Ám ảnh của kẻ ném con chồng xuống sông
Tiếng gọi chồng khắc khoải của Vũ Thị Duyên Quỳnh được Quỳnh xăm trên tay trong thời gian ở Trại tạm giam Hà Nội.
“Em muốn quỳ xuống chân người mẹ mất con, quỳ xuống mộ đứa trẻ xấu số để tạ tội.” Đó là những gì mà Phạm nhân Vũ Thị Duyên Quỳnh, phạm tội “ném con riêng của chồng xuống sông Hồng vì ghen tuông” trải lòng.
“Hơn 10 năm nay, em bị giày vò bởi nỗi ân hận tột cùng. Mỗi khi đêm về, nhớ nhà, nghĩ đến con gái, em lại muốn khóc mà nước mắt khô rốc trong lòng. Hình ảnh đứa trẻ khóc thét lên trước khi rơi xuống sông Hồng, vẫn từng đêm ùa về ám ảnh em…”. Phạm nhân Vũ Thị Duyên Quỳnh, phạm tội “ném con riêng của chồng xuống sông Hồng vì ghen tuông”, trải lòng với chúng tôi sau song sắt.
Vũ Thị Duyên Quỳnh, người đàn bà tự tước quyền làm mẹ của chính mình.
Nỗi giày vò tâm can của người mẹ kế
Trong một căn phòng nhỏ, dùng để tiếp khách của phân trại số 4 – Trại giam số 5, tôi đã ngồi nói chuyện rất lâu với phạm nhân Vũ Thị Duyên Quỳnh.
Người đàn bà 10 năm trước đã phạm phải tội tày đình. Quỳnh phải lãnh án tử hình vì đã “ném con riêng của chồng xuống sông Hồng vì muốn giành trọn tình cảm của chồng mình”. Nhưng trong thời gian ấy, Quỳnh mới sinh con nhỏ nên được hưởng ân xá từ án tử hình xuống án chung thân. Trước khi gặp Quỳnh, Thượng tá Nguyễn Thị Can, Phó Giám thị Trại giam số 5 nói với tôi: “Từ khi về đây cải tạo, Quỳnh không có mấy người đến thăm gặp. Chị ta sống lặng lẽ hơn những người khác, nên bị nhận xét là lì lợm. Nhưng tôi nghĩ, Quỳnh có nỗi khổ riêng, khó cởi lòng trước mọi người”.
Quỳnh xuất hiện trước tôi với dáng vẻ mảnh khảnh, nước da ngăm đen, không phấn son trang điểm như nhiều phạm nhân nữ khác ở Trại giam số 5. Cái nhan sắc trời cho ngày xưa không còn giữ được bao nhiêu bởi sức tàn phá của thời gian. “Vì những đêm giày vò quay quắt, nỗi nhớ con, nhớ nhà, em thường thức đêm chị ạ”. Một Quỳnh khác hoàn toàn so với hình dung của tôi về mụ dì ghẻ độc ác tột cùng. Chị ta khép nép: “Em chào cán bộ!”. Đợi tôi mời ngồi, Quỳnh mới dám khẽ khàng kéo chiếc ghế ra xa chỗ tôi ngồi và nhẹ nhàng trả lời từng câu hỏi. Quỳnh kiệm lời, hỏi gì nói đấy, chỉ đến khi tôi hỏi đứa con của Quỳnh với người chồng cũ, thì phạm nhân này mới khóc.
Chuyện xảy ra năm 1998. Mới sinh con chưa đầy 3 tháng, Quỳnh đã khủng hoảng tinh thần khi không nhận được sự quan tâm của chồng. Mối nghi hoặc, ghen tuông, bệnh hoạn đã biến chị ta thành mụ dì ghẻ độc ác đến rợn người. Hàng ngày thấy chồng tỏ ý quan tâm chăm sóc đứa con gái riêng mới 4 tuổi, lòng Quỳnh sục sôi cảm giác đố kỵ, ghen ghét. Ả thoắt trở nên khó hiểu, lầm lì và nung nấu một âm mưu độc ác khủng khiếp.
