Ám ảnh đeo bám kẻ trốn tội khiến ông Chấn tù oan
Ngày 5/12, trao đổi với phóng viên, luật sư Hoàng Minh Hiển, Đoàn luật sư Hà Nội cho biết, đã nhận được chứng nhận tham gia bào chữa cho Lý Nguyễn Chung.
Được chỉ định bào chữa cho Lý Nguyễn Chung (25 tuổi, ở Lạng Sơn), nghi phạm sát hại chị Nguyễn Thị Hoan 10 năm trước, ông Hiển cho biết, tiếp xúc với Chung, anh đã chia sẻ với luật sư những ám ảnh đeo đẳng suốt nhiều năm qua.
Cuối tháng 11, ông Hiển lần đầu tiên tiếp xúc với thân chủ của mình trong trại giam và nhận thấy Chung có thái độ thành khẩn, bình tâm khai nhận với cơ quan điều tra, dưới sự chứng kiến của luật sư Hiển.
Chung thừa nhận, chiều tối 15/8/2003, anh ta lẻn vào nhà chị Hoan mục đích để cướp tài sản. Khi vòng tay ôm nạn nhân để đâm chị này, Chung đã đâm vào tay của mình.
Lý Nguyễn Chung tại cơ quan điều tra.
Lúc đó hoảng sợ, Chung không cảm thấy đau, chỉ đến khi về nhà tắm rửa anh ta mới nhận ra vết thương chảy máu. Chính vết đâm đó đã để lại vết sẹo mà mỗi lần nhìn thấy nó, nhắc Chung nhớ đến tội ác mà mình đã gây ra.
Chung chia sẻ với luật sư của mình rằng: Những năm tháng lẩn trốn, mỗi lần nhìn thấy bóng dáng công an từ xa là anh ta lại thấy rất sợ, tìm đường né. Hàng đêm Chung bị những cơn ác mộng dày vò. Trong cơn ác mộng, điều khủng khiếp nhất ám ảnh Chung là khi mọi người biết chuyện sẽ bỏ rơi, xa lánh anh ta.
Sau khi vào Đăk Lăk, đã có lần Chung quay về quê định ra đầu thú, nhưng khi đó người anh của Chung đã khuyên anh ta nên tiếp tục bỏ trốn.
Lần thứ hai quay vào Đăk Lăk, tiếp tục lẩn trốn trong khi ông Chấn đang phải ngồi tù, nỗi day dứt ám ảnh khiến Chung hầu như không tập trung được vào công việc gì.
“Đi làm thuê, lấy vợ nhưng cuộc sống của Chung chưa khi nào được yên ổn khi mà nỗi sợ luôn dày vò, đeo bám anh ta”, lời luật sư Hiển. Trong suốt thời gian làm vợ của Chung, người phụ nữ bất hạnh không hề hay biết quá khứ tội lỗi của chồng.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Thanh Chấn trong vòng tay của người thân sau 10 năm bị tù oan.
Cho đến khi cơ quan điều tra xuất hiện, biết chuyện chồng mình từng là kẻ sát nhân, vợ Chung đã hết lời khuyên anh ta ra đầu thú.
Sau khi cân nhắc và được tư vấn rằng, vào thời điểm gây án, Chung chưa đủ 16 tuổi nên mức án mà anh ta phải chịu sẽ “nhẹ nhàng” hơn ông Chấn rất nhiều, cuối cùng Chung đã ra đầu thú.
Tại cơ quan điều tra, Chung khai nhận: “Sau khi giết chị Hoan, anh ta về nhà, thay bộ quần áo dính máu và ngâm ở chậu nước. Sáng hôm sau, bà Nguyễn Thị Lành (mẹ kế của Chung) dậy giặt đồ, thấy nước trong chậu quần áo của Chung có máu nên hỏi: “Có phải mày làm chuyện đó không?”. Lúc đó Chung đã thừa nhận”.
Bà Lành và ông Chúc, bố của Chung đã bảo anh ta tạm lánh về quê ở Lạng Sơn. Chung đã đem chuyện kể lại cho hai anh trai nghe, đồng thời đưa ra hai chiếc nhẫn. Số tiền lấy được của nạn nhân là 59.000 đồng, Chung tiêu hết rồi trốn vào Đăk Lăk, cho đến ngày anh ta ra đầu thú.
