Alice Through The Looking Glass – Trốn chạy thực tại và bước vào cõi mơ
Sau sáu năm kể từ phần đầu tiên, Alice đã quay trở lại Underland và dẫn dắt khán giả bước vào một cuộc phiêu lưu hoàn toàn mới. Lần này tình bạn và lòng tin sẽ được thử thách.
Alice Through The Looking Glass là phần phim tiếp theo sau Alice In Wonderland (2010) của đế chế khổng lồ Disney. Phần phim này nối tiếp câu chuyện trước: sau khi trở về thế giới thực Alice ( Mia Wasikowska) tiếp quản con tàu Kỳ Quan của cha và trở thành một nữ thuyền trưởng gan dạ, lúc nào cũng hứng thú với kế hoạch khám phá những vùng đất mới, gặp gỡ những con người và văn hóa thú vị.
Tuy nhiên, cô gặp trở ngại khi Hamish – vị hôn phu hụt trong phần 1 quyết tâm chiếm con tàu Kỳ Quan bằng những giấy tờ rắc rối. Hắn muốn trả thù cô gái và trói buộc cô vào công việc bàn giấy tẻ nhạt. Đúng lúc đang rối như tơ vò, Alice được vời về vùng đất Underland để cứu Mad Hatter – người đang ngày một điên cuồng vì bất ngờ nhận ra gia đình mình chưa chết mà đang bị giam giữ đâu đó.
Giống như phần 1, Alice Through The Looking Glass làm khán giả mê đắm trong Underland đầy sắc màu. Trong chuyến phiêu lưu lần này, Alice sẽ bước vào thế giới riêng của Time – vị thần thời gian cai quản sống chết của cả Underland lẫn thế giới thực. Chiếc đồng hồ mờ bụi và phủ đầy mạng nhện nhưng khi bước vào thì một thế giới thần tiên mở ra: lãnh địa của người sống – những chiếc đồng hồ sáng choang đang kêu tích tắc, lãnh địa của người chết lạnh lẽo không hề có tiếng động.
Trên cảnh tượng đó Time (tài tử Sacha Baron Cohen) thủ vai xuất hiện đầy quyền lực nhưng quái đản. Đánh cắp cỗ máy đi ngược về quá khứ của Time, Alice băng qua biển thời gian và nhảy vào những vùng quá khứ ngẫu nhiên trước khi tìm ra bí mật về gia đình của Matt Hatter. Càng sửa chữa, cô càng nhận ra đây là một nhiệm vụ bất khả và phải rất lâu mới nghiệm ra những gì Time có phần điên rồ nhưng lại đầy giá trị.
Đại đồng hồ chứng kiến sự xoay vần của thế giới thần tiên, thế giới thực và ngài Time nói khá nhiều và cũng khá… hâm
Sự choáng ngợp trong thế giới của Time
Dù bị giới phê bình đánh giá thấp nhưng bộ phim dường như không đáng nhận mức điểm 30% “tươi” như chuyên trang đánh giá phim Rotten Tomatoes hay 34/100 trên chuyên trang Metascore. Công bằng mà nói, AliceThrough The Looking Glass không còn quá hư cấu như phần 1.
Alice không còn hùng hổ đi giết rồng rồi chiến thắng trong sự ngỡ ngàng của tất cả khán giả từng quen thuộc với câu chuyện Alice In The Wonderland kinh điển; lần này cũng là một cuộc phiêu lưu nhưng lại dễ chấp nhận hơn. Alice đã dạn dày kinh nghiệm sau 5 năm bị sóng và gió biển thử thách, hành trình trên biển thời gian cũng có đôi chỗ giông giống nên Alice có thể xử lý khá ngon lành. Tiết tấu phim nhanh gọn và mở đầu thú vị cũng là điểm cộng nhưng tiếc là nhiều chi tiết thừa không được giải thích cặn kẽ. Càng về sau, điểm yếu này càng lộ rõ.
