Ám ảnh của nạn nhân vụ đắm tàu ở Cần Giờ
“Cứ chạm tay vào nước lạnh tôi lại thấy cảnh mình và đồng nghiệp chới với giữa biển đêm. Hình ảnh anh em đu bám ở mũi tàu cũng liên tục hiện về trong những giấc ngủ chập chờn”, chị Bình kể về nỗi ám ảnh sau vụ đắm tàu ở Cần Giờ.
Những vết bầm còn hiện rõ trên khuôn mặt của chị Nguyễn Thị Bình. Ảnh: An Nhơn
Trong căn nhà tuềnh toàng ở thị trấn Vàm Láng (Gò Công Đông, Tiền Giang), những bước đi của chị Nguyễn Thị Bình – một trong 21 nạn nhân sóng sót sau vụ đắm tàu ở biển Cần Giờ gần 2 tuần trước – vẫn rất khó nhọc. Toàn thân loang lổ những vết bầm tím do sóng dữ xô đập vào thân tàu, hai bàn chân của người phụ nữ 38 tuổi này cũng chi chít vết thương mà người có kinh nghiệm đi biển cho là bị cá cắn.
Trên chuyến tàu định mệnh hôm 2/8 có 5 phụ nữ thì chỉ 3 người sống sót sau nhiều giờ chống cự với sóng dữ. Chị Bình cho hay, khi xuất viện về nhà, những vết bầm trên thân thể chị càng sưng tấy, da gò má bong tróc, nóng rát rất khó chịu. Trong gần 2 tuần qua, mọi sinh hoạt của chị phải nhờ cả vào mẹ già. “Nỗi đau về thể xác rồi cũng sẽ lành. Nhưng ám ảnh về cái chết của các anh em, cái cảm giác kinh hoàng của đêm đó không biết đến bao giờ mới thôi đeo bám tôi”, chị nói.
Giọng đặc chất Nam bộ của người vùng quê sông nước, chị bảo bản thân biết bơi từ nhỏ và chưa từng sợ hãi với nước nhưng giờ nước làm chị luôn hoảng loạn. “Xem tivi mà thấy cảnh sông nước tôi không dám nhìn. Còn chạm tay vào nước lạnh tôi lại thấy cảnh mình và đồng nghiệp chới với giữa biển đêm”, chị nói. “Đêm xuống tôi rơi vào trạng thái như lúc bị sóng đánh văng ra khỏi tàu, nhìn xung quanh chỉ thấy cảnh tối tăm như rừng U Minh. Hình ảnh anh em đu bám ở mũi tàu cũng liên tục hiện về trong những giấc ngủ chập chờn”.
Mới mấy hôm trước, chị trở lại công ty để gặp mặt những đồng nghiệp còn sống sót sau chuyến đi, có vài lần chị đã “thấy đâu đó hình ảnh những người đã mất”. “Tôi thấy em Sơn, bé Hoàng ngồi trong phòng ăn uống quấn quýt như trước kia. Tôi không biết hình ảnh ấy sẽ đeo bám mình bao lâu, có khi suốt đời”, giọng chị ngậm ngùi.
Video: Ám ảnh của các nạn nhân về con tàu chìm ở Cần Giờ
Trở lại Tiền Giang làm việc sau những ngày liên tục gặp ác mộng, Nguyễn Văn Cương – người giữ chiếc điện thoại duy nhất để gọi cứu hộ khi tàu chìm – cho rằng “đó là liệu pháp giúp vơi bớt nỗi ám ảnh”. “Có lẽ anh em chết oan nên tôi mới liên tục mơ thấy họ về kêu cứu. Trong mơ tôi cũng kêu cứu rất nhiều nhưng tất cả chỉ là tuyệt vọng”, Cương kể.
Video đang HOT
Nam công nhân 25 tuổi quê Hà Tĩnh cho biết, trong đêm đầu sau khi được cứu, cơ thể kiệt sức nhưng anh và nhiều người đã không ngủ được khi chưa biết số phận các đồng nghiệp còn lênh đênh giữa biển khơi. “Từ đó đến nay tôi chưa từng có giấc ngủ ngon, luôn sợ hãi nên phải nhờ hai người bạn đến ở chung”, anh Cương nói.
Nguyễn Văn Hà cho rằng sau khi may mắn sống sót, anh thấy bản thân mình hoàn toàn khác trước. Ảnh: An Nhơn
Với anh Nguyễn Văn Hà – một trong 4 nạn nhân cuối cùng được cứu sống cũng đang sống trong những ngày ám ảnh. Trở lại Tiền Giang sớm nhất để dọn dẹp đồ đạc của người bạn chung phòng Hoàng Trung Biên đã tử nạn, anh Hà mân mê mãi cây đàn guitar mà bạn thường gảy cho mình hát khi rảnh rỗi. Anh bảo mình và Biên xem nhau như anh em. “Dù cố xua đuổi nhưng hình ảnh kinh hãi của vụ tai nạn thường xuyên xuất hiện trong đầu tôi. Nhất là những lúc ở một mình hay khi cố dỗ giấc ngủ, khoảnh khắc vật lộn trên biển suốt 9 tiếng đồng hồ hay hình ảnh của Biên lại hiện về. Nó khiến tôi nhói tim”, Hà nói.