Chung nói với luật sư của mình, anh ta sẽ khai báo thành khẩn để được hưởng lượng khoan hồng, sớm được về với vợ con. Anh ta cũng gửi lời xin lỗi tới gia đình bị hại và ông Nguyễn Thanh Chấn.
Theo VietNamNet
Chết không nhắm được mắt vì oan án hiếp dâm
Chàng trai cả buổi tối ngồi học ở nhà bỗng dưng bị vu cáo là hiếp dâm một bạn học cùng trường. Điều đau đớn là dù có người đã thú tội, nhưng Tòa án vẫn làm ngơ, để kẻ nhận án oan phải chết tức tưởi trong tù vì uất ức và bệnh tật.
"Tự nhiên" bị tù
Tim Cole sinh năm 1960, người Mỹ gốc Phi, một cựu quân nhân và là sinh viên của Đại học Tech Texas, bang Texas. Tai họa xảy đến với Tim Cole vào năm 1985 khi Michelle Mallin, một nữ sinh viên học chung trường với Cole tố cáo đã hiếp dâm cô.
Mallin gặp nạn khi cô đưa xe của mình vào bãi đậu xe gần trường trong đêm tối. Một kẻ lạ mặt mở cửa xe, dùng dao khống chế rồi lái xe đưa nữ sinh đến một lô đất trống để hiếp dâm. Sau khi xảy ra vụ hiếp dâm, cảnh sát truy tìm thủ phạm, đã bắt gặp Cole ở gần nơi xảy ra vụ án. Cảnh sát đưa ảnh của Cole cho nạn nhân nhận diện, nữ sinh khẳng định người trong ảnh là kẻ đã hiếp dâm cô.
Tòa án quận Lubbock đã buộc Cole tội hiếp dâm. Năm 1986 tòa kêu án Cole 25 năm tù, bất chấp các chứng cứ cho thấy Cole vô tội.
Bia tưởng niệm dựng gần mộ Tim Cole
Cole khai anh có mặt ở gần nơi Mallin bị hiếp dâm là để chờ một người bạn làm việc cho một nhà hàng gần đó và Cole thường chờ bạn như thế chứ không phải lần đầu.
Bạn của Cole xác nhận như vậy. Hơn thế nữa, Cole có bằng chứng ngoại phạm. Suốt buổi tối hôm ấy, nhiều người thấy Cole ngồi nhà học bài. Trên xe của Mallin và tại hiện trường vụ án không có dấu tay hay bất cứ dấu vết nào chứng tỏ Cole đã lái xe hay có mặt ở đó.
Mallin nói kẻ hiếp dâm cô hút thuốc lá liên tục trong khi Cole không bao giờ hút thuốc vì anh bị suyễn từ bé. Ngoài ra có khả năng Mallin nhận nhầm thủ phạm vì thủ phạm và Cole đều là thanh niên gốc Phi.
Trong suốt quá trình điều tra, xét xử, Cole kiên quyết khẳng định mình bị oan, không chịu nhận tội để được thương lượng với tòa về mức án dành cho mình, thậm chí cũng không chịu nhận tội để được khoan hồng dù tình trạng sức khỏe rất kém. Nhiều đêm tại nơi bị giam giữ, Cole đã khóc suốt vì nỗi oan khuất của mình.
Tiếng khóc của Cole có một người tù khác lắng nghe. Người đó là Jerry Wayne Johnson, một người gốc Phi như Cole, nghiện thuốc lá, bị tù vì tội hiếp dâm hai phụ nữ. Trong lúc xử Cole, tên Johnson được nhắc nhiều lần vì có nghi vấn Johnson là thủ phạm nhưng tòa không quan tâm.
Trong tù, Cole hai lần bị lên cơn suyễn đến bất tỉnh. Đến lần thứ ba, Cole không qua khỏi, tắt thở ngày 2/12/1999, khi mới 39 tuổi. Một số nhân chứng kể anh uất ức đến mức "chết không nhắm được mắt".
Xin nhận tội nhưng tòa không xét
Cole chắc không phải chết nếu tòa Lubbock cho Johnson, thủ phạm thật, có cơ hội minh oan cho Cole.
Tiếng khóc của Cole trong tù đã làm cho Johnson xúc động nhưng anh ta lẳng lặng đến năm 1995 mới viết một lá thư gửi tòa án Lubbock thú nhận mình chính là thủ phạm hiếp dâm Mallin.
