Alienware nâng cấp chip “khủng” Ivy Bridge-E cho dòng máy tính chơi game Aurora
Máy tính để bàn chơi game Aurora mới của Alienware có giá khởi điểm 1399 USD.
Alienware mới đây vừa công bố nâng cấp cho dòng máy tính để bàn chơi game của họ là Aurora lên chip xử lí Ivy Bridge-E cao cấp của Intel. Máy tính Aurora của Alienware cho phép người dùng cấu hình lên chip 6 nhân, cache 15 MB, cho tốc độ ép xung lên 4,3 GHz.
Alienware còn cung cấp các tùy chọn card đồ họa như NVIDIA GeFore 700 series hay AMD 8900 series. Bên trong, máy cung cấp 4 hốc đựng ổ cứng cho phép người dùng gắn thêm ổ HDD hoặc SSD. Aurora mới hỗ trợ bộ nhớ DDR3 4 kênh.
Model khởi điểm của Alienware Aurora có 2 TB lưu trữ, chip Intel Core i7-4820K Ivy Bridge-E, card đồ họa NVIDIA GeFore GTX760. Cấu hình này được bán với giá $1399. Tất nhiên bạn cũng có thể lựa chọn các cấu hình khác.
Theo VNE
Bài học từ Surface Pro: Cần thiết một giải pháp chip tiết kiệm điện cho tablet Windows 8
Surface Pro luôn bị phàn nàn là có thời lượng pin khiêm tốn. Surface Pro của Microsoft được đánh giá là một trong những chiếc máy tính bảng mạnh nhất trên thị trường hiện nay.
Khác với người anh em RT, Surface Pro tương thích với x86 và cũng được trang bị bộ xử lý Core i5 mạnh mẽ hơn các dòng chip Atom tiết kiệm điện của Intel. Hiệu năng đương nhiên là cái mà Surface Pro có thừa so với các đối thủ. Tuy nhiên, sự đánh đổi như chúng ta đã biết là Pro có thời lượng pin khá thấp trong khi lại dày và nặng hơn so với Surface RT.
Video đang HOT
Trang công nghệ Extremetech đã tiến hành một cuộc thử nghiệm để tính toán hoạt động tiêu thụ năng lượng của Surface Pro. 2 thiết bị được chọn tham chiếu cùng là Surface RT và Samsung Ativ 500T. Cả 3 mẫu tablet đều được thử nghiệm khi đạt trạng thái đầy 100% pin, chế độ năng lượng chọn ở mức "cân bằng" và đơn vị đo là công suất (W).
Màn hình
Trước tiên, là bài thử nghiệm đo mức độ tiêu hao năng lượng của màn hình. Surface Pro sở hữu màn hình 10,6 inch độ phân giải 1.080x1.920 pixel, còn Surface RT có màn hình kích thước tương tự với độ phân giải 768x1.366 pixel, cuối cùng Samsung Ativ sở hữu màn hình 11,6 inch độ phân giải 768x1.366 pixel. Cả ba hệ thống được thiết lập chế độ máy bay, đặt nền màn hình trắng.
Có thể thấy ở cả độ sáng màn hình cao nhất và thấp nhất, công suất màn hình của Surface Pro đều cao hơn nhiều so với 2 đối thủ còn lại. Tuy nhiên, 12W vẫn chưa đủ để kết luận rằng liệu Surface Pro có phải tốn pin là chỉ do màn hình gây ra hay không. Chúng ta sẽ chuyển qua một số bài thử nghiệm tiếp theo.
Sao chép dữ liệu từ USB
Trong thử nghiệm thứ 2, các chuyên gia thực hiện sao chép 8 GB video từ một chiếc USB dung lượng 16 GB có hỗ trợ chuẩn 3.0. Lưu ý rằng: Surface Pro hỗ trợ USB 3.0 còn RT và Ativ chỉ sử dụng chuẩn USB 2.0.
So với Samsung Ativ, tablet RT có tốc độ sao chép dữ liệu khá thấp, chưa bằng một nửa nhưng lại tốn nhiều năng lượng hơn. Trong khi đó, Surface Pro với lợi thế nhờ tương thích chuẩn USB 3.0 nên đạt được tốc độ sao chép cực nhanh (54 MBps) nhưng công suất cũng cao gấp đôi so với Surface RT.
Convert video MKV
Trong bài test thứ 3, chúng ta sẽ tiến hành chuyển định dạng video MKV bằng ứng dụng PressPlay trên Windows Store. Tốc độ vẫn là thế mạnh không cần bàn cãi của Surface Pro, bộ xử lý Core i5 rõ ràng quá mạnh so với chip Tegra 3 của Surface RT và vi xử lý Atom trên Samsung Ativ. Tuy nhiên, đánh đổi vẫn là mức tiêu thụ năng lượng nhiều gấp 2,5 lần so với Surface RT và 4 lần so với Ativ.
Phát video
Thử nghiệm phát bộ phim Star Trek loại MP4 với dung lượng 6,75 GB, mức tiêu thụ điện năng của Surface Pro cũng tỏ ra rất cao so với RT và Ativ. Điều này cũng một phần đến từ màn hình của Pro có độ phân giải tương đối lớn.
