Ám ảnh 4 cảnh nóng “trái đạo đức” hại cả đời diễn viên: Người bị cả nước tẩy chay đến mức phải bỏ xứ, người tự tử vì đớn đau
Hội mỹ nhân này đã phải trả giá kinh hoàng sau khi đóng cảnh nóng, khốn đốn đủ đường từ sự nghiệp đến đời sống tình cảm.
Nghề diễn viên quả thật là “làm dâu trăm họ”, không phải vai diễn nào cũng được lòng thiên hạ, và càng xả thân phim nhạy cảm thì càng gây tranh cãi. Nhất là khi nhìn vào cuộc đời của hội mỹ nhân cảnh nóng. Ai cũng có tài năng nhất định, thậm chí còn diễn xuất xuất thần mà vô tình bị hủy hoại bởi cảnh phim 18 . Vậy mới nói: chọn sai kịch bản một li, đi một dặm… Cùng xem lại 4 trường hợp sau đây để thấy cảnh nóng để đời ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống.
Vương Quốc Nhục Cảm: Nữ chính tha hương rồi qua đời trong cô độc, lận đận cả đời chỉ vì danh hiệu “nữ hoàng cảnh nóng”
Câu chuyện tình yêu trong In the Realms of Senses (Vương Quốc Dục Cảm) vẫn luôn gây tranh cãi, miêu tả đời sống tình dục trần trụi giữa ông chủ Ishida (Tatsuya Fuji) và cô hầu Sada (Eiko Matsuda). Năm 1976, bộ phim làm cả Nhật Bản rúng động khi là phim điện ảnh đầu tiên có cảnh “giường chiếu” thật 100%, khiến ai nấy choáng ngợp với số lượng cảnh nóng nhiều đến chóng mặt. Phim cũng bao gồm nhiều phân đoạn hở bạo từ trên xuống dưới, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp diễn viên chính.
Vì tự mình thực hiện cảnh nóng mà nữ diễn viên Eiko Matsuda nhận kết đắng, bị hủy hoại nặng nề về sự nghiệp
Vương Quốc Dục Cảm từng bị cấm chiếu ở nhiều nơi, buộc nữ chính Eiko Matsuda phải lang bạt ở nước ngoài suốt 20 năm. Dù tiếp tục sự nghiệp đóng phim xong Eiko Matsuda vẫn gắn liền với thể loại 18 . Từ một ngôi sao trẻ triển vọng, cô bỗng nhiên bị tẩy chay nặng nề bởi khán giả Nhật Bản, cuối cùng qua đời vì bệnh tật ở nơi đất khách.
Last Tango In Paris: Cảnh cưỡng hiệp có thật làm diễn viên sang chấn tâm lý, tự tử hụt nhiều lần trước khi mắc bệnh nan y
Năm 1972, nữ diễn viên 19 tuổi Maria Schneider được đóng chính trong phim Last Tango In Paris, sánh vai bên cạnh tài tử Marlon Brando mà không ngờ đến kết cục thảm khốc. Cụ thể thì ở phân cảnh “ân ái” nọ, Maria Schneider không được biết trước nội dung kịch bản nên chẳng khác gì bị đồng nghiệp cưỡng hiếp. Tiếc là nữ diễn viên khi ấy còn quá non trẻ, buộc phải im lặng để duy trì mối quan hệ trong Hollywood.
Video đang HOT
Đến tận năm 2007, Maria Schneider mới tự tin lên tiếng: “Lẽ ra tôi nên gọi cho người đại diện hoặc nhờ luật sư đến phim trường can thiệp. Bởi họ không thể ép tôi làm điều gì đó không có trong kịch bản… Tôi đã khóc rất nhiều. Tôi cảm thấy bị sỉ nhục và thành thật mà nói, cảnh phim ấy tôi bị cưỡng hiếp, bởi cả bạn diễn Marlon Brando và đạo diễn Bertolucci. Sau cảnh quay, chẳng ai an ủi hay xin lỗi tôi.”