Lúc này vụ án hiếp dâm Mallin đã hết thời hạn truy cứu. Thư thứ nhất không được trả lời, Johnson lại viết lá thư thứ hai gửi tòa yêu cầu được gặp một luật sư để chính thức thú tội một cách hợp pháp nhưng cũng chẳng được hồi đáp.
Tim Cole, người tù oan sai đã được đặt tên cho một đạo luật
Johnson viết thư thứ ba gửi công tố viên Jim Bob Darnell, người đã buộc tội Cole, cũng không được trả lời. Khi Johnson gửi thư nhận tội tới tòa thì Cole còn sống. Sự im lặng của tòa đã khiến Cole phải chết trong tù.
Nhiều năm sau đó, Johnson vẫn còn trong tù và cứ tưởng Cole đã được tha. Chẳng biết bằng cách nào anh ta lần mò ra một địa chỉ mà anh ta nghĩ là của Cole và gửi thư tới địa chỉ đó, trong thư nói rõ chính anh ta là thủ phạm hiếp dâm Mallin.
Mẹ của Cole nhận được thư. Thay vì đem tới tòa Lubbock, gia đình Cole nhờ báo chí gióng tiếng kêu oan. Đến lúc này văn phòng công tố viên Lubbock quyết định thử ADN mẫu tang vật thu được ở hiện trường còn cất giữ để xác định thủ phạm. Kết quả cho thấy Johnson là thủ phạm, Cole vô tội.
Chứng cứ rành rành nhưng Tim Cole đã chết, tòa Lubbock từ chối việc nhận đã kết án sai. Gia đình Cole, báo chí, dư luận... đấu tranh đòi công lý cho Cole.
Mãi đến năm 2009, một thẩm phán của tòa Austin, bang Texas đồng ý tổ chức phiên tòa chính thức giải tội cho Cole. Năm 2010, Thống đốc bang Texas lúc đó là Rich Perry đã chính thức xin lỗi Cole.
Tiếp đó, năm 2012 chính quyền bang Texas và gia đình Cole đã đặt bia tưởng niệm Cole gần bên mộ của anh. Tim Cole trở thành người đầu tiên trong lịch sử bang Texas được chính thức giải tội, được chính quyền bang chính thức xin lỗi sau khi chết và được dựng bia.
Đạo luật Tim Cole
Cái chết của Tim Cole đã thúc đẩy một số thay đổi trong luật pháp của bang Texas nói riêng và nước Mỹ nói chung. Luật bồi thường cho người bị kết án sai, gọi là Luật Tim Cole, ra đời năm 2009, định mức bồi thường tới 80.000 USD (khoảng 1,6 tỉ VNĐ) cho mỗi năm bị tù oan. Ngoài ra người bị tù oan còn được học đại học miễn phí và hưởng một số phúc lợi khác. Mẹ của Tim Cole nhận tiền bồi thường cho những năm Cole bị tù oan, tổng cộng tới 1,06 triệu USD.
Theo hướng hạn chế xử oan người vô tội, quốc hội bang Texas cân nhắc việc thông qua dự luật thành lập Ủy ban mang tên Tim Cole để xem xét lại các vụ xử oan, tìm hiểu điều gì đã khiến tòa lầm lỗi. Công việc của ủy ban này nhằm mục đích tránh cho tòa mắc phải các sai lầm tương tự khi xét xử các vụ án trong tương lai.
Các vụ xét xử oan sai của bang Texas có chiều hướng tăng mạnh trong những năm qua. Kể từ năm 1989, Texas đã phải xin lỗi, bồi thường cả trăm vụ kết án sai, tốn một số tiền lớn của công quỹ và gây bức xúc trong dư luận. Làm thế nào để giảm bớt các vụ xử sai đang là mối quan tâm lớn của chính quyền liên bang và các bang Mỹ.
Theo Xa lộ Pháp luật
'Cơ quan điều tra VN thuộc diện giỏi nhất thế giới' Trao đổi với báo chí bên hành lang QH chiều 6/11, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Nguyễn Đình Quyền nhận định, cơ quan điều tra ở Việt Nam được coi là một trong cơ quan giỏi nhất thế giới do phá án dựa vào nhân dân. Trong vụ oan sai 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn, có người cho rằng...