Ám ảnh của một tử tù trước giờ cận kề cái chết
Nhận bản án tử hình, Dự chẳng thiết ăn uống và đêm nào cũng trằn trọc nhìn ra khoảng không ở khe cửa buồng giam.
Ám ảnh của một tử tù trước giờ cận kề cái chết
Buôn ma túy để đổi đời
Sinh ra và lớn lên tại miền quê nghèo ở huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa), Nguyễn Hữu Dự (40 tuổi) là con út trong gia đình có 7 anh chị em ở xã Cư Ni, huyện Eakar (Đắk Lắk).
Đầu năm 80 thế kỷ trước, Dự theo gia đình di cư vào vùng đất Tây Nguyên đầy nắng, gió để sinh sống. Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, song cha mẹ cố gắng để con cái được ăn học đầy đủ. Thế nhưng, do ham chơi, đua đòi, học đến lớn 5 thì Dự bỏ học. Điều đó khiến gia đình và người thân của anh ta buồn lòng.
Eakar là huyện miền núi tỉnh Đắk Lắk, nơi đây có những đồn điền cao su trải rộng, trù phú, với những người nông dân lam lũ, chịu thương chịu khó. Gia đình Dự được người dân địa phương yêu mến bởi tính cách hòa đồng, thật thà, chất phác. Thế nhưng khác với những thành viên khác, Nguyễn Hữu Dự bộc lộ tính cách ương ngạnh, bất cần.
Quá trình sinh sống tại địa phương, Dự thường xuyên tiếp xúc với đám bạn xấu, những giang hồ, cộm cán xã hội, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Thông qua nhóm bạn này, Dự biết đến một thế giới khác hẳn với nguồn lợi vô cùng lớn do ma túy mang lại. Hoạt động mua bán ma túy diễn ra tấp nập với nhiều thành phần tham gia. Dự nhận thấy, việc mua bán ma túy có thể giúp hắn đổi đời mà không phải lao động cực nhọc.
Thông qua các mối quan hệ, Dự biết khu vực Tây Bắc xa xôi, cách nơi anh ta sinh sống trên 1.000 km có nguồn ma túy phong phú, giao dịch khá dễ dàng. Nhận thấy đây là cơ hội đổi đời, mặc dù đường xa cách trở, hiểm họa rình rập, song Dự quyết tâm thực hiện kế hoạch của mình. Tuy nhiên, trong xã hội nhiều cạm bẫy, việc Dự đi một mình có nguy cơ bị lừa cao, thậm chí có thể đánh đổi tính mạng nếu bị lộ, phát giác.
Sáng 13/7, Nguyễn Hữu Dự đón xe ôtô khách đi Hà Nội. Khi tới bến xe Giáp Bát, Dự gặp một người đàn ông khoe biết với nhiều người Mông ở khu vực xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu (Hòa Bình), có nhiều “hàng trắng”.
Sau khi thỏa thuận xong, Dự và người đàn ông lạ mặt điều khiển xe máy, vượt trên 100 km đến khu vực xã Hang Kia, huyện Mai Châu để mua ma túy. Tại đây, cả 2 gặp một người Mông.
Vốn là chỗ quen biết, nên việc mua bán diễn ra khá thuận lợi. Người đàn ông Mông giao cho Dự 10 bánh heroin. Với bản tính mưu mô, xảo quyệt, để qua mặt lực lượng chức năng, Dự bọc cẩn thận trong túi màu đen, sau đó giấu toàn bộ số ma túy trong cốp xe.
Video đang HOT
Sau đó, kẻ buôn cái chết bình thản điều khiển xe máy về Hà Nội để giao hàng. Hắn tin rằng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lực lượng Công an sẽ không thể phát hiện sự việc. Tuy nhiên, khi đến địa phận xóm Nếp, xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Nguyễn Hữu Dự bị lực lượng chức năng dừng xe kiểm tra hành chính. Lúc này, Dự lập tức bỏ chạy vì bị công an bắt giữ cùng tang vật.
Ngày Nguyễn Hữu Dự ra trước vành móng ngựa, trời đổ mưa rất to. Dự lầm lũi tiến vào phòng xử án trước ánh mắt nghi ngại của mọi người. Bị cáo này đã phải lĩnh án tử hình.