Chơi game Torchlight
Extremetech đã tiến hành thử nghiệm game Torchlight trên Ativ và Surface Pro. Tuy nhiên, con chip Atom không thể giúp Ativ duy trì được số khung hình chấp nhận được khi chạy game. Cuối cùng, bài đánh giá này sẽ chỉ xem xét về mối quan hệ giữa điện năng tiêu thụ và các thiết lập đồ họa khi chạy game.
Cụ thể, với game Torchlight, Surface Pro được thiết lập độ phân giải cao nhất 1.080x1.920, bật khử răng cưa và độ chi tiết ở mức cao nhất, số khung hình ở mức tạm chấp nhận được là 28, trong khi công suất tiêu thụ đo được là 31. Khi giảm các thiết lập về mức tối thiểu và chạy ở độ phân giải 900x1.440, số khung hình tăng nhanh lên 93, game chạy nuột nà hơn hẳn và đặc biệt là mức tiêu thụ năng lượng cũng giảm đáng kể.
Hướng đi mới nếu không muốn thất bại
Qua các bài test thực tế trên, chúng ta rút ra được kết luận liên quan đến thời lượng pin của tablet Surface Pro là màn hình và CPU Core i5 thực sự là những bộ phận ngốn pin nhiều hơn cả. Trong hầu hết các hoạt động của thiết bị, CPU luôn đóng vai trò trung tâm và cũng sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng của máy khi phải xử lý các tác vụ nặng. Mặc dù hiệu năng sử dụng của chip i5 đều dễ dàng đánh bật Atom hay Tegra 3 nhưng cái giá phải trả lại không hề nhỏ. Microsoft đã quá mạo hiểm khi mang đến một thiết bị quá mạnh nhưng giải pháp về năng lượng lại chưa được tính toán kỹ. Người dùng cần một sự trung hòa hơn, với một chiếc PC họ cần phần cứng mạnh nhưng còn với một mẫu tablet màn hình 10 inch, việc chơi game cũng không phải nhu cầu hàng đầu, sự cơ động đòi hỏi tablet phải có thời lượng sử dụng lâu bền để người dùng không ở trong trạng thái luôn phải đi tìm nguồn sạc cho thiết bị của mình.
Mức tiêu thụ điện của chip (TDP) giờ đây trở thành một vấn đề mà không chỉ Microsoft mà cả các OEM phải quan tâm. TDP có thể hiểu là công suất thoát nhiệt, là lượng nhiệt chip xử lý tỏa ra mà hệ thống làm mát cần phải giải tỏa. Hiện tại, các vi xử lý Ivy Bridge tiết kiệm điện của Intel (được dùng rất nhiều cho ultrabook) có TDP là 17W còn các laptop mainstream, TDP là 35W.
Có một khoảng cách đáng kể giữa Clover Trail và Core i5. Trong khi Clover Trail quá yếu để chạy các chương trình x86 thì Core i5 lại tỏ ra có phần dư thừa. Như vậy, các giải pháp mới sẽ cần được tính đến nếu Microsoft không muốn tiếp tục phạm sai lầm. Trước hết với thiết bị chạy Windows RT, các chip SoC mới từ Qualcomm và Nvidia như Tegra 4 hay Snapdragon 800 đều có hiệu suất tốt hơn nhiều so với Tegra 3 và đặc biệt là không tốn nhiều năng lượng. Thiết kế lõi tứ Atom 22nm mới hay Haswell giúp cải thiện điện năng tiêu thụ cũng đều là lựa chọn sáng giá. Intel hứa hẹn rằng Haswell sẽ có công suất thoát nhiệt (TDP) rất thấp, chỉ 10W.
Các model APU Temash của AMD.
Tất nhiên, ngoài Intel, chúng ta cũng không thể coi nhẹ hãng sản xuất AMD. Họ vừa trình làng 2 dòng chip xử lý mới là Kabini và Temash. Bộ đôi vi xử lý mới của AMD là thế hệ nối tiếp của nền tảng Brazos phổ biến hồi năm 2011. AMD cho biết các SoC mới của hãng được xây dựng trên tiến trình công nghệ 28 nm. Temash sẽ cạnh tranh với Intel ở mảng tablet, đánh vào khoảng trống giữa Core i3 và Clover Trail của đối thủ. SoC Temash sẽ có ba model, trong đó một chip hai nhân sở hữu TDP chỉ 3,9W, hai chip hai và bốn nhân còn lại là 8W. Nó tiết kiệm pin hơn 45% so với CPU i3 và mạnh mẽ hơn so với Atom.
Sự cân bằng giữa thời lượng pin và hiệu năng là một đòi hỏi hoàn toàn chính đáng của người dùng. Các OEM không nên coi nhẹ bất cứ vế nào của vấn đề. Do đó, việc lựa chọn cho mình một giải pháp chip hợp lý sẽ là chìa khóa thành công trong thời gian tới.
Theo GenK
PC chơi game Alienware X51 chạy hệ điều hành Ubuntu Sau khi giới thiệu X51 chạy Windows vào năm ngoái, Alienware lại đưa ra thêm phiên bản dùng hệ điều hành Ubuntu với giá rẻ hơn. Theo Slashgear, do Ubuntu không quá nặng nên là hệ điều hành lý tưởng cho game thủ. Ngoài ra, một điểm hấp dẫn khác của Ubuntu là kho ứng dụng Software Center được quảng cáo có hàng...