Trong chuyến đi định mệnh hôm đó, Lai Hồng Phúc (30 tuổi, ngụ Hà Nội) là một trong những người không có áo phao được cứu sống. Ngoài thể hình khoẻ mạnh và biết bơi từ nhỏ, anh bảo việc mình vượt qua “cơn giận của thủy thần” còn do số phận may mắn. Dự định sẽ không có mặt trong buổi lễ cầu siêu cho các đồng nghiệp tại công ty ở thị trấn Vàm Láng (Tiền Giang) hôm 13/8, nhưng cuối cùng Phúc đã đổi ý. Anh cùng các đồng nghiệp may mắn thoát nạn đã có mặt từ rất sớm để cầu mong những người xấu số ra đi thanh thản.
“Cũng như những người khác, cứ nhắm mắt vào tôi lại thấy mình đang bị biển đen nhấn chìm. Thật kinh khủng”, Phúc nói.
Lai Hồng Phúc kể về những ám ảnh trong chuyến đi. Ảnh: An Nhơn.
Người thanh niên có nước da rám nắng bảo để không còn liên tưởng đến anh em đã tử vong, anh đã xóa facebook của mình. “Những người chết thì không thể xóa facebook, tôi thì không thể tự hủy kết bạn với họ. Thôi thì đóng facebook mình luôn”. Tuy nhiên, điều đó theo anh cũng chỉ giúp bản thân giảm một phần ám ảnh. Bởi tai họa thảm khốc này in quá sâu trong tâm trí những người sống sót, để nó nguôi ngoai anh và các đồng nghiệp cần rất nhiều thời gian.
Trước đó, tối 2/8, tàu khách H29 chở 30 công nhân, chuyên gia của Công ty sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam từ Gò Công Đông (Tiền Giang) về Vũng Tàu. Khi đi qua sông Soài Rạp (Cần Giờ, TP HCM), tàu được cho là gặp sóng lớn và bị chìm. 21 người được cứu, 9 người tử nạn.
An Nhơn – Dương Vân
Theo VNE
Vụ chìm tàu kinh hoàng: Tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên
Lúc 12h ngày 3/8, một trong chín nạn nhân mất tích đã được tìm thấy. Thi thể nạn nhân này nằm trong ca nô bị lật.
Chị Phạm Thị Thu khóc suốt vì tai nạn quá kinh hoàng
Nạn nhân được tìm thấy là Nông Thị Thiên, sinh năm 1979. Còn ông Lê Văn Chiến, giám đốc Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu cho biết, lực lượng cứu nạn đã đưa ca nô bị nạn nổi lên mặt nước và đang trên đường đưa về Vũng Tàu để điều tra, tìm nguyên nhân.Tại TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), có bảy nạn nhân trong tổng số 21 nạn nhân được cứu được đưa về Bệnh viện Lê Lợi điều trị. Theo ghi nhận của PV, tình trạng sức khỏe nạn nhân ở Vũng Tàu đã ổn định, nhưng tinh thần rất hoảng loạn.
Các nạn nhân được cứu, từ trái qua: anh Châu Vĩnh Khiên, chị Phạm Thị Thu và anh Lai Hồng Phúc
Ông Vũ Ngọc Thảo, giám đốc Sở GTVT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu hỏi thăm sức khỏe, động viên chị Phạm Thi Thu
Ông Jt ohn Heinemann ại phòng hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Lê Lợi
Anh Nguyễn Văn Hà là người bình tĩnh nhất trong số những người được cứu đưa về Vũng Tàu
Vẻ mặt thất thần, hoảng sợ của anh Nguyễn Lê Vinh tại Bệnh viện Lê Lợi
Chị Phạm Thị Thu (22 tuổi- một người được cứu lúc 1h30 sáng 3/8) khóc suốt, nước mắt chảy mãi không ngừng vì sự cố làm chị hoảng loạn và quá sợ. Chị không thể nói được câu nào.Tại bệnh viên Lê Lợi, tuy sức khỏe đã hồi phục, đã ăn được cơm nhưng vẻ mặt của anh Nguyễn Lê Vinh vẫn còn thất thần.Trong vụ chìm ca nô còn có vợ chồng người nước ngoài là ông bà John Heinemann. Ông bà này cùng anh Nguyễn Lê Vinh và Nguyễn Văn Hà - sau khi ca nô chìm đã bơi cùng một nhóm và đến hơn 4h sáng mới được vớt lên.
Sau khi được hồi sức cấp cứu ở khoa Hồi sức, đến trưa 3-8, vợ chồng ông bà John Heinemann đã được chuyển lên khoa nội để điều trị.Hiện các cơ quan chức năng đang tích cực tìm kiếm tám người mất tích còn lại. Khu vực ca nô gặp nạn cách bờ biển Cần Giờ khoảng 20 km, hiện gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh và thời tiết xấu nên việc tìm kiếm cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn,Tin từ lực lượng cứu hộ cho biết hiện khu vực ca nô chìm đang xuất hiện một cơn dông nên việc cứu hộ càng gặp khó khăn hơn.Hiện 13 trong số 14 nạn nhân được cứu đã xuất viện và được gia đình đưa về Tiền Giang. Một nạn nhân còn lại sức khỏe yếu hơn nên được chuyển lên bệnh viện tuyến trên điều trị.
Theo Xahoi
Đẫm nước mắt cầu siêu nạn nhân đắm tàu thảm khốc Từ sáng sớm (14/8), bến Gò Công Đông (Tiền Giang) đã vang lên những tiếng than khóc xé lòng của những người thân, đồng nghiệp các nạn nhân vụ đắm tàu thảm khốc tối 2/8. Buổi lễ có sự tham gia của ban giám đốc cùng đông đảo nhân viên công ty PV Pipe và các chư tăng, thượng tọa chùa Quang Minh...