Sám hối
Từ khi bị bắt, đến khi tòa tuyên án tử, Dự hoàn toàn suy sụp. Cái dáng vẻ gầy gò của kẻ phạm tội lại càng trở nên ốm yếu, mệt mỏi. Hắn chẳng thiết ăn uống, đêm nào cũng trằn trọc nhìn ra khoảng không mịt mùng qua khe cửa buồng giam suy nghĩ miên man. Ngày ngủ, đêm thức, thoắt vui rồi lại buồn, nếp ấy đến giờ vẫn chưa thay đổi.
Bằng giọng lơ lớ, hắn rền rĩ: “Đằng nào cũng chết thà chết luôn cho xong. Sống mà biết trước cái chết thì có ích gì”. ã có lúc, hắn định phó thác cho số phận nhưng rồi khát khao được sống lại thôi thúc. Nghe bạn tù khuyên “sống được ngày nào quý ngày ấy, biết đâu được giảm xuống chung thân, sẽ có ngày về”, hắn cũng an lòng phần nào. Nếu không may, hắn cũng chỉ mong được ra đi thanh thản.
Không chỉ một lần hắn đề xuất được viết thư, gửi các cấp có thẩm quyền để được xin chết. Song mong muốn đó không được chấp nhận bởi để thi hành án tử hình phải có quy trình chặt chẽ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngắt quãng trong tiếng nấc nghẹn, Dự ân hận thú nhận: “Em tự làm khổ bản thân, có tội với gia đình. úng lúc các con rất cần bố, vậy mà…”, rồi gục mặt xuống bàn day dứt. Dự cho biết, hắn có 2 người con trai, cháu lớn 15 tuổi, cháu thứ hai lên 10 tuổi. Cả 2 con học hành giỏi giang, ngoan ngoãn. Trước đây, Dự từng là tấm gương để các con soi vào học tập.
Hắn tâm sự với cán bộ quản giáo, “bố mẹ nuôi em khôn lớn, dành biết bao hy vọng, đến khi bố mất, vẫn tin rằng, em là người tốt. Em có tội với bố mẹ, với gia đình rất nhiều. Tới đây, về gặp các cụ ở dưới suối vàng, có lẽ em không dám nhìn mặt mọi người. Nếu còn cơ hội được sống, em sẽ sống tốt để làm gương cho cho con”.
Trung tá Nguyễn Khắc Hùng, Đội trưởng Đội Quản giáo – Trại tạm giam Công an Hòa Bình cho biết, Nguyễn Hữu Dự là một trong số không nhiều tử tù xác định tư tưởng, ngày đêm sám hối để đón nhận cái chết. Sau khi được cán bộ quản giáo động viên, giáo dục, anh ta đã hòa nhã với mọi người, chấp hành mọi quy định của trại, không có biểu hiện tiêu cực, bất mãn. Những lúc hắn bị đau ốm, mệt mỏi đều được cán bộ quản giáo có mặt động viên, chăm sóc tận tình, giúp tử tù này ổn định tư tưởng.
Cơ thể dần hồi phục, bệnh tình thuyên giảm, hắn trở nên gần gũi, cởi mở hơn với các phạm nhân khác, chấp hành tốt hơn các nội quy của trại. Những biểu hiện chống đối cũng giảm dần. Hắn ít la hét, to tiếng hơn. Thậm chí, khi được cán bộ quản giáo cho biết, đang áp dụng thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, nét mặt hắn giãn hẳn ra.
Thời gian dần trôi đi, ngày nhận án không còn xa, song Dự vẫn lạc quan, yêu đời. Tính bản thiện trong con người anh ta đã được thức tỉnh.
Theo Xahoi
Hạn chế đưa người chưa thành niên phạm tội vào vòng tố tụng
Bộ luật Hình sự hiện hành, các chế tài áp dụng đối với người chưa thành niên (NCTN) tương đối đầy đủ, trong đó đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất là phạt tù có thời hạn.
Tuy nhiên NCTN tái phạm vẫn chiếm tỉ lệ cao (theo báo cáo năm 2010 của Bộ Công an là 44%). Thực tế này đang đặt ra yêu cầu về việc xem xét lại cách thức xử lý NCTN phạm tội ở nước ta để bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
NCTN phạm tội đang chủ yếu được xử lý thông qua hệ thống tư pháp hình sự
Những vụ án nghiêm trọng, dã man do NCTN gây ra đơn cử như vụ Lê Văn Luyện, giết người, cướp của vào năm 2011, hay Đào Thu Hương (tức My "Sói"), năm 2010... từng khiến dư luận bàng hoàng và không khỏi ớn lạnh mỗi lần nhắc đến. Thực tế đó chỉ là một phần rất nhỏ trong "làn sóng tội phạm" do NCTN gây ra đang có chiều hướng ngày càng gia tăng.