Một buổi chiều, Quỳnh nhờ người trông con, sau đó ả bình tĩnh dắt xe ra ngoài, rủ con của chồng “đi chơi”, rồi ả chở thẳng cô bé lên cầu Thăng Long. Đến giữa cầu, ả trực tiếp ném đứa bé vô tội xuống sông Hồng. Dòng sông ngầu đỏ phù sa ấy đã vô tình cuốn theo một đứa trẻ vô tội… Tiếng thét cuối cùng của đứa bé đã hằn sâu trong óc ả.
Tôi hỏi: “Điều gì khiến Quỳnh sợ nhất trong 12 năm qua?”. Quỳnh cúi xuống nhìn trân trân vào đôi chân trần dưới nền gạch bóng nhoáng. Ả đáp: “Em ân hận, em bị giày vò… Và điều khiến cho em phải chịu đựng lớn nhất là phải sống xa con em. Em tước đi con của người khác mà không nghĩ được rằng, phải xa con, chính là nỗi đau lớn nhất đời của mỗi người mẹ. Giờ thì em đang phải chịu đựng và trả giá”.
Video đang HOT
Tôi nhìn kỹ gương mặt của Quỳnh. Thời gian in hằn trên đôi mắt nâu to tròn và cái nhìn ngơ ngác. Không thể ngờ kẻ có gương mặt khá khả ái này lại có cái tâm độc ác như thế. Quỳnh kể: “Tội ác của em không thể nào dung thứ được, nên em không trông chờ sự tha thứ của mọi người. Vì có con dưới 36 tháng tuổi, nên em mới được tha tội chết, nhưng em lại nghĩ, trời bắt em sống để em phải trả nợ đời”.
Tôi nhớ ngày xử Quỳnh tại Hà Nội, phòng xét xử không đủ để cho tất cả những người quan tâm tham dự, toà án đã phải mắc loa ngoài đường Hai Bà Trưng để đông đảo quần chúng được nghe những diễn biến. Khi tuyên án tử hình Quỳnh, chiếc xe tù chở ả về trại giam Hỏa Lò rời sân tòa án, nhưng tiếng la ó, nguyền rủa của mọi người vẫn không thôi.
Hơn 10 năm, Quỳnh xuất hiện trước tôi, mắt tràn nước, đôi tay đan vào nhau bối rối. Bàn tay phải của Quỳnh xăm chữ “Định ơi!”. Vết mực xăm đã cũ, Quỳnh giải thích thêm: “Em xăm hồi mới bị bắt. để nhớ rằng em đang ôm một mối hận lớn trong lòng. Vì ai? Bởi lẽ gì? Em muốn giữ cho riêng mình thôi, xin phép chị, em không nói ra được”. Thấy tôi dừng lại, nhìn rất lâu vào gương mặt mình, cái nhìn chân thành, chia sẻ, Quỳnh kể tiếp: “Em khắc tên chồng, sợ để khi chết nhỡ không kịp gọi tên anh ấy. Xét cho cùng, dù em là người gây ra tội ác nhưng cũng vì một chữ yêu, chữ ghen, cũng vì anh ấy mà em đã từng tuyệt vọng. Em cũng giống như bao người đàn bà khác, muốn được đáp lại tình yêu như là mình đã dành cho họ. Nhưng tình yêu chính là nguyên nhân đẩy em đến bờ vực của tội ác. Khi chết, em chẳng mang theo được gì, chỉ ôm một mối hận lớn trong lòng, hận đời và hận chính mình”.
