Ám ảnh da trắng của người TQ có từ 15.000 năm trước
Khác với trào lưu da rám nắng ở châu Âu, làn da trắng sứ đặc biệt được ưa chuộng tại châu Á và dường như biến thành một tiêu chuẩn phải có trong sắc đẹp, đặc biệt là tại Trung Quốc.
Nghiên cứu gần đây cho thấy sự “ám ảnh” với làn da trắng của người Trung Quốc có từ cách đây tới 15.000 năm.
Nghiên cứu toàn cầu này cho thấy người sự thay đổi sắc tố da của người Hán là kết quả của đột biến gen OCA2.
Hai giáo sư Su Bing và Meng Anming đứng đầu nhóm nghiên cứu từ Trung Quốc, châu Âu và Mỹ đã phân tích mẫu gen của hơn 1.000 người và công bố báo cáo trên tạp chí Sinh học phân tử và Tiến hóa. Sự đột biến này xảy ra khi tổ tiên người Hán di cư về phía Bắc từ Tây Nam và Đông Nam Á khoảng 25.000 tới 30.000 năm trước.
Mỹ phẩm làm trắng là công cụ hái ra tiền cho các hãng làm đẹp Trung Quốc
Khu vực phía Bắc thiếu ánh nắng kích thích gen OCA2 hấp thụ nhiều ánh nắng hơn để tránh thiếu vitamin D, giúp con người thích nghi với khí hậu mới. Người bị đột biến có làn da trắng hơn bình thường.
Sự nổi bật khỏi sắc da vàng bình thường cùng các yếu tố văn hóa dần xây dựng nên ý thức khiến đặc điểm này được ưa thích. Người Trung Quốc gọi da rám nắng là “già” cũng như coi việc sở hữu làn da tối màu là do làm việc trên đồng ruộng, đồng nghĩa với tầng lớp thấp.
Tuy nhiên, gen đột biến này cũng có liên quan tới một số bệnh. OCA2 có thể gây ra bạch tạng, viêm mắt cấp tính, hội chứng Algeman, gây khó khăn trong học tập, ám ảnh về ăn uống…vv.
Video đang HOT
Còn người châu Âu có da trắng nhờ vào các gen hoàn toàn khác là SLC24A5 và SLC45A2 kết hợp với các yếu tố khác như chế độ ăn và chọn lọc sinh sản.
Theo_Dân việt
400 người ở "thị trấn chết đói" Syria cần điều trị khẩn
Khoảng 400 người ở thị trấn Madaya đang bị vây hãm tại Syria cần được sơ tán khẩn cấp để điều trị y tế, trưởng phái bộ nhân đạo Liên Hợp Quốc Stephen O'Brien cho hay.
Ông O'Brien đã phát biểu sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức một cuộc họp khẩn để thảo luận về cuộc khủng hoảng tại thị trấn bị phiến quân chiếm đóng gần Damascus.
Trước đó, một đoàn xe cứu trợ chở thực phẩm tới cho 40 nghìn người dân tại thị trấn nơi quân chính phủ đã phong tỏa trong nhiều tháng nay.
Liên Hợp Quốc cho biết đã nhận được các báo cáo tin cậy về việc có những người bị chết đói.
Các đoàn xe tải chở hàng cứu trợ cũng đã cùng lúc tiến vào hai thị trấn bị phiến quân vây hãm ở tỉnh Idlib, phía bắc Syria, theo một thỏa thuận giữa các bên tham chiến.
Tình hình ở Foah và Kefraya cũng được cho là rất khó khăn, ước tính khoảng 20 nghìn người bị mắc kẹt ở đó từ tháng 3 năm ngoái.
Một vài người dân được phép rời khỏi thị trấn Madaya, Syria
Ông O'Brien cho hay một điều phối viên nhân đạo tại bệnh viện ở Madaya nhận thấy khoảng 400 cư dân ở thị trấn này cần được điều trị khẩn cấp.
