“Alo alo, hỗ trợ cấp cứu bệnh nhân nguy kịch… Chuẩn bị ép tim”
Những giọt mồ hôi hiện rõ đằng sau những tấm chắn giọt bắn, BS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và đồng đội không giấu được nụ cười hạnh phúc sau khi giành giật thành công hơi thở cho 2 ca nguy kịch.
Nghẹt thở khoảnh khắc “giật” hơi thở cho người bệnh
Bên trong nhà N4 – một trong những khu điều trị hồi sức cho người bệnh COVID-19 nguy kịch của Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc BVHữu nghị Việt Đức đặt tại BV Dã chiến số 13 (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) âm thanh thiết bị đo chỉ số sinh tồn của bệnh nhân xen kẽ tiếng bộ đàm vang khắp khu nhà. Đó là “mệnh lệnh” tập hợp nhân sự của bác sĩ phụ trách khu điều trị được kết nối liên tục để kịp thời xử lý mọi tình huống nhanh nhất.
Cận cảnh ca ép tim giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19 chuyển biến nguy kịch.
“Alo, alo, hỗ trợ cấp cứu bệnh nhân nguy kịch…”, trong nháy mắt, 2 “team” bác sĩ tập trung 2 giường bệnh ở một góc giữa khu nhà N4. Đó là 2 bệnh nhân nằm tại giường G43 và G46 đang diễn biến rất nguy kịch. Trên màn hình chiếc máy hiện các chỉ số nhịp tim, SPO2, đường mạch… cũng bắt đầu “đi ngang”.
Giọng bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Trung tâm Gây mê Hồi sức (BV Việt Đức) vang lên rành rọt: “Chuẩn bị ép tim…”.
Không khí căng thẳng đến nghẹt thở, cả bác sĩ có mặt, mỗi người một vai trò, trong phút chốc, những chỉ số mạch, SPO2, huyết áp… chuyển từ màu đỏ, thành vàng và xanh… Tất cả thở phào nhẹ nhõm.
Những giọt mồ hôi hiện rõ đằng sau những tấm chắn giọt bắn, BS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và đồng đội không giấu được nụ cười hạnh phúc.
Trong gang tấc xử trí, kíp trực đã thở phào nhẹ nhõm khi các chỉ số sinh tồn đã trở về như ban đầu.
Chia sẻ với chúng tôi ngay khi các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân hồi phục, BS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh cho biết: “Bệnh nhân giường G43 còn rất trẻ, bị COVID-19 trên nền viêm cơ tim cấp, mới nhập viện được một hôm. Khi nhập viện, bệnh nhân vẫn đáp ứng với thở oxy dòng cao HFNC nhưng đến hôm nay diễn biến rất nhanh. Trước khi cấp cứu khoảng 30 phút, bệnh nhân khó thở. Chúng tôi đã nỗ lực thở máy không xâm nhập nhưng không đáp ứng. Do đó, chúng tôi phải quyết định đặt ống thở sớm cho bệnh nhân”.
BS Hạnh giải thích thêm: “Trên những tổn thương tim phổi nặng thì việc ép tim sẽ không được hiệu quả cao nhưng bệnh nhân ở giường G43 vừa mới tổn thương, trẻ tuổi nên vẫn còn cơ hội. Hơn nữa, bệnh nhân G43 chưa phải dừng tim, mà tim bắt đầu đập yếu. Thời điểm đó, ép tim mang tính chất hỗ trợ nên sẽ có tác dụng tốt, nên bệnh nhân đáp ứng tốt. Với bệnh nhân này, nếu không ép, thì tim bệnh nhân sẽ đập kém đi và sẽ ngừng, mà khi đã ngừng thì cơ hội để tim đập tiếp rất thấp”.
BS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh không giấu được niềm hạnh phúc khi sự sống hồi sinh.
“Bệnh nhân tại giường G46 điều trị ở đây đã được hơn 10 ngày, tình trạng viêm phổi nặng tăng lên. Do tổn thương phổi cũng đang trên đà xấu đi rất nhanh. Chúng tôi đã cấp cứu thở, bệnh nhân rất hợp tác nhưng do tổn thương phổi rất nặng nên đáp ứng kém”, BS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh cho hay.
Căng mắt dõi theo hơn 50 “nhịp thở”
Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 của BV Việt Đức (BV dã chiến số 13) có 5 khu nhà điều trị là N4, N5, N6, N7, N8 tương ứng với khu điều trị bệnh nhân nguy kịch, nặng đến nhẹ và đủ điều kiện xuất viện.
Bên trong nhà N4 của Trung tâm này có hơn 50 giường bệnh, được chia thành 2 dãy, xếp lần lượt ở hai bên tường của khu điều trị, bên cạnh được gắn các thiết bị trợ thở, cùng âm thanh phát ra không có điểm nghỉ.
