Ám ảnh đeo bám Syria – Vấn đề nổi bật nhất tuần qua
Sự ám ảnh về khủng bố dường như tiếp tục đeo bám Syria khi tuần qua một vụ đánh bom kép nhằm ở thành phố Homs, Syria đã khiến 122 người thương vong.
Ngay sau khi xảy ra, vụ đánh bom tại Syria đã được dư luận thế giới đặc biệt quan tâm và cũng là sự kiện đáng chú ý nhất tuần qua (25/1 – 31/1).
1. Đánh bom kép ở Syria, 122 người thương vong
Hôm 26/1, một vụ đánh bom kép nhằm vào chốt kiểm soát của quân đội ở thành phố Homs, miền Trung Syria đã khiến 122 người thương vong.
Vụ đánh bom đã khiến 22 người chết và hơn 100 người bị thương. Hai kẻ đánh bom liều chết đã dừng xe tại chốt kiểm tra của quân đội. Một tên đã cho bom nổ khi vẫn còn ở trong xe.
Lợi dụng tình hình bất ổn do hậu quả của vụ nổ thứ nhất và đám đông đang tụ tập, tên còn lại tiếp tục kích hoạt số thuốc nổ mang trên người.
Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria, trong số người thiệt mạng có 13 binh sĩ chính phủ.
Ngay sau đó, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã lên tiếng thừa nhận tiến hành vụ đánh bom liều chết này.
2. Europol ra mắt trung tâm chống khủng bố mới
Tại hội nghị Bộ trưởng nội vụ EU tại Hà Lan, Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) hôm 25/1 đã ra mắt Trung tâm chống khủng bố mới.
Video đang HOT
Đây được xem là “bước tiến quan trọng” nhằm sẵn sàng đối phó với các hình thức tấn công mới của chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Trung tâm này trước mắt sẽ có từ 40 – 50 chuyên gia làm việc, giúp tăng cường trao đổi thông tin tình báo giữa các nước thành viên trong cuộc chiến chống khủng bố.
Giám đốc Europol cũng cho biết Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng có nhiều chiêu thức tấn công mới và có thể tiến hành hàng loạt vụ tấn công khủng bố quy mô lớn ở đâu đó tại châu Âu “nhằm thảm sát dân thường”. Trong đó, Pháp có thể tiếp tục là mục tiêu bị tấn công.
3. Virus Zika xuất hiện tại 30 quốc gia
Tốc độ lây lan của virus Zika đang diễn ra nhanh chóng. Đến ngày 29/1, virus Zika đã xuất hiện tại khoảng 30 quốc gia trên thế giới và có nguy cơ tiếp tục lan rộng.
Sau khi Pháp và Canada xác nhận những ca nhiễm virus Zika đầu tiên, ngày 29/1, Bộ Y tế New Zealand thông báo, 9 công dân nước này đã bị nhiễm virus Zika. Toàn bộ những người này đều vừa trở về từ các đảo quốc Nam Thái Bình Dương, trong đó có 4 người từ Tonga, 4 người từ Samoa và người còn lại chưa rõ địa điểm.
Để đối phó với dịch bệnh, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố sẽ triệu tập cuộc họp khẩn vào ngày 1/2 để đánh giá về khả năng virus lây lan cũng như tìm kiếm các biện pháp phòng chống virus Zika.
Bà Margaret Chan, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phát biểu: “Chúng ta cần có những câu trả lời với tình hình này thật sớm. Vì vậy, tôi đã quyết định triệu tập một ủy ban khẩn cấp vào ngày 1/2. Ủy ban này sẽ cố vấn và đề xuất các biện pháp đối với những quốc gia bị ảnh hưởng cũng như những lĩnh vực cần được nghiên cứu khẩn cấp”.
Được phát hiện đầu tiên ở những con khỉ trong rừng Zika ở Uganda từ năm 1947, virus Zika lây nhiễm qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn Aedes. Triệu chứng phổ biến nhất khi nhiễm virus là sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ và khớp, phát ban. Bệnh sẽ kéo dài từ 4 – 7 ngày. Đáng lo ngại hơn, virus Zika được cho là có liên quan đến chứng đầu nhỏ bất thường ở trẻ sơ sinh. Theo WHO, khoảng 3 – 4 triệu người ở châu Mỹ, trong đó có 1,5 triệu người ở Brazil, có thể sẽ bị lây nhiễm loại virus này.
Tổng thống Brazil Rousseff ngày 29/1 cũng đã lên tiếng thừa nhận thua cuộc trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của virus Zika, đồng thời kêu gọi sự nỗ lực của toàn quốc nhằm ngăn chặn dịch bệnh này.
Cũng theo bà Rousseff, vào ngày 13/2 tới, hơn 200.000 binh sĩ Brazil sẽ được huy động tham gia chiến dịch diệt trừ ký sinh trùng muỗi trên phạm vi toàn quốc. Virus Zika được cho là nguyên nhân gây ra hiện tượng đầu nhỏ với hàng nghìn trẻ em sơ sinh tại Brazil.
Sự lây lan nhanh chóng của loại virus này đã khiến giới chức y tế Brazil và nhiều quốc gia khác trên thế giới phải đưa ra cảnh báo trì hoãn có thai với phụ nữ và dấy lên những lo ngại khi Brazil đang chuẩn bị tổ chức Thế vận hội vào tháng 8 tới.
4. Hà Lan tham gia không kích IS tại Syria
Ngày 29/1, Chính phủ Hà Lan đã quyết định mở rộng vai trò trong liên minh do Mỹ đứng đầu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria.