Bù lại sự yếu kém kể trên, phim may mắn có sự tham gia của Helena Bonham Carter và Sacha Baron Cohen. Helena Bonham Carter tiếp tục tỏa sáng khi vào vai Nữ Hoàng Đỏ, cái kiểu tàn ác mang màu sắc trẻ con, những cái bĩu môi khi hờn giận tiếp tục được sử dụng như ở phần 1. Tuy nhiên, Nữ Hoàng Đỏ được nhìn nhận ở một khía cạnh khác: cô cũng chỉ là một con người vì có khiếm khuyết về cơ thể mà bị xem như trò cười, một người tỏ ra đanh đá hung hãn nhưng cũng rất cô đơn, lúc nào cũng bị mặc cảm vì không có ai bên cạnh. Với một người không chối bỏ quá khứ, vẫn có một sở thích đáng yêu và lưu giữ nó đến lúc lớn thì có thể nói họ là người xấu hoàn toàn không? Không, phải tìm hiểu kỹ quá khứ của họ để đánh giá.
Như trời sinh voi phải sinh cỏ, Time – một kẻ đáng ghét khác lại dành cho Nữ Hoàng Đỏ một tình yêu lớn, luôn chiều chuộng và cố gắng làm nàng đẹp ý. Nếu cặp đôi Joker và Harley Quinn trong Suicide Squad làm bạn phát cuồng vì kiểu “ngược tâm”, người này bạo hành người kia đến khốn khổ nhưng vẫn nhẫn nhịn, vẫn yêu và thờ như thánh sống thì hẳn là bạn chưa xem Alice Through The Looking Glass để biết đỉnh cao của việc bị “crush” hành.
Time cun cút nghe lời Nữ Hoàng Đỏ, dành cho bà ta những gì tốt nhất trong khả năng nhưng Nữ Hoàng thì sẵn sàng tát hắn khi không vừa ý, hắn bị mất cỗ máy du hành thời gian – chả khác gì trái tim của mình thì Nữ Hoàng cũng không màng đến vì mải đuổi theo Alice. Lúc hắn yếu đi thì Nữ Hoàng không rủ xót thương mà cho hắn lên ghế xử tử vì “vô dụng”.
Video đang HOT
Joker và Harley Quinn của Disney
Nhân vật phụ màu sắc thế, còn nhân vật chính – Alice thì sao? Cũng may là Mia Wasikowska đã tỏ ra biết diễn một chút. Dù vẫn nhăn nhó và mang mặt mũi khá… chán đời nhưng chí ít sự hóa thân lần này cũng khá hơn hai tác phẩm gần đây là Crimson Peak (2015) và Alice In Wonderland (2010). Johnny Deep thì… thôi, vẫn là câu nói cũ: anh cần phải làm mới mình đi. Anh rất tốt, biết điều khiển nhân vật nhưng đừng cột mình vào những vai tưng tửng lập dị nữa.
Dù còn đôi chỗ yếu kém nhưng nếu bạn vẫn bị mê đắm bởi Underland như những năm trước, vẫn thích chìm vào trong một thế giới đầy sắc màu để trốn tránh thực tại xấu xí thì Alice Through The Looking Glass là một lựa chọn có thể chấp nhận được. Chúng ta hẳn sẽ thấy mình đâu đó khi nhìn vào một Alice bị ép buộc từ bỏ giấc mơ, bị giam kìm trong sự an phận vì “thời gian không chờ đợi ai”. Đôi lúc cảm thấy hoàn toàn lạc lõng ở thế giới thực thì cũng ao ước có tấm gương thần đưa qua thế giới khác để gặp những người mình cảm thấy thoải mái khi ở cạnh, để cảm nhận họ quý mình và mình cũng mến họ đến dường nào.
Liệu Alice có cứu gia đình Matt Hatter thành công không? Liệu Alice có ở lại thế giới Underland đầy sắc màu không? Tất cả sẽ được giải đáp trong Alice Through The Looking Glass, phim đã ra mắt tại tất cả các rạp trên toàn quốc.
Theo Harley / Trí Thức Trẻ
Những dự án remake của Disney liệu có thể trở thành kinh điển? (P1)
Đây là câu hỏi mà nhiều người từng đặt ra khi nhìn vào kinh nghiệm đau thương mà ông lớn Disney từng trải qua trong quá khứ.
Trong giới giải trí Hollywood, các nhà sản xuất phim từng áp dụng nhiều tuyệt chiêu câu khách. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng thành công như mong muốn của họ. Bản thân Disney từng sử dụng triệt để "công thức" ra mắt phần hậu truyện (Sequel). Thế nhưng, Pocahontas 2 hay The Little Mermaid 2 là những minh chứng hùng hồn nhất cho sự thất bại của "nhà chuột". Phải đến năm 2006, khi Disney mua lại Pixar thành công cũng như đề bạt nhà sang tạo John Lasster (Toy Story) làm người phụ trách nhóm hoạt hình của cả hai bên, tình hình hoạt động của hãng mới dần ổn định trở lại.