Toàn cảnh khu nhà N4 – nơi đang điều trị tích cực hơn 50 bệnh nhân COVID-19 nguy kịch.
Kíp trực hôm nay của BS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh có gần 10 thành viên, bao gồm cả điều dưỡng viên. Tất cả đều căng mắt dõi theo các chỉ số hiện trên màn hình hệ thống máy đo chỉ số sinh tồn, HFNC hoặc ECMO ở hơn 50 giường bệnh. Thỉnh thoảng, bác sĩ và điều dưỡng lại thay phiên nhau lấy các mẫu xét nghiệm cho bệnh nhân.
Khoảnh khắc bệnh nhân trở nguy kịch, không chỉ riêng bác sĩ Hạnh mà cả đồng đội, có lẽ, không thể nghĩ được gì hơn. BS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh chia sẻ: “Tôi áp lực chứ, lúc đó, bản thân phải huy động mọi kỹ năng, kiến thức để tập trung truy tìm nguyên nhân để xem bệnh nhân đang gặp vấn đề gì để xử trí một cách tối ưu nhất, nhanh nhất. Chúng tôi rất vất vả và nguy hiểm, bởi 2 ca bệnh cùng diễn biến nặng nên phải chia đôi nhân lực để kiểm soát 2 bên. May mắn là đã nội khí quản thành công và tình trạng bệnh nhân tạm ổn định.
“Bệnh nhân tạm thời ổn định, coi như đã qua được cơn nguy kịch ban đầu nhưng quãng thời gian tới thì tiên lượng khá nặng và vẫn còn phải điều trị rất dài. Về sau cần nhiều công sức hơn nữa”, BS Hạnh thở phào.
Điều dưỡng Dương Minh Phương chia sẻ với PV Báo Sức khỏe & Đời sống.
BS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh vào TP Hồ Chí Minh hỗ trợ chống dịch từ đầu tháng 8/2021. Trong gần 50 ngày “lăn lộn” trong khu điều trị bệnh nhân nguy kịch, BS Hạnh cùng đồng đội thường xuyên gặp những tình huống một vài ca bệnh cùng lúc trở nặng. “Bởi nhà N4 chủ yếu là những bệnh nhân thở oxy dòng cao HFNC, bệnh nhân chuyển nặng, có nhiều bệnh nền và diễn biến nhanh. Tất cả bệnh nhân đều có thể có nguy cơ nặng lên bất cứ lúc nào, nên “team” trực nào cũng phải trong tâm thế sẵn càng cấp cứu”, BS Hạnh cho hay.
Bên trong các Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19, chưa bao giờ ranh giới giữa sự sống và cái chết lại gần đến vậy. Song, các bác sĩ tại đây luôn nỗ lực từng khoảnh khắc để giành giật sự sống, hồi sinh nhịp thở cho bệnh nhân thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Điều dưỡng Dương Minh Phương – Khoa Gây Mê 1 của BV Hữu Nghị Việt Đức vừa được điều động từ Hà Nội vào BV dã chiến số 13 để hỗ trợ điều trị hàng trăm bệnh nhân COVID-19 nặng, từ ngày 15/9.
Dù đã có thời gian tập huấn, chuẩn bị hành trang để “lên đường” dài ngày nhưng trong ngày thứ 2 tham gia ca trực, chứng kiến khoảnh khắc đồng đội giành giật hơi thở cho bệnh nhân giữa đại dịch khắc nghiệt, điều dưỡng Dương Minh Phương vẫn chưa hết bàng hoàng, choáng váng.
Điều dưỡng Dương Minh Phương trải lòng: “Ngày đi làm thứ 2 của tôi đấy. Cảm xúc của tôi không biết diễn tả sao đây. Buồn, choáng và sợ. Tôi buồn cho bệnh nhân vì hầu hết họ vào đây đều không có người thân, mà lại bệnh nặng, nhiều bệnh nền, người không qua khỏi cũng không thể gặp được người thân lần cuối”.
Thanh Duy bất ngờ tung MV ca khúc mới tự sáng tác, lan toả thông điệp tích cực giữa mùa giãn cách
Thanh Duy cho biết đây là bài hát nam ca sĩ dành tặng cho tất cả mọi người khi đang nghỉ dịch.
Thanh Duy vừa cho ra mắt MV Thở ra thở vào . Ca khúc trong MV do chính Thanh Duy sáng tác, kết hợp cùng NVM sản xuất âm nhạc. Từ ý nghĩa bài hát đến nội dung MV đều gửi gắm thông điệp tích cực rằng hơi thở thực sự quý giá, hơi thở cũng là thứ kết nối chúng ta với cuộc sống nhiệm màu.