"Cần sơ tán khẩn cấp những người này để điều trị y tế. Nếu không họ sẽ có nguy cơ mất mạng vì thiếu thực phẩm hoặc các biến chứng bệnh tật khác", ông O'Brien khẳng định.
Một số cư dân đã được phép rời thị trấn và sắp sẵn đồ đạc chờ di tản.
Tổng cộng, khoảng 44 xe tải chở hàng cứu trợ của Liên Hợp Quốc, Hôi Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC), Tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ của Syria và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) từ Damascus đã đến Madaya vào hôm thứ Hai 11.1.
Đoàn xe mang theo thực phẩm và thuốc men, cũng như chăn màn, dụng cụ dựng lều và xà phòng.
Dự kiến các mặt hàng cứu trợ sẽ được phân phát qua đêm.
Pawel Krzysiek, nhân viên của ICRC ở Madaya, cho biết: "Cứ 5 phút người dân lại đến hỏi: "Ông có mang theo đồ ăn và thuốc men không?"
"Một vài người mỉm cười và vẫy tay chào chúng tôi, nhưng nhiều người đang trong tình trạng yếu ớt, đờ đẫn và mệt mỏi".
Ông El Hillo, điều phối viên nhân đạo của Liên Hợp Quốc tại Syria, nói rằng các nhân viên Liên Hợp Quốc đã thấy những trẻ em chết đói trong thị trấn.
Hiba Abdel Rahman, một cư dân 17 tuổi, nói rằng: "15 ngày qua, chúng tôi chỉ ăn súp. Tôi thấy một thanh niên giết mèo rồi đem về nhà và nói với người thân đó là thịt thỏ. Một số người bới thùng rác, những người khác ăn cỏ. Chúng tôi đã xin các chiến binh cho đồ ăn nhưng họ từ chối".
Madaya nằm cách Damascus khoảng 25 cây số về hướng tây bắc và cách biên giới với Lebanon 11 cây số, đã bị quân chính phủ và các đồng minh thuôc phong trào Hezbollah của người Hồi giáo Shia ở Lebanon vây hãm từ đầu tháng 7 năm 2015.
Vị trí của thị trấn Madaya tại Syria
Trong khi đó, 21 xe tải cứu trợ đã tiến vào Foah và Kefraya hôm thứ Hai ngày 11.1. Họ mang theo những mặt hàng thiết yếu như gạo, dầu ăn, bột mì, đường, muối, nước sạch, sữa bột, chăn màn, thuốc men và dụng cụ y tế.
Tổ chức Thầy thuốc không biên giới (MSF) hôm 10.1 cho biết 28 người - trong đó có sáu trẻ em dưới một tuổi - đã chết đói tại Madaya từ ngày 1.12 năm ngoái.
Tuy nhiên, các quan chức Syria và Hezbollah phủ nhận đã có người chết tại thị trấn. "Chính phủ Syria không có chính sách nào để người dân của mình chết đói", AP dẫn lời đại sứ Syria tại Liên Hợp Quốc Bashar Ja"afari.
Các chỉ huy phiến quân cũng bị cáo buộc bán thực phẩm cho người dân Madaya với giá cắt cổ.
Tình trạng phong tỏa rất phổ biến trong cuộc nội chiến tại Syria. Có đến 4,5 triệu người sống ở các vùng khó tiếp cận, trong đó có gần 400 nghìn người đang ở 15 địa điểm bị vây hãm bị thiếu thốn nhu yếu phẩm.
Theo_Dân việt
Tên lửa Mỹ "đi lạc" sang Cuba Loạt tên lửa Hellfire của Mỹ dự định gửi tới châu Âu cho mục đích huấn luyện đã bị gửi nhầm sang Cuba, theo tin từ báo Wall Street Journal. Đây là vụ việc nghiêm trọng nhất từng xảy ra gây nguy cơ thất lạc công nghệ tối mật. Vụ việc xảy ra năm 2014 và mới được báo chí Mỹ phanh phui...