Gần 10 năm nay, chồng Quỳnh không đến thăm. “Anh ấy lấy vợ khác rồi chị ạ”. Quỳnh cúi đầu, vài giọt nước mắt rơi xuống. Năm 2003, có một lần duy nhất Định đưa con gái Quỳnh đến thăm mẹ trong trại giam. Từ đó đến nay, không bao giờ ả được gặp con nữa. Nghe nói Định đã lấy vợ, đã sinh con… và con gái Quỳnh được sống trong vòng tay của người phụ nữ gọi là “vợ của Định”. Hình phạt lớn nhất đối với Quỳnh là chỉ được ngắm con qua ảnh. Ả không dám đòi hỏi hơn thế, vì ả biết tội ác của ả đã gây ra không xứng đáng để được gọi là mẹ. “Hình như nhà chồng em không muốn cho cháu gặp em nữa, em có linh cảm như vậy?”- Quỳnh cúi xuống lặng lẽ khóc.
Thoát chết nhờ con
Quỳnh lau nước mắt rồi kể tiếp: “Không ngờ, chính đứa con bé bỏng mà em đã sinh ra, lại đã trở thành người cứu mạng em”. Khi Quỳnh đang chờ thi hành án tử hình, thì Nghị quyết 32/1999/QH10 của Quốc hội ra đời. Theo đó, pháp luật quy định: Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
Năm 2000, Vũ Thị Duyên Quỳnh được chuyển từ Trại tạm giam Hà Nội tới Trại giam số 5 để chấp hành bản án tù chung thân. Năm 2009, do cải tạo tốt, Quỳnh được giảm án xuống 20 năm. Đầu năm 2010, Quỳnh được xét giảm thêm 9 tháng tù. Hi vọng được trở về xã hội vẫn còn, nếu như Quỳnh cải tạo tốt. Nhưng Định đã gửi thư thuyết phục Quỳnh ký vào đơn li hôn. Định cần một người phụ nữ có thể chăm sóc con cái. Anh tha thứ cho Quỳnh và hiểu được lí do phạm tội của ả, có phần lỗi của anh. Quỳnh ký ngay vào lá đơn chồng gửi đến trại, dù trái tim vẫn còn thổn thức gọi tên anh. “Án của em quá dài, em tôn trọng quyết định của anh. Nhưng em từng rơi vào tâm trạng bi quan, chán nản, thậm chí phá phách, gây gổ đánh nhau với phạm nhân trong buồng giam. Em từng muốn chết”.
Tôi chia tay Quỳnh và nhớ mãi nụ cười chua chát, ả nói về tương lai: “Em cũng chẳng nghĩ gì nhiều nữa. Ở trong này, nghĩ nhiều cũng chỉ đến thế thôi, không giải quyết được gì. Giờ em chỉ phấn đấu cải tạo tốt để được trở về sớm. Em muốn quỳ xuống chân người mẹ mất con, quỳ xuống mộ đứa trẻ xấu số để tạ tội. Và em sẽ gặp con gái, chắc khi đó nó đã thành thiếu nữ xinh đẹp? Sẽ xin con tha thứ và chấp nhận em, cho con đọc những lá thư em viết đi cho nó mà không dám gửi vì mặc cảm tội lỗi. Khi biết đứng lên sau vấp ngã, biết gượng dậy mà sống tốt hơn. Em muốn chuộc lại những lỗi lầm bằng sự ân hận, cầu tiến… Có lẽ em sẽ đủ tự tin để cho con mình biết: “Mẹ đã trở về từ cõi chết nhờ con. Mẹ khao khát được sống lương thiện, mong một ngày nhìn thấy con trưởng thành, hãy tha thứ cho người me tội đồ này con ơi!”.
Người đàn bà từng lãnh án tử hình
Tôi có dịp đến trại giam số 5 (Thanh Hóa), dự ngày hội “Tiếng hát tình đời” của các phạm nhân cách đây không lâu. Tôi được “mục sở thị” quãng đời còn lại của những “nữ tặc” từng làm rúng động dư luận bởi tội ác mà họ đã gây ra cho gia đình – xã hội.