Cảnh phim 18 mà Maria Schneider không biết trước
Theo Maria Schneider, trải nghiệm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân. Cô bắt đầu vật lộn với chứng trầm cảm, nhiều lần tự tử hụt và suýt trở thành con nghiện ma túy. Sau này, cả sự nghiệp lẫn đời sống tình cảm của Maria Schneider cũng không mấy êm đẹp. Năm 2011, cô qua đời ở tuổi 58 vì bệnh ung thư vú.
Ecstacy: Thiên tài khoa học trót đóng phim 18 nên mang danh “bom sex”, trượt dài thê thảm từ tình cảm đến sự nghiệp
Với số lượng cảnh nóng táo bạo, phim Ecstasy đã đưa cuộc đời nữ chính Hedy Lamarr sang trang, biến bà trở thành nữ diễn viên Hollywood đầu tiên khỏa thân trên phim. Thế nhưng, bên cạnh danh xưng “bom sex” đầu đời thì ít ai biết Hedy Lamarr là thiên tài khoa học công nghệ.
Hedy Lamarr khỏa thân 100% trong Ecstasy
Năm 1942, Hedy Lamarr và nhà soạn nhạc George Antheil cùng được cấp bằng sáng chế cho hệ thống thông tin điều khiển bằng sóng vô tuyến, tiền thân cho định vị GPS, Bluetooth, WiFi… Tiếc là nữ diễn viên không đi theo con đường khoa học sáng chế này mà ở lại Hollywood, nơi chứng kiến hàng loạt vai diễn sexy không kém.
Hedy Lamarr có tri thức đáng nể nhưng lại bị Hollywood đóng khung hình tượng lẳng lơ, hiếm khi nào được giới chuyên môn đánh giá cao
Về đời tư, Hedy Lamarr không vẹn tròn khi trải qua 5 đời chồng, 5 lần ly hôn trước tuổi 35. Năm 1966, bà bị bắt ở Los Angeles vì tội ăn cắp vặt. Tội danh tương tự tiếp tục tái diễn vào năm 1991 ở Florida, với diễn biến nặng hơn khi giá trị ăn cắp lên tới 21 nghìn USD. Bởi vậy, nữ minh tinh gần như sống cô độc ở tuổi xế chiều, bà mắc bệnh tim nặng rồi qua đời vào ngày 19/1/2000, thọ 85 tuổi.
Straw Dogs: Phẫn nộ với cảnh cổ xúy hiếp dâm, gây sốc thế nào mà nữ chính bị khán giả quay mặt?
Kể từ khi ra mắt vào năm 1971, bộ phim Straw Dogs đã bị dư luận chỉ trích không ngừng vì cảnh nóng trái luân thường đạo lý. Trong đó, phim miêu tả một người phụ nữ bị hiếp dâm mạnh bạo xong lấy làm… sung sướng, chẳng khác nào lãng mạn hóa tội phạm cưỡng hiếp.
Sau cảnh phim kỳ quặc này, nữ chính Susan George bị khán giả phê phán không thôi. Cả giới phê bình lẫn khán giả đều gọi nữ diễn viên nóng bỏng là “cuồng dâm”, khiến sự nghiệp sau này khó phát triển, hầu như gắn liền với hình ảnh gợi dục, không mấy khác biệt so với thể loại phim người lớn.
Đóng cảnh bị hiếp thô bạo nhưng lại tỏ ra "sung sướng", nữ diễn viên này khiến phim bị cấm ngay lập tức, khổ sở vì danh hiệu "cuồng dâm"
Được đề cử cả Oscar, bộ phim này vẫn làm nổ ra tranh cãi kịch liệt do thái độ "sung sướng, gợi dục" của nữ chính trong cảnh hiếp dâm.
Một trong những bộ phim gây tranh cãi nhất trên thế giới chính là Straw Dogs (Chó Rơm), ra mắt năm 1971. Đến từ đạo diễn Sam Peckinpah, bộ phim giật gân này khiến nhiều người hãi hùng không bởi tính bạo lực hay nhạy cảm, mà bởi hai phân đoạn hiếp dâm gây ám ảnh và làm nổ ra tranh cãi do tính gợi cảm.
