Ám ảnh chuyện ma cà rồng rình rập hút máu người ở Lai Châu
Nhiều người dân ở Lai Châu tin rằng: Khi màn đêm buông xuống, ma cà rồng lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm, rình rập hút máu người…
Giáp mặt ma cà cồng
Những lời đồn thổi về ma cà rồng hút máu người ở thị xã Lai Châu càng làm cho câu chuyện trở nên huyền bí. Ngồi quán nước, hay cà phê, thậm chí vào tận bản xa, những lời nhóm người thầm thì bàn tán về những chuyện nghe rợn người.
Đã có nhiều người xác nhận từng giáp mặt ma cà rồng. Song hình dáng nó thế nào thì ú ớ không nói ra được, nhưng họ kể như in mang đậm sắc liêu trai “đêm đêm chúng biến thành những hình thù kì quái, ghê rợn. Những bóng sáng xanh chập chờn lang thang khắp nơi chỉ để tìm xác người mới chết để ăn. Bản tôi đã thành thông lệ, người dân nơi đây đêm xuống là cửa đóng then cài, hạn chế không ra đường bởi lẽ có thể bị ma cà rồng tấn công”- ông Lò Văn Thái, ở bản Pờ Mã Hồ, xã ma Ly Pho, huyện Phong Thổ, Lai Châu hoang mang.
Nhiều người cho rằng lửa sẽ làm ma cà rồng sợ nên đi đêm họ thường đốt bó đuốc thật to
Bản nhỏ Pờ Mã Hồ lọt thỏm giữa một thung lũng mây bảng lảng. Buổi tối ở đây thường bắt đầu từ sớm, bởi ngay sau khi ánh nắng mặt trời tắt, bóng đêm hút hết anh sáng ban ngày là người dân đã ăn uống để rồi cửa đóng then cài.
Video đang HOT
Khi chúng tôi đến nơi cũng là lúc màn đêm đã trùm lấy những nếp nhà nơi đây. Cơn mưa mùa đông bỗng chốc đổ sầm sập xuống đầu càng khiến cái xóm này thêm phần heo hút. Lác đác đâu đó vài hộ dân đã lên đèn.
“ Ai đấy, có việc gì thì sáng mai hãy đến”, giọng một người phụ nữ ở trong nhà nói vọng ra. “Chị cho chúng tôi hỏi thăm nhà ông Kiên làm thầy cúng ở đâu nhỉ“. Câu hỏi không có lời đáp mà chỉ có tiếng xua đuổi như đuổi tà ma. Thuyết phục mãi mà gia chủ không chịu mở cửa. Họ thoái thác là không biết nên chúng tôi tự mò đường đi. Vượt qua mấy con ngõ nhỏ quanh co tối như hút nút mà không tìm thấy đường ra.
Mưa mỗi lúc một nặng hạt, chúng tôi đành ghé vào hiên nhà trú mưa. Thấy có tiếng động trước cửa nhà, một ông lão móm răng ho lụ khụ ngó đầu ra cửa kiểm tra. Thấy 3 bóng người trùm áo mưa kín mít, cụ sập cửa đánh rầm. Thái độ sợ sệt khi đêm xuống của người dân nơi đây khiến tôi đi hết từ bất ngờ này cho đến ngạc nhiên khác.
Cuối cùng cũng biết gia chủ là cụ Cao, người dân tộc Kinh ở Thái Bình, lên đây khai phá, làm ăn từ mấy đời nay. Những lời đồn đoán, hư thực về ma cà rồng đã làm cho sự cảnh giác cao độ lên đến đỉnh điểm ở xã Ma Ly Pho.
Khi có tiếng động người dân kiểm tra bẫy xem có phải ma cà rồng bị mắc bẫy không
Cấm bản khi bóng đêm phủ xuống núi
Ông Cao kể, lần đầu lên đây chơi, nghe mọi người nói chuyện ma mãnh, ông chỉ cười, tưởng người dân nói chuyện để làm quà. Sau một thời gian ở cái xóm nhỏ này, từ hoài nghi ông đã tin là có ma cà rồng thật.
Bởi lẽ trẻ em ở nơi này, nhiều đứa bị ma cà rồng hút máu. Ông trực tiếp nhìn thấy từng vết răng trên người của đứa trẻ. Rồi nơi này nhà nào cũng có mẹo để “chống” ma cà rồng. Đêm xuống là ông cấm không cho 2 đứa trẻ ra ngoài vì sợ ma cà rồng hại.
Những câu chuyện đầy chất liêu trai đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây. “Lạ lắm các anh à. Tất cả những cái bẫy mà bà con làm ra để xua đuổi ma cà rồng là thật. Họ còn có một loại cây trồng ngoài vườn nhằm đuổi ma cà rồng”, ông Cao quả quyết.