MV gồm những đoạn clip được tổng hợp, cắt ghép, các nhân vật xuất hiện vừa nhiều, vừa lạ. Ngoài Thanh Duy và những nghệ sĩ khách mời, netizen còn được chứng kiến những màn xuất hiện rất đời thường của người Việt ở khắp nơi trên thế giới, tất cả đều cho thấy tinh thần tập luyện thể thao, giữ gìn sức khoẻ ngay tại nhà. Thở ra thở vào mang nội dung đơn giản, hình ảnh chân thực.
Thông điệp của Thở ra thở vào cũng dễ hiểu, nâng cao tinh thần tập thể dục ở mỗi cá nhân. Hơn một tuần trước khi MV lên sóng, Thanh Duy cũng đã thành công kêu gọi dân tình tham gia cùng anh bằng cách quay các đoạn video tập thể dục để cùng nhau tạo nên một MV tràn đầy năng lượng. Qua đó thúc đẩy thói quen tập luyện tăng cường sức khoẻ đến với nhiều người trong thời gian nghỉ dịch.
Nói về đứa con tinh thần vừa ra mắt, nam ca sĩ chia sẻ: Thế giới ngoài kia đang chống chịu với nhiều điều không may. Điều đơn giản nhất mà cũng nhiệm màu nhất ta có thể làm cho chính mình là thở. Nương tựa và tập trung vào hơi thở sẽ giúp ta không bị sao nhãng vào chuyện khác, cảm thấy hạnh phúc, nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta lại quên mất sự quý giá của hơi thở. Thế nên tôi muốn viết một bài hát, để mọi người khi nghe nó sẽ cùng thở với tôi và thấy trân trọng hơn hiện tại.
Thanh Duy cũng tiết lộ rằng Thở ra thở vào ra mắt thuận lợi là nhờ vào những bạn bè thân thiết đã nhiệt tình ủng hộ anh, có thể kể đến những cái tên như Ái Phương, Jun Phạm, Á hậu Hoàng Thuỳ, Á hậu Mâu Thuỷ, Phương Mỹ Chi, Liêu Hà Trinh, BB Trần, Lục Huy Uni5, Chị Cano,... Bên cạnh đó, khi chia sẻ dự án Thở ra thở vào, nam ca sĩ 8X nhận được rất nhiều video từ khán giả. Điều này cũng mang đến sự đa dạng cho MV.
Thời gian này, Thanh Duy cũng đang tham gia sân chơi The Heroes và tạo được những dấu ấn cá nhân nhất định trong lòng công chúng. Thanh Duy cho biết anh muốn mang Thở ra thở vào đến với The Heroes vì bài hát phù hợp với tình hình cả nước đang oằn mình với dịch bệnh. Để có tiết mục trình diễn mãn nhãn, hấp dẫn với khán giả, Thanh Duy đã chuẩn bị màn kết hợp đặc biệt với nghệ sĩ múa Hải Anh, khiến ca khúc Thở ra thở vào thêm phần mới mẻ.
MV Thở ra thở vào của Thanh Duy
Nam ca sĩ mơ mộng đến hình ảnh chàng phi hành gia du hành đến Huế, gặp rồi yêu cô gái Huế trong tà áo dài trắng mộng mơ. Cặp đôi đã đi chơi cùng nhau, ăn cùng nhau, hít thở cùng nhau nhưng tất cả cũng chỉ là mộng ảo vì thực tế ngoài kia đang khắc nghiệt hơn nhiều.
Được biết, vì giãn cách xã hội nên Thanh Duy và Hải Anh chỉ có vỏn vẹn một buổi tập kéo dài 4 tiếng cùng nhau, nhưng nhờ sự hiểu ý, tập trung nên mọi việc diễn ra thuận lợi dù thời gian hạn chế. Về phía Hải Anh, cô từ lâu đã không nhận lời mời tham gia show diễn nào, tuy nhiên lần này, Quán quân Thử thách cùng bước nhảy đã nhanh chóng nhận lời hợp tác cùng Thanh Duy sau khi nghe anh chia sẻ về Thở ra thở vào và biết đến thông điệp ý nghĩa tích cực của bài hát.
Những người dễ bị mệt mỏi, sức khoẻ kém thường có một lá gan không tốt: Dành 2 phút mỗi ngày với những động tác nhỏ đơn giản để cải thiện ngay Gan được ví như "nhà máy vạn năng" trong cơ thể, thực hiện nhiều chức năng thiết yếu cho sự sống. Gan được chăm sóc tốt thì sức khỏe tổng thể của chúng ta mới được bảo toàn. Để giữ gìn một lá gan khỏe mạnh, chỉ cần chăm chỉ dưỡng gan và tập luyện 2 phút mỗi ngày. Người có lá gan...