vệ sinh hàng ngày..." - anh Hải đúc kết.
Ông Phạm Văn Vang - Trưởng phòng NNPTNT huyện Tiền Hải cho biết: "Ngoài mô hình nuôi tôm công nghệ cao của anh Hải, anh Phú còn có nhiều nông dân trong huyện đã và đang xây dựng theo mô hình này như ở Nam Cường, Đông Minh... Để mô hình nuôi tôm công nghệ cao phát triển bền vững, Tiền Hải sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân, doanh nghiệp về hạ tầng, kỹ thuật thâm canh, vay vốn... Thực hiện tốt chủ trương tích tụ ruộng đất tạo điều kiện thu hút các cá nhân, doanh nghiệp có vốn, có tiềm lực vào đầu tư".
Theo Danviet
Rác và những bất ngờ đến... khó tin! Điều làm tôi ngạc nhiên là có những tỉnh thuộc hạng "nhà giàu" sao bao năm trời vẫn không xây được nhà máy xử lí rác khép kín mà hầu hết đều xử lí thủ công. Có thể nói ngay cả chính quyền cũng đang...xả rác! Chuyện rác có lẽ là câu chuyện dài bởi không chỉ người dân mà về phía chính...