Thượng tá Phạm Văn Thân, (Tổng cục 8 – Bộ Công an) đã có gần 20 năm cống hiến sức lực, trí tuệ cho “sự nghiệp giáo dục phạm nhân” từng nói: “Trại giam là một thế giới thu nhỏ, ở đây mọi chuyện xảy ra như ngoài xã hội mà ta đang sống. Nhưng phạm nhân thì đặc biệt hơn chúng ta, họ bị giới hạn quyền tự do. Vì vậy, họ không giúp được ai khác, ngoài việc giúp chính mình thay đổi, nhận thức, sám hối lại quá khứ lỗi lầm. Qua đó, họ buộc phải tự điều chỉnh lại tất cả mọi hành vi, tư duy và lối sống sao cho phù hợp. Giáo dục một người tử tế đã khó, uốn nắn một người từng được xem như “hàng phế phẩm” của xã hội, còn khó hơn bội phần. Để “đánh thức” những tâm hồn trai sạn, u mê, không có cách nào tốt hơn là dùng cái Tâm thiện để cảm hóa họ” – Tôi được kiểm chứng những điều Thượng tá Thân đã nói, thông qua số phận của những phạm nhân mang trọng tội ở trại giam này.
Phạm nhân Tạ Thị Hiển đang chăm sóc các phạm nhân khác.
Hẳn mọi người chưa quên những cái tên như Lã Thị Kim Oanh, từng bị tòa án Hà Nội tuyên phạt bản án tử hình về tội “tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “cố ý làm trái”, tổng hợp hình phạt là tử hình vào năm 2003. Oanh bị phạt bồi thường cho Tổng công ty Vật tư nông nghiệp số tiền chiếm đoạt là gần 71,4 tỉ đồng và 92.659 USD; bồi thường gần 30,4 tỉ đồng và 3.000 USD nữa về hành vi cố ý làm trái. Bản án liên quan đến Oanh, dày cả trăm trang, buộc tội 2 vị thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thời đó, cùng nhiều cán bộ thuộc quyền của Lã Thị. Một thời gian sau, Lã Thị Kim Oanh đã làm đơn đề nghị Chủ tịch nước ân giảm án tử hình. Văn phòng Chủ tịch nước đã chuyển đơn của Oanh tới Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao, yêu cầu xem xét trường hợp tử tù Lã Thị Kim Oanh.
Trên cơ sở quy định của luật pháp và xem xét nhân thân, hoàn cảnh gia đình của tử tù này, hai cơ quan tố tụng đã thống nhất đề nghị Chủ tịch nước ân giảm án tử hình cho Lã Thị Kim Oanh. Thể hiện chính sách khoan hồng của Nhà nước, Chủ tịch nước đã ký quyết định ân giảm cho phạm nhân Lã Thị Kim Oanh từ hình phạt tử hình xuống mức án chung thân.
Thoát chết sau 1 năm bị cùm chân, nằm chờ chết trong phòng biệt giam, Oanh bộc bạch: “Tôi như sống lại một kiếp khác. Kiếp này chắc chắn sẽ trở thành người tử tế, bằng giá nào cũng không hám lợi mà phạm tội…”. Và Oanh đã phải bán tài sản của gia đình để bồi hoàn những thất thoát đã gây ra cho xã hội. Trong khoảng thời gian được đưa về Trại giam số 5 để cải tạo, Lã Thị Kim Oanh đã trở nên khác hẳn. Với nỗi ân hận từ thẳm sâu tâm hồn, người đàn bà từng “hét ra lửa” này bây giờ đã trở thành một “bà lão thợ may” hết sức khéo léo sau song sắt nhà tù.