Phát biểu tại thành phố La Haye, Thủ tướng Hà Lan Mark Ruttecho biết Hà Lan sẽ triển khai các máy bay chiến đấu F-16 tham gia không kích các mục tiêu IS tại Syria theo yêu cầu của Mỹ và Pháp.
Ngoài ra, Hà Lan cũng xem xét đưa thêm khí tài quân sự đến Iraq để hỗ trợ lực lượng chống IS ở đây.
Hà Lan đã tham gia liên minh do Mỹ đứng đầu không kích IS ở Iraq từ tháng 10 năm 2014. Nếu Quốc hội Hà Lan thông qua quyết định mở rông chiến dịch không kích, các máy bay chiến đấu F-16 của Hà Lan đã hiện diện tại Trung Đông sẽ tiến hành không kích các vị trí của IS tại miền Đông Syria.
5. Mỹ không công bố một số thư điện tử của bà Hillary Clinton
Chính phủ Mỹ hôm 29/1 cho biết, một số nội dung thư điện tử cá nhân của bà Hillary Clinton trong thời gian đương chức Ngoại trưởng có chứa thông tin “tối mật” và sẽ không được công bố.
Phát biểu tại buổi họp báo ngày 29/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho hay, những tài liệu này không được công bố bởi chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia nếu bị rò rỉ ra ngoài.
Theo giới chức tình báo Mỹ, 37 trang tài liệu trong thư cá nhân của bà Hillary được coi là tối mật do liên quan đến “các chương trình truy cập đặc biệt”, bao gồm các dự án như tấn công bằng máy bay không người lái hay chương trình nghe lén. Vụ bê bối sử dụng thư cá nhân cho công việc Chính phủ trong thời gian giữ cương vị Ngoại trưởng đã ảnh hưởng không nhỏ đến chiến dịch tranh cử Tổng thống thời gian qua của bà Hillary. Bà thừa nhận, việc làm của bà là một sai sót.
Theo_VTV
Virus "ăn não" có thể bùng phát thành đại dịch toàn cầu
Các nhà khoa học Mỹ đang yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới WHO có hành động khẩn cấp với Zika, loại virus gây teo não đang có khả năng bùng phát thành dịch trên tầm thế giới
Trong một bài viết, các chuyên gia Mỹ yêu cầu WHO lưu tâm tới bài học dịch Ebola. Việc ứng phó chậm trễ đã khiến cho đại dịch này lấy đi mạng sống hàng nghìn người. Tai họa tương tự dễ dàng xảy ra với virus Zika, nhất là khi vắc xin có thể điều chế và thử nghiệm trong 2 năm tới nhưng sẽ mất cả một thập kỷ để đưa ra sử dụng chính thức.
Virus Zika gây teo não trẻ em đang khiến người dân Brazil vô cùng hoang mang. Hàng nghìn người đã nhiễm bệnh và ước tính virus này đã lan tới 20 quốc gia, trong đó có châu Á.
Tổng thống Brazil, Dilma Roussef đã kêu gọi các nước Mỹ Latin hợp tác chống virus này bằng cách tích cực chia sẻ thông tin trong hội nghị thượng đỉnh tại Ecuador.
Trẻ em mắc bệnh teo não
Hiện tại, không có phương pháp chữa trị cho virus này. cũng như vắc xin đang trong quá trình điều chế bởi các nhà khoa học tại Đại học Texas. Họ đã thu thập bệnh phẩm và phân tích trong phòng thí nghiệm có độ bảo mật cao tại Texas, được giám sát bởi cảnh sát và FBI.
Giáo sư Scott Weaver, giám đốc Viện miễn dịch và nhiễm trùng tại ĐH nà, nói rằng người dân lo sợ là chính đáng. "Nếu chứng minh được việc virus lây từ mẹ sang con gây teo não thì đúng là không có cách chữa trị, dẫn đến hậu quả xấu là gây tử vong hoặc tàn phế cả đời cho đứa trẻ"
Ngăn trữ mẫu bệnh phẩm virus Zika
Virus Zika được tìm thấy trên khỉ ở rừng Zika tại Uganda năm 1947, với ca nhiễm bệnh trên người đầu tiên năm 1954 nhưng đã biến mất hàng thập kỷ cho đến khi đột ngột xuất hiện trở lại gần đây, khiến người dân hoảng sợ và cộng đồng khoa học hoang mang. Mãi cho đến khi ổ dịch đầu tiên xuất hiện ở đảo Yap năm 2007, các nhà khoa học mới bắt đầu quan tâm. Theo giáo sư Weaver, virus đã đi qua vùng biển Carribe tới Nam Mỹ và có khả năng đã lây cho vài nghìn người.
Triệu chứng nhiễm virus Zika tương tự như sốt xuất huyết nhưng nhẹ hơn, bao gồm đau nhức giống như cúm, viêm mắt, đau khớp và phát ban, tuy vậy một số người không có triệu chứng gì cả. Virus này có thể gây biến chứng Guillain-Barre, một dạng rối loạn thần kinh gây tê liệt.
Theo Danviet
Trong 10 năm nữa, không có cách trị virus "ăn não" Phải mất ít nhất một thập kỷ nữa mới có thể phát triển thành công loại vaccine tiêu diệt virus Zika "ăn não người". Dịch bệnh này đang lan truyền châu Mỹ Latinh, xuất hiện ở châu Á (Đài Loan) và 5 nước châu Âu. Các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi hành động khẩn cấp phát triển loại vaccine mới nhằm...