Nhiều khán giả trung thành với Disney đang tự hỏi, tại sao "nhà chuột" lại liên tục tiến hành thực hiện các dự án remake, chuyển thể phim hoạt hình sang dạng live-action kể từ sau thành công "khủng" của Alice In Wonderland? Trang Movie pilot cho rằng, hãng đang tự tin bởi những đột phá mới được khai thác từ chính trong bộ phim. Đó mới là nhân tố chính giúp Alice in Wonderland thu về hơn 1 tỷ đô-la, Maleficent đút túi 758 triệu đô-la hay gần đây nhất là Cinderella với doanh thu vượt ngưỡng 500 triệu đô-la trên toàn cầu.
Mặc dù vậy, vẫn có những ý kiến cho rằng các tác phẩm kể trên sẽ không bao giờ được xếp vào hàng kinh điển như những phiên bản đầu tiên của chúng. Liệu những dự án remake của Disney có khả năng thành công lâu dài? Trong tương lai gần, hãng vẫn sẽ tập trung khai thác mạnh thể loại này. Những tác phẩm dưới đây do Movie Pilot liệt kê và đánh giá mức độ mang lại thành công trên màn ảnh rộng cho Nhà Chuột.
1. Alice Through The Looking Glass
Được phát triển từ tác phẩm: Alice in Wonderland (1951)
Tình trạng dự án: Phần 2 tiếp tục quy tụ bộ sậu gồm: Mia Wasikowska (vai Alice), Johnny Depp(vai Mad Hatter), Helena Bonham Carter (vai Nữ hoàng đỏ), Anne Hathaway (vai Nữ hoàng trắng). Ngoài ra còn có sự góp mặt của Sacha Baron Cohen (vai kẻ xấu Time), Rhys Ifans (vai cha của Mad Hatter).
Điểm thay đổi so với bản cũ: Alice Through The Looking Glass đưa cô gái trưởng thành Alice quay trở về thế giới thần tiên mà cô từng đặt chân đến khi còn nhỏ.
Cơ hội thành công: 7/10
Đạo diễn Bobin - người cầm trịch phần 2 - không có gì đáng phàn nàn. Tuy nhiên trước đó, Tim Burton đã khai thác câu chuyện của Alice In Wonderland theo một hướng hoàn toàn khác so với bản truyện hay bản hoạt hình. Sau khi phim ra mắt, ý tưởng này của ông vẫn bị đánh giá là còn nhiều thiếu sót. Mặc dù vậy, Alice Through The Looking Glass vẫn buộc phải thực hiện theo hướng phát triển của phần trước. Điều đó có thể không mang lại thành công lớn cho bộ phim này.
2. Beauty and the Beast
Được phát triển từ tác phẩm: Beauty and the Beast (1991)
Tình trạng dự án: Ngôi sao Harry Potter - Emma Watson tham gia với vai Belle, Dan Stevens vào vai hoàng tử quái vật.
Điểm thay đổi so với bản cũ: Hiện tại, nội dung của bộ phim này vẫn đang được giữ kín. Theo một nguồn tin cho biết, dự án live-action này sẽ tái sử dụng các ca khúc bất hủ từng góp mặt trong bản hoạt hình. Ngoài ra, có khả năng nhân vật Mrs. Potts do nữ diễn viên Emma Thompson thủ vai vẫn sẽ được làm người thay vì "biến thân" thành chiếc ấm như trong phiên bản cũ.
Cơ hội thành công: 6/10
Movie Pilot chỉ hy vọng Beauty and the Beast bản người đóng sẽ mang chủ đề nhẹ nhàng, nội dung dễ nắm bắt tương tự như bộ phim Cinderella vừa được Disney ra mắt vừa qua.
3. Dumbo
Được phát triển từ tác phẩm: Dumbo (1941)
Tình trạng dự án: Chưa rõ. Hiện tại, chỉ có đạo diễn Tim Burton đã xác nhận sẽ tham gia vào dự án này.