Cùng phân trại với Lã Thị Kim Oanh, là phạm nhân Tạ Thị Hiển cũng thoát chết nhờ chính sách nhân đạo của Nhà nước. Sau khi bị kết án án tử hình về tội “buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy” Tạ Thị Hiển đã trở về sau những tháng ngày rong ruổi đi đến ngưỡng cửa cuối cùng của cuộc sống. Tạ Thị Hiển tâm sự: “Đứng trước việc cái chết treo lơ lửng trên đầu, không biết mình ra đi lúc nào, tôi như người bị rút hết năng lượng. Bật khóc và sợ hãi tột đỉnh, mỗi khi có tiếng bước chân, tiếng cánh cửa sắt mở ra và mọi người đi đến buồng giam, mở cửa lấy tử tù đi… trả án. Khi ấy chỉ cần biết mình có hy vọng được sống sót, dù là tia hi vọng mỏng mang, tôi cũng phải bấu víu vào đó. Khát khao sống lại, khát khao thoát khỏi chiếc cùm sắt đen đúa dưới chân mình, đến giờ nhớ lại tôi vẫn run lên và ám ảnh kinh hoàng. Ngày tôi viết thư gửi Chủ tịch nước, xin được hưởng ân xá, tôi đã nín thở và thức trắng nhiều đêm liền để chờ đợi. Rồi khoảnh khắc được nhận đặc ân ấy, trở thành là khoảnh khắc hạnh phúc nhất, sung sướng nhất của đời tôi”.
Kể từ khi được sống, đưa về trại cải giam số 5 cải tạo. Tạ Thị Hiển cũng đã trở thành một người hoàn toàn khác. Giã từ biệt danh “người đàn bà gieo cái chết trắng”, Hiển đã luôn nỗ lực phấn đấu hết mình trong các phong trào thi đua, cải tạo dành cho các phạm nhân Trại giam số 5. Bên lề sân khấu “Tiếng hát tình đời” của các phạm nhân, tôi trò chuyện với Hiển, khi đôi tay chị thoăn thoắt chải đầu, bới tóc, trang điểm cho các chị em phạm nhân sắp lên sân khấu biểu diễn. Quan sát từ xa cái vẻ bận rộn tận tụy của Tạ Thị Hiển, Lã Thị Kim Oanh… chúng tôi không khỏi ngạc nhiên. Như Hiển từng nói: “Trong tù, các chị em không bao giờ hỏi về án tích của nhau, mỗi người một tính cách khác nhau, điều kiện, hoàn cảnh gia đình khác nhau… nhưng ở môi trường này, tốt hơn cả là nên sống cho tử tế”.
Theo Gia Đình XH
Thuê hại con chồng giá 150 triệu
Vì mâu thuẫn đất đai với con chồng, người mẹ kế đã thuê người sát hại cậu thanh niên bằng thuốc độc rồi vứt nơi đường vắng.
Sau 22 ngày khẩn trương điều tra truy xét, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an TP Hà Nội phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự - CATP, Công an huyện Sóc Sơn và Công an các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên đã làm rõ vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra tại xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn vào ngày 24/8.
Các đối tượng trong vụ án
Xác chết ở dốc Dây Diều
11h30 ngày 25/8, chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, ở xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, phát hiện xác một người đàn ông ngoài 30 tuổi tại khu vực dốc Dây Diều, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, đã báo cho công an sở tại. Thông tin này được Công an huyện Sóc Sơn cấp báo cho các Phòng Nghiệp vụ Công an TP Hà Nội để phối hợp điều tra làm rõ. Phòng CSĐT tội phạm về TTXH và Phòng Kỹ thuật hình sự - CATP đã tới hiện trường để khám nghiệm tử thi, phát hiện nạn nhân chết trong tình trạng bị đầu độc. Ở mép nạn nhân có chất dịch màu cà phê ứa ra. Tiến hành pháp y tử thi, các lực lượng chức năng được biết nạn nhân chết do bị nhiễm chất Cyanid (Xyanuya).
Trước tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã quyết định thành lập ban chuyên án và giao cho Đại tá Nguyễn Đức Chung, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH làm trưởng ban chuyên án để điều tra, làm rõ hung thủ.
Nhân thân nạn nhân nhanh chóng được xác định là Nguyễn Văn Nhường, SN 1977, quê gốc ở TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; thường trú tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, hiện ở ngách 12/15 ngõ 134 phố Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân. Anh Nhường là nhân viên Phòng Pháp chế và kiểm soát tuân thủ - Ngân hàng Techcombank, trụ sở đóng tại phố Bà Triệu (Hà Nội). Qua công tác khám nghiệm cho thấy nạn nhân chết trong tình trạng bị đầu độc bằng chất Cyanid, nhưng lại không có dấu hiệu bị cướp tài sản.
