Alibaba tách thành 6 công ty trong cuộc tái cơ cấu quan trọng nhất
“Người khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba Group Holding sẽ tổ chức lại thành sáu công ty kinh doanh và theo đuổi việc niêm yết công khai trên sàn chứng khoán cho 5 công ty trong số đó.
Alibaba đã thông báo ngày 28/3 rằng họ sẽ tách thành 6 doanh nghiệp riêng biệt. Trong ảnh là logo của tập đoàn tại trụ sở ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba Group Holding sẽ tổ chức lại thành sáu công ty kinh doanh và theo đuổi việc niêm yết công khai trên sàn chứng khoán cho 5 công ty trong số đó, trong một cuộc thay đổi quản trị quan trọng nhất kể từ khi công ty được thành lập 24 năm trước.
Alibaba đã công bố động thái này vào ngày 28/3, chỉ một ngày sau khi người sáng lập Jack Ma bất ngờ trở lại Trung Quốc sau một thời gian dài ở nước ngoài.
Theo thông báo, sáu công ty kinh doanh mới sẽ tập trung vào các lĩnh vực như điện toán đám mây, thương mại điện tử và hậu cần.
Giám đốc điều hành Daniel Zhang cho biết trong một bức thư gửi nhân viên: “Sự chuyển đổi này sẽ trao quyền cho tất cả các doanh nghiệp của chúng tôi để trở nên linh hoạt hơn, nâng cao năng lực ra quyết định và cho phép phản ứng nhanh hơn với những thay đổi của thị trường”.
Sáu công ty mới sẽ bao gồm: Cloud Intelligence Group, Taobao Tmall Commerce Group, Local Service Group, Cainiao Smart Logistics, Global Digital Commerce Group và Digital Media & Entertainment Group.
Mỗi công ty sẽ được điều hành bởi CEO và ban giám đốc riêng, các CEO chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả hoạt động của công ty.
Video đang HOT
Ông Daniel Zhang sẽ vẫn là chủ tịch và giám đốc điều hành của Alibaba Group, theo mô hình quản lý công ty cổ phần. Ông cũng sẽ giữ vai trò là Giám đốc điều hành của Cloud Intelligence Group, chịu trách nhiệm về mảng kinh doanh trí tuệ nhân tạo và đám mây của công ty.
Daniel Zhang trở thành quyền chủ tịch của Alibaba Cloud Intelligence sau khi dịch vụ đám mây của họ gặp phải sự cố mà công ty mô tả là “sự cố ngừng hoạt động quy mô lớn dài nhất trong hơn một thập kỷ” tại Hong Kong vào cuối tháng 12 năm ngoái.
Tăng trưởng của Alibaba đã bắt đầu chậm lại trong những năm gần đây khi chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc hạ nhiệt trong bối cảnh nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại, một phần là do 3 năm áp dụng các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 nghiêm ngặt.
Với tốc độ tăng trưởng người dùng thương mại điện tử đang chậm lại, Alibaba đã đặt cược vào các dịch vụ điện toán đám mây của mình, nhưng doanh thu của phân khúc đó, thường là một trong những phân khúc tăng trưởng nhanh nhất, chỉ tăng 3% trong quý 12 lên 20,2 tỷ nhân dân tệ (2,9 tỷ USD).
Taobao Tmall Commerce Group (Tập đoàn thương mại Taobao Tmall), nơi mang lại nguồn doanh thu chính của Alibaba Group, sẽ được dẫn dắt bởi Trudy Dai, một trong những lãnh đạo ban đầu của công ty và là học trò của nhà sáng lập Jack Ma khi ông còn là một giáo viên tiếng Anh.
Jiang Fan sẽ là Giám đốc điều hành của Digital Commerce Group (Tập đoàn thương mại kỹ thuật số toàn cầu), công ty mẹ của các thương hiệu tập trung ở khu vực Đông Nam Á như Lazada, AliExpress, Trendyol, Daraz và Alibaba.com.
Theo CNBC, sau thông báo nói trên, cổ phiếu của Alibaba đã tăng hơn 9% trong giao dịch tiền thị trường (pre-market) ở Mỹ.
Động thái này được đưa ra sau một vài năm khó khăn đối với Alibaba, công ty phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại trong nước và quy định chặt chẽ hơn từ Bắc Kinh, dẫn đến hàng tỷ đô la bị xóa sổ khỏi giá trị cổ phiếu. Alibaba đã phải vật lộn với tốc độ tăng trưởng trong vài quý vừa qua.