Điểm thay đổi so với bản cũ: Theo như phiên bản trước, nhân vật chính của phim là Dumbo - một chú voi sở hữu bộ tai to bất thường nên hay bị người đời cười nhạo. Tuy nhiên dần dần, Dumbo lại trở thành ngôi sao rạp xiếc được yêu mến. Nhìn chung, bản live-action sẽ không thay đổi quá nhiều so với tác phẩm nguyên gốc.
Cơ hội thành công: 7/10
Đạo diễn Burton luôn có những ý tưởng hay khi thực hiện những bộ phim có xen cảnh rạp xiếc như Batman Returns (Nhóm xiếc Tam Giác Đỏ) hay Big Fish (Nhóm xiếc Calloway). Mặc dù vậy, phim của Tim Burton vẫn nổi tiếng với dòng phim kén chọn người xem. Do vậy, Burton sẽ phải thận trọng với Dumbo nếu ông vẫn muốn các "mạnh thường quân" bật đèn xanh cho những dự án tuy nhạt nhẽo nhưng doanh thu cao như Frankenweenie hay Big Eyes.
4. Genies
Được phát triển từ tác phẩm: Aladdin (1992)
Tình trạng dự án: Chưa rõ. Phim đang ở giai đoạn tiền sản xuất.
Điểm thay đổi so với bản cũ: Thay vì tập trung vào Aladdin như phiên bản cũ, Disney quyết định khai thác câu chuyện xung quanh vị Thần đèn hài hước - người ban cho Aladdin 3 điều ước. Nội dung tác phẩm sẽ giúp khán giả tìm hiểu về quá khứ của Thần đèn.
Cơ hội thành công: 6/10
Vì sự vắng mặt của nam diễn viên Robin Williams, đây có thể là một trong những dự án "khó nhằn" đối với Disney. Cùng với sức ảnh hưởng của nguyên tác Nghìn Lẻ Một Đêm, rất khó để Thần đèn trở thành nhân vật tâm điểm trong một tác phẩm lớn mà không có sự tương tác với con người. Tuy vậy, Movie Pilot vẫn tin tưởng vào khả năng thành công của Genies. Universal vừa thu về hàng trăm triệu đô-la nhờ bom tấn Minions - bộ phim xoay quanh dàn nhân vật phụ ngộ nghĩnh màu vàng của Despicable Me. Vậy tại sao lại nghi ngờ khả năng thống lĩnh màn ảnh của vị Thần đèn da xanh?
5. The Jungle Book
Được phát triển từ tác phẩm: Dựa trên phiên bản hoạt hình của The Jungle Book (1967).
Tình trạng dự án: The Jungle Book phiên bản mới được thực hiện bởi đạo diễn Jon Favreau. Phim dự kiến ra rạp vào tháng 4/2016. Các diễn viên tham gia lồng tiếng gồm: Bill Murray (chú gấu Baloo), Idris Elba (Shere Khan), Ben Kingsley (chú báo Bagheera), Scarlett Johansson (rắn Kaa), Lupita Nyong'o (sói Raksha) và Christopher Walken (Vua khỉ Louie).
Điểm thay đổi so với bản cũ: Sẽ có một số bài hát mới được sáng tác bởi huyền thoại Richard M Sherman. Phim vẫn giữ nguyên nội dung cũ khi kể về câu chuyện của cậu bé Mowgli cùng hai người bạn là Baloo và Bagheera trong khu rừng Ấn Độ nguyên sơ. Disney đã bắt tay vào việc phối lại ca khúc The Bare Necessities cho Bill Murray. Bên cạnh đó, nếu Christopher Walken rời khỏi dự án này, họ cũng sẽ sớm tìm một gương mặt khác thay thế.
Cơ hội thành công: 7/10
Bản hoạt hình của The Jungle Book được nhận xét là một tượng đài khó có thể vượt qua. Mặc dù vậy, tác phẩm có khả năng thành công nhờ sự góp mặt của Bill Murray.
Theo Haylee / Trí Thức Trẻ
Lý do thất bại của những phần tiếp theo loạt phim bom tấn hè Một trong những chủ đề điện ảnh lớn nhất của mùa hè 2016 là thất bại tại phòng vé của hàng loạt các phim sequel (phần tiếp theo). Trong quá khứ, sequel (phim phần tiếp theo) là một con bài gần như cầm chắc thắng lợi đối với các studio lớn. Nhưng câu chuyện trong mùa hè 2016 lại diễn ra theo chiều...