Mâu thuẫn mẹ kế - con chồng
Lần theo những mối quan hệ của anh Nhường, ban chuyên án được biết nạn nhân có nhiều mối quan hệ bạn bè. Về những mối quan hệ trong gia đình của nạn nhân, cơ quan điều tra nắm được hơn 20 năm về trước, mẹ anh Nhường mất. Một thời gian sau, bố anh Nhường đi bước nữa với một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Chinh, SN 1968, trú tại phường Phú Xá, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1990, bố và người mẹ kế của anh Nhường sinh hạ được một con gái. Mối quan hệ giữa mẹ kế với anh Nhường không có mâu thuẫn gì, cho đến tháng 3/2007, bố đẻ anh Nhường mất. Trước khi bố qua đời, anh Nhường đã làm bản di chúc cho bố ký với nội dung toàn bộ diện tích 2 lô đất, 2 căn nhà cấp 4, 1 gian nhà 3 tầng xây dựng trên diện tích 2 lô đất đó chia đều cho 3 anh em trai của anh Nhường. Di chúc khẳng định đây là tài sản riêng, có trước khi bố anh Nhường kết hôn với bà Chinh. Căn cứ vào bản di chúc thì bà Chinh và con gái không được hưởng tài sản gì và đã phải chuyển đi nơi khác ở. Xuất phát từ việc anh Nhường thảo bản di chúc như vậy đã nảy sinh mâu thuẫn gay gắt với bà Chinh.
Tâm địa ác độc của người mẹ kế
Sau khi tìm hiểu và biết được mâu thuẫn giữa anh Nhường với bà Chinh, ban chuyên án đã tập trung hướng điều tra vào người mẹ kế của nạn nhân. Hiện tại, Chinh cặp kè với một người đàn ông tên là Dương Quang Thái, SN 1970, trú tại xóm Đồi, xã Tân Quang, huyện Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu kỹ mối quan hệ của Thái, cơ quan điều tra được biết đối tượng này quan hệ mật thiết với Nguyễn Sỹ Bắc, SN 1971, ở phường Hùng Vương, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trước và sau hôm anh Nhường bị đầu độc, Chinh, Thái và Bắc có những biểu hiện bất minh. Đi sâu tìm hiểu, ban chuyên án được biết Chinh và Thái giao cho Bắc một khoản tiền lớn để "nhờ" giải quyết một vụ mâu thuẫn trong nội bộ gia đình Chinh...
Ngày 16/9, căn cứ vào những tài liệu thu thập được, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an TP Hà Nội đã phối với Công an tỉnh Vĩnh Phúc triệu tập Nguyễn Sỹ Bắc để đấu tranh. Qua khai thác, Bắc khai đã nhận tiền của Chinh và Thái để thuê Nguyễn Duy Niêm, SN 1980, trú tại An Dương - TP Hải Phòng; Lê Nguyên Trưởng, SN 1985, trú tại huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Đặng Anh Cương, SN 1985, trú tại Cát Hải; Bùi Văn Ninh, SN 1957, trú tại An Dương - đều ở TP Hải Phòng và Trần Quốc Việt, SN 1988, trú tại Cát Hải - TP Hải Phòng, lập kế hoạch hạ độc thủ anh Nhường. Trong các ngày 17 và 18/9, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã phối hợp với Công an các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và TP Hải Phòng thực hiện lệnh bắt khẩn cấp các đối tượng Nguyễn Thị Chinh, Dương Quang Thái, Đặng Anh Cương và Bùi Văn Ninh can tội giết người. Hiện tại, Nguyễn Duy Niêm can tội đánh bạc đã bị Công an tỉnh Vĩnh Phúc bắt tạm giam cách đó vài ngày. Lê Nguyên Trưởng cũng vừa bị Công an huyện Đông Anh bắt tạm giam vì liên quan đến một vụ bắt giữ người trái pháp luật. Đối tượng Trần Quốc Việt hiện đang bỏ trốn.