Khoảng 600 tỷ USD giá trị thị trường đã bị xóa sổ kể từ khi giá cổ phiếu của Alibaba đạt đỉnh vào tháng 10/2020. Kể từ đó, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt quy định và tăng cường giám sát hoạt động của những người khổng lồ trong nước.
Ant Group, chi nhánh fintech của Alibaba đã bị các cơ quan quản lý buộc phải hủy niêm yết công khai lớn vào tháng 11/2020. Và vào năm 2021, Alibaba đã bị phạt 2,6 tỷ USD trong một cuộc điều tra chống độc quyền.
Alibaba hiện đang tìm cách phục hồi tăng trưởng với việc tổ chức lại. Các công ty kinh doanh được tách sẽ xoay quanh các ưu tiên chiến lược của tập đoàn.
Ngày nay, Alibaba đã phát triển thành một gã khổng lồ bao gồm các lĩnh vực kinh doanh từ thương mại điện tử đến điện toán đám mây đến phát trực tuyến và hậu cần.
Việc tổ chức lại của Alibaba cũng diễn ra vào thời điểm có những dấu hiệu cho thấy môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc đang “nồng ấm” trở lại, trong bối cảnh chính phủ tìm cách vực dậy tăng trưởng kinh tế ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trung Quốc bất ngờ cấm ChatGPT
Chính phủ Trung Quốc cấm tất cả hãng công nghệ trong nước cung cấp dịch vụ ChatGPT dưới bất cứ hình thức nào.
"Các tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc như Tencent hay Alibaba đều đã nhận được chỉ đạo từ giới chức về việc ngừng cung cấp dịch vụ ChatGPT cả trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua nền tảng của bên thứ ba" - theo Nikkei Asia hôm 22-2.
Còn bài đăng trên mạng xã hội Weibo cho thấy giới chức Trung Quốc dường như lo ngại trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI có thể hỗ trợ Mỹ trong việc truyền bá thông tin sai lệch vì lợi ích địa chính trị.
Cùng với việc cấm ChatGPT, nhà chức trách Trung Quốc cũng thông báo các công ty trong nước muốn ra mắt chatbot hoặc dịch vụ trí tuệ nhân tạo có liên quan, phải báo cáo và xin phép cơ quan quản lý. Không tổ chức hoặc cá nhân nào được tự ý khởi chạy các dịch vụ kiểu siêu AI của OpenAI.
Người dùng internet ở Trung Quốc không thể truy cập ChatGPT. Ảnh minh họa: Forbes
Tập đoàn công nghệ Tencent hiện đã cấm các bên cung cấp ChatGPT và dịch vụ liên quan tại Trung Quốc nhằm tuân thủ qui định mới. "Tencent thậm chí có thể đã cấm cả dịch vụ có nét tương đồng với chatbot của OpenAI để tránh nguy cơ vi phạm qui định của chính phủ Trung Quốc" - chuyên trang Gizmochina nhận định.
ChatGPT đã và đang tạo nên cơn sốt trên toàn cầu sau khi ra mắt ngày 30-11-2022. Chỉ một tháng sau đó đã có 57 triệu người dùng ChatGPT và đã cán mốc 100 triệu tính đến 31-1-2023.
ChatGPT thua trong cuộc thi sửa lỗi bảo mật
ChatGPT đã thua kỹ sư phần mềm trong việc khắc phục lỗi bảo mật tại cuộc thi Pwn2Own có trị giá 20.000 USD ở bang Florida - Mỹ hồi tuần trước.
Chuyên trang công nghệ T he Register mô tả ChatGPT đã không phát hiện được lỗ hổng cũng như không viết và chạy mã để khai thác một lỗ hổng cụ thể. Trái lại, 2 chuyên gia bảo mật Noam Moshe và Uri Katz, đã thành công và ẵm về giải thưởng trị giá 20.000 USD.
Dù ChatGPT thua trong cuộc thi Pwn2Own nhưng với những gì đã thể hiện, các chuyên gia cảnh báo nó có thể trở "trợ thủ đắc lực" cho tin tặc trong tương lai.
Về mặt tích cực, các chuyên gia bảo mật đánh giá ChatGPT có khả năng trở thành một công cụ tuyệt vời để tăng tốc quá trình mã hóa.
Trung Quốc thâu tóm 'cổ phần vàng' tại công ty con của Alibaba, Tencent Trung Quốc đang thâu tóm cổ phần với những quyền đặc biệt tại các công ty địa phương của hai tập đoàn Alibaba và Tencent, theo tờ Financial Times ngày 13.1. "Cổ phần vàng" thường chỉ chiếm khoảng 1% của doanh nghiệp nhưng đi kèm những quyền đặc biệt liên quan đến một số quyết định kinh doanh. Tại Trung Quốc, "cổ phần...