Straw Dogs kể về một người đàn ông trả thù cả ngôi làng sau khi họ cưỡng bức Amy - vợ của anh ta. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý chính là dường như Amy cũng... thích thú và sung sướng khi bị xâm hại.
Trong phân đoạn cưỡng bức kéo dài của Straw Dogs, chồng của nữ chính đi vắng, để lại người vợ "yếu liễu đào tơ" trong nhà. Lúc này, những gã đàn ông đểu giả bắt đầu mò đến nhà cô và giở trò đồi bại. Nữ chính Amy ban đầu có vẻ giằng co và chống cự, sau đó cũng sung sướng và đê mê trong vọng dục. Thậm chí, cô bắt đầu ôm ấp, hôn hít kẻ cưỡng bức mình một cách nồng nhiệt. Sau khi Amy bị cưỡng bức, một người đàn ông nữa bước vào nhà với khẩu súng, tiếp tục làm nhục cô thêm một lần nữa.
Hành động vừa chống cự, vừa sung sướng và chủ động hôn hít kẻ đồi bại của nữ chính khiến khán giả cho rằng bộ phim đang cổ xúy cưỡng bức
Cách bộ phim miêu tả cảnh cưỡng bức này cũng bị chỉ trích là bị "gợi dục hóa", với nhiều góc máy đặc tả cơ thể gợi cảm của nữ chính, cùng những tiếng rên đầy khiêu khích của cô. Những hành động chống cự của nhân vật nữ nhanh chóng biến mất, thay vào đó sự thích thú và sung sướng. Dẫu vậy, về sau trong phim, nhân vật Amy được miêu tả là vẫn còn bị "sang chấn tâm lý" sau thảm kịch xảy ra với mình.
Phản ứng của nữ diễn viên Susan George trong cảnh phim này gây tranh cãi tột độ
Nữ diễn viên thủ vai Amy là Susan George có sự nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi Straw Dogs. Các vai diễn của bà đều mang tính gợi dục cao. Sự nghiệp của bà bị biên kịch Leslie Halliwell nổi tiếng miêu tả là "cuồng dâm", cho thấy hình ảnh của nữ diễn viên xinh đẹp trong mắt công chúng lúc bấy giờ.
Mặc dù là một tác phẩm gây tranh cãi, Straw Dogs được coi là một trong số những phim hay nhất của đạo diễn Sam Peckinpah, được đề cử Oscar ở hạng mục Nhạc phim xuất sắc nhất.
Khi ra mắt năm 1971, Straw Dogs bị chỉ trích với lý do "ca ngợi" cưỡng bức, với hình ảnh người phụ nữ trong phim được miêu tả dễ gây hiểu lầm. Phần bạo lực về sau trong phim cũng bị chỉ trích do quá man rợn và có thể tạo ra ảnh hưởng tiêu cực tới khán giả sau khi xem. Các diễn viên quần chúng của phim - đa số đều là người dân sống tại bối cảnh làng St Buryan, cũng cảm thấy phẫn nộ vì họ không ngờ rằng, họ đã tham gia vào một bộ phim có góc nhìn bệnh hoạn đến thế.
Tại Vương quốc Anh, Straw Dogs bị cấm được lưu hành trên băng đĩa bởi Hội đồng kiểm duyệt phim cho tới năm 2002, nhưng vẫn được chiếu tại rạp với nhãn X. Một số phiên bản phim bị cắt, sửa được phép chiếu rạp tại Anh và Mỹ, tuy nhiên khiến khán giả không khỏi quan ngại.
Vì cảnh cưỡng hiếp hở 100% kéo dài 30 phút, bộ phim "báo thù" này bị cấm khắp thế giới: Nữ chính đánh đổi điều gì mà được khen hết lời? Na Uy, Đức, Canada và nhiều nước khác đều đã cấm bộ phim này vì phân cảnh 1 cô gái bị cưỡng hiếp bởi 4 người đàn ông quá đáng sợ. Một trong những tác phẩm điện ảnh nặng nề về tình dục và gây tranh cãi nhất của Hollywood chính là I Spit On Your Grave. Ra mắt năm 1978, tác phẩm...