Lời khai của các đối tượng thể hiện rõ vai trò chủ mưu của Nguyễn Thị Chinh. Tháng 7/2010, Chinh nhờ Thái tìm người theo dõi, tìm ra nơi ở của anh Nhường ở Hà Nội để bắt và đánh trả thù. Thái đã nhờ Bắc thông qua một đối tượng ở huyện Đông Triều - Quảng Ninh, để thuê Niêm, Việt, Trưởng, Cương, Ninh tìm anh bắt anh Nhường với giá 100 triệu đồng. Trong vụ này, Bắc yêu cầu Chinh và Thái phải chi 150 triệu đồng. Tiếp theo, Bắc được Chinh cung cấp 1 tấm ảnh chân dung anh Nhường, có ghi số điện thoại và địa chỉ nơi ở của nạn nhân.
Chinh và Thái yêu cầu Bắc phải tìm được anh Nhường, bắt giữ giao cho Thái tại dốc Dây Diều, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn và Chinh đã đưa trước cho Bắc 50 triệu đồng, thỏa thuận khi xong việc sẽ thanh toán nốt. Đến giữa tháng 8/2010, Chinh đã đưa cho Thái một viên thuốc và 110 triệu đồng nói là thuốc ngủ, phải cho anh Nhường uống thì mới bắt được. Thực chất, Chinh đã rắp tâm sát hại người con riêng của chồng bằng chất độc Cyanid. Ngày 21/8, biết anh Nhường chuẩn bị về quê, Chinh đã điện thoại báo cho Thái biết. Sau đó, Thái báo cho Bắc để hẹn Niêm cùng đồng bọn thực hiện ý đồ thanh toán thù tức cho Chinh. Sáng 24/8, Niêm, Việt, Cương và Trưởng bám theo anh Nhường đến một quán cà phê ở phố Ngô Văn Sở (Hà Nội). Chúng đợi anh Nhường rời quán cà phê, đã tạo cớ, ép anh Nhường lên xe taxi.
Khi xe chạy qua Trạm thu phí cầu Thăng Long (hướng Sóc Sơn), Việt đã lấy viên thuốc của Chinh đưa, bẻ làm đôi nhét vào chai nước lọc ép anh Nhường uống, nhưng không được. Đến đoạn đường 35, địa phận xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Trưởng, Niêm và Cương đã khống chế anh Nhường, đổ chai nước pha sẵn nửa viên thuốc độc vào miệng nạn nhân. 30 giây sau, anh Nhường không cử động được, người mềm nhũn, hai bên mép tràn dịch màu cà phê. Ngay sau đó, Niêm cùng đồng bọn hất xác anh Nhường xuống vệ đường ở khu vực dốc Dây Diều, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn theo chỉ đạo của Thái qua điện thoại di động, rồi về thị xã Vĩnh Yên thanh toán nốt số tiền Chinh và Thái thuê.
Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội phối hợp với công an nhiều tỉnh, thành phố đã làm rõ 8 đối tượng liên quan, bắt 7 đối tượng và đang khẩn trương truy bắt đối tượng Trần Quốc Việt còn đang bỏ trốn. Ai biết đối tượng Việt trốn tại đâu, đề nghị báo ngay cho Đội Điều tra trọng án, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an TP Hà Nội (ĐC: Số 7 phố Thiền Quang, quận Hai Bà Trưng; ĐT: 0.439.396.451).
Theo An Ninh Thủ Đô
Chuyện người mẹ giết chết 3 con Một nữ phạm nhân đón con tan lớp. Tại trại giam Xuân Nguyên (Hải Phòng), tôi tình cờ gặp lại người đàn bà đã ra tay giết hại 3 đứa con đẻ của mình hơn 7 năm truớc. Hồi đó, tôi có mặt trong đám tang của những đứa trẻ xấu số. Vụ án kinh hoàng đó đã làm rung động miền quê...