Ban ngày bản nhỏ bình yên, nhưng đêm xuống nỗi hoang mang phủ trùm kín bản
Ông Lý Trọng Vinh, Trưởng khu phố 1 nằm ở giữa xóm trung tâm thị xã Lai Châu cho biết: “Tôi chưa từng gặp ma cà rồng nhưng thấy người ta nói rất nhiều. Chẳng hiểu nó biến hóa khôn lường đến đâu mà người dân ai cũng hoảng hốt thế”. Ông Vinh chợt nhớ, có lần bà vợ về kể lần đầu tiên nhìn thấy ma cà rồng nhưng hỏi nó thế nào thì bà cũng chẳng nói rõ được.
Người già từ thị xã Lai Châu đến huyện Phong Thổ đều cho rằng, những nơi đó là vùng đất chứa đầy huyền tích và có rất nhiều ma cà rồng. Cho dù có tin hay không tin nhưng nỗi ám ảnh, hoang mang rộng khắp bản, vì thế nhà nào cũng cài đặt bẫy để diệt ma cà rồng.
(Còn nữa)
Theo soha
"Ngủ mèo" nên duyên chồng vợ
Ở đại ngàn này, con trai, con gái Chơ Ro hễ đủ tuổi 15 là được phép "ngủ mèo" để tìm hiểu nhau trước khi nên vợ nên chồng.
Luật tục từ xa xưa đã quy định tục "ngủ mèo" rất nghiêm ngặt để đảm bảo chế độ một vợ, một chồng và nếu ai vi phạm sẽ bị phạt rất nặng.
"Ngủ mèo" chính là một nét đẹp văn hóa trong phong tục hôn nhân của buôn ấp để dạy cho đôi trẻ khi đã đến với nhau phải gắn bó đến trọn đời..." - già Mười Biên ở ấp Lý Lịch (xã Phủ Lý, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) cho biết.
Dạy con trai, con gái phải tuân thủ theo những định chế tập tục của buôn ấp ngay từ thuở thiếu thời là điều mà đồng bào Chơ Ro rất quan tâm. Theo quy định, thanh niên Chơ Ro khác dòng họ đến tuổi cập kê được tự do tìm hiểu, hẹn hò với nhau. Để chọn bạn đời, người con gái Chơ Ro ngày trước thường nhắm tới những chàng trai khỏe mạnh, giỏi săn bắn, biết làm nương rẫy, còn các chàng trai cũng tìm những cô xinh xắn, khéo tay, thêu thùa hay, bếp núc giỏi.
Khi tình cảm hai phía đã đến độ đắm say, dây duyên đã rõ ràng và có ý muốn kết thành vợ chồng thì chàng trai mới chủ động hẹn, cô gái nhận lời cùng "ngủ mèo" để tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về nhau. Khi màn đêm buông, chàng trai đi "ngủ mèo" tại nhà người yêu sẽ mang theo một cây đòn và một roi mây. Với người Chơ Ro, chiếc roi mây vừa có tác dụng làm tín hiệu cho cô gái, vừa là vũ khí tự vệ của các chàng trai khi đi trong đêm tối để xua các loài thú dữ...
Những cô gái và chàng trai Chơ Ro
Đứng ở dưới sàn, chàng trai dùng cây đòn gõ nhẹ lên vị trí buồng nằm, đồng thời đưa roi mây qua khe báo hiệu cho cô gái. Nếu thời điểm thích hợp, cô gái sẽ nắm roi mây rung để báo cho người yêu trèo lên... Lên nhà rồi, chàng trai sẽ dùng chiếc đòn mang theo, đặt xuống sàn và đi trên chiếc đòn này. Đây là nghi thức để tránh làm các thành viên khác trong nhà thức giấc dù cha mẹ cô gái có thể biết, nhưng họ làm ngơ vì tin vào sự lựa chọn của con mình và cho đó là theo ý Giàng.
Trong thời gian "ngủ mèo", chàng trai không được phép ngủ đến sáng mà phải ra về trước khi mọi người trong nhà cô gái thức giấc và theo luật tục thì họ chỉ chấp nhận cho anh ta "ngủ mèo" nhiều nhất là 3 lần. Sau đêm thứ ba, chàng trai phải chủ động đến trình diện bố mẹ cô gái và xin phép được cưới.
Nếu khi ấy chàng trai không xin phép để gia đình nhà mình sang bàn chuyện cưới hỏi thì nhà cô gái có quyền giữ lại rồi cử người đến nhà chàng trai đánh tiếng tế nhị rằng: "Chuồng nhà tôi hiện đang giữ một con trâu nhà ai bị lạc. Gia đình bên này thử sang xem có phải của nhà mình không?". Chỉ cần nghe vậy, nhà chàng trai đã phải hiểu vấn đề rồi nhanh chóng cắt đặt người đại diện mang rượu qua nhà cô gái để đáp lời "nhận trâu" và bàn các thủ tục cho đôi trẻ cưới nhau...
Theo 24h
Gặp ông già "người rừng" ở Tuyên Quang Đến xã Thổ Bình (Lâm Bình, Tuyên Quang) tôi nghe người dân kể về những lần đi vào rừng già tìm trâu, họ thường thấy một ông già "ăn lông ở lỗ, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường". Một đồn mười, mười đồn trăm, những lời kể về "người rừng" cứ như trong truyền thuyết, đầy bí ẩn đã lôi cuốn...