Thống kê của Bộ Công an cho thấy, trong 5 năm, từ năm 2006 - 2010, tổng số NCTN vi phạm pháp luật đã giảm dần qua từng năm từ 16.446 người năm 2006 xuống còn 12.878 người trong năm 2010. Tuy nhiên, số lượng NCTN thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự lại ngày càng gia tăng. Nếu năm 2006, tỷ lệ NCTN vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự chỉ chiếm 23,9% trên tổng số NCTN vi phạm pháp luật thì năm 2010 tỷ lệ này là 30,9%. Điều đáng lo ngại là độ tuổi của NCTN phạm tội cũng ngày một được "trẻ hóa". Thống kê sơ bộ cho thấy, đa số NCTN vi phạm pháp luật ở độ tuổi 16 đến dưới 18 (chiếm 60%); từ 14 đến 16 tuổi là 32%; dưới 14 tuổi là 8%.
Với các biện pháp xử lý chuyển hướng, NCTN phạm tội sẽ có thêm cơ hội phục thiện. Ảnh: TL
Với những nguyên tắc hết sức cụ thể về xử lý NCTN phạm tội được quy định tại Điều 69 BLHS, Nhà nước luôn thể hiện sự khoan dung và tin tưởng khả năng cải tạo thành người có ích của NCTN phạm tội. Đối với hình phạt tù có thời hạn - hình phạt được xem là nghiêm khắc nhất cũng chỉ áp dụng trong trường hợp thực sự cần thiết khi mà việc áp dụng các biện pháp chế tài khác nhẹ hơn tỏ ra không hiệu quả.
Trong quy định về hình phạt tù có thời hạn đối với NCTN phạm tội theo đánh giá của nhiều chuyên gia pháp luật hình sự vẫn còn nhiều bất cập. Chẳng hạn, NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì hình phạt được áp dụng đối với họ chỉ có thể là phạt tù có thời hạn, mà không có cơ hội được áp dụng các hình phạt không mang tính giam giữ. Bởi lẽ theo quy định của BLHS, NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong khi đó, điều kiện áp dụng hình phạt không tước tự do, cụ thể là các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền và cải tạo không giam giữ chỉ có thể áp dụng đối với NCTN từ đủ 16 tuổi trở lên phạm tội và áp dụng đối với các tội phạm ít nghiêm trọng và một số trường hợp phạm tội nghiêm trọng.
Các chuyên gia pháp luật hình sự cho hay, xu hướng chung trong chính sách xử lý đối với NCTN phạm tội của nhiều nước trên thế giới là ưu tiên áp dụng xử lý chuyển hướng. Việc đưa NCTN vào hệ thống xử lý chính thức chỉ khi không còn cách nào khác để bảo đảm sự an toàn của cộng đồng, do vậy, tỉ lệ NCTN phạm tội được áp dụng xử lý chuyển hướng chiếm tỉ lệ rất cao. Ở Việt Nam, mặc dù khoản 2 Điều 69 BLHS đã có quy định về việc miễn trách nhiệm hình sự đối với NCTN, nhưng đây không phải là xử lý chuyển hướng theo đúng nghĩa và tương đồng với khuyến nghị của quốc tế và của đa số các nước đang áp dụng. Việc xử lý NCTN phạm tội ở Việt Nam chủ yếu vẫn là thông qua hệ thống tư pháp hình sự.
Ưu tiên các biện pháp giáo dục, cải tạo, can thiệp tại cộng đồng
Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, NCTN vi phạm được xử lý thông qua các biện pháp chuyển hướng có xu hướng tái phạm thấp hơn NCTN vi phạm pháp luật bị xét xử tại tòa án. Đối với rất nhiều NCTN, những hình phạt chính thức của pháp luật chỉ góp phần vào việc hình thành bản chất tội phạm của họ.
Khi NCTN bị "gắn mác" là tội phạm chưa thành niên, họ sẽ tiếp thu những thái độ và hành vi tội phạm. Do đó, thay vì giúp NCTN từ bỏ hành vi phạm tội, việc xử phạt chính thức sẽ chỉ củng cố thêm tính cách và hành vi tội phạm của NCTN đó. Điều này giải thích tại sao, pháp luật quốc tế, đặc biệt là các công ước quốc tế về quyền trẻ em khuyến khích CQCA hay các cơ quan khác áp dụng các biện pháp xử lý NCTN vi phạm pháp luật mà không cần viện đến các thủ tục tư pháp, hạn chế đến mức thấp nhất việc xử lý chính thức.
Tuy vậy, tại Việt Nam, do chưa có quy định chính thức liên quan đến các biện pháp xử lý chuyển hướng nên khi NCTN vi phạm pháp luật, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xử lý đúng theo pháp luật và không có lựa chọn để áp dụng các biện pháp không chính thức. Do đó, "bên cạnh việc bổ sung quy định biện pháp thay thế xử lý hình sự vào BLHS (sửa đổi) thì để bảo đảm thực thi quy định này đòi hỏi phải bổ sung vào Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp thay thế xử lý hình sự" - ông Hoàn cho biết.
Góp ý về nội dung này, bà Lê Thị Hòa, Phó Trưởng phòng Pháp luật hình sự, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính (Bộ Tư pháp) cho rằng, cần sửa đổi nguyên tắc tại Khoản 4 Điều 69 BLHS hiện hành theo hướng "khi xét xử, Tòa án ưu tiên áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Bộ luật này".
Đồng thời bổ sung quy định "khi áp dụng hình phạt đối với NCTN phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù, nếu xử phạt tù thì "trong thời gian thích hợp ngắn nhất". Việc sửa đổi, bổ sung những quy định nói trên có ý nghĩa thiết thực cho thẩm phán khi cân nhắc, lựa chọn giữa các chế tài có thể áp dụng đối với NCTN để ưu tiên áp dụng các biện pháp tư pháp và chế tài không tước tự do.
Bên cạnh đó, bà Lê Thị Hòa cũng đề xuất mở rộng khả năng áp dụng các chế tài không tước tự do đối với NCTN phạm tội.
Cụ thể là mở rộng khả năng áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với cả trường hợp NCTN phạm tội nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ; mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ và biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không chỉ áp dụng đối với NCTN từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mà cả với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.
Ngoài ra, đối với hình phạt cải tạo không giam giữ cũng cần cân nhắc mở rộng khả năng áp dụng không chỉ đối với NCTN đang có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng, nhằm tạo chính sách xử lý bình đẳng giữa những người phạm tội.
Ở một góc nhìn khác, GS.TS Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam cũng bày tỏ sự nhất trí với việc bổ sung các quy định và biện pháp thay thế xử lý hình sự đối với NCTN phạm tội và đánh giá đây là một trong những chính sách rất quan trọng, thể hiện ý nghĩa nhân đạo, giáo dục và phù hợp với yêu cầu.
Nhưng theo GS, TS Lê Minh Tâm, áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng cho từng đối tượng như thế nào là rất quan trọng bởi cần phải tính đến thực tế hiện nay là tội phạm vị thành niên đang phát triển rất nhanh cả về quy mô và mức độ.
"Những đối tượng phạm tội nếu chúng ta gộp chung thì sẽ chiếm tỷ lệ cao (vì lứa tuổi 14-16 chiếm rất nhiều). Nhưng trong đấy có những đối tượng rất cụ thể, tính chất hành vi phạm tội nghiêm trọng, dã man.
Với những trường hợp này, chúng ta phải áp dụng chế tài xử phạt nghiêm khắc. Còn đối với rất nhiều đối tượng NCTN khác có khả năng phục thiện và cải tạo tốt thì chúng ta có thể áp dụng những biện pháp thay thế. Do đó, theo tôi cần nghiên cứu, phân hóa rõ với việc áp dụng các biện pháp thay thế đối với đối tượng này" - GS, TS Lê Minh Tâm nhấn mạnh.
Theo Pháp luật Xã hội
Băng cướp giật túi xách, làm gãy chân nghệ sĩ Hồng Vân lĩnh án Sau hơn một năm thực hiện vụ cướp túi xách của nghệ sĩ Hồng Vân làm nạn nhân gãy cổ xương đùi, Trung và đồng bọn phải hầu toà. Băng cướp làm cướp túi xách, làm gãy chân nghệ sĩ Hồng Vân lĩnh án Ngày 21/7, TAND TP HCM đã tuyên phạt bị cáo Đoàn Hoàng Trung (17 tuổi), Dương Hoàng Long (18...