Alibaba gặp khó vì kinh tế Trung Quốc
Alibaba từng có một khởi đầu như mơ khi lên sàn chứng khoán nhưng giờ đây hãng thương mại điện tử số một Trung Quốc đang khó trăm bề. 1.000 USD giá trị cổ phiếu hãng Alibaba hồi đầu năm nay chỉ còn lại chừng 635 USD.
Nhà sáng lập hãng Alibaba Jack Ma – Ảnh: AFP
Tỉ phú sáng lập hãng thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Alibaba, ông Jack Ma, chỉ có một công thức đơn giản cho sự hạnh phúc: Quan tâm đến bạn bè, đừng quá lo về chuyện tiền bạc và cuối cùng cũng là quan trọng nhất, đừng đem công ty lên sàn chứng khoán.
Theo CNN, một năm kể từ khi niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và giữ danh hiệu đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất lịch sử, Alibaba đang chồng chất khó khăn.
Đã từng có lúc giá trị thị trường Alibaba vượt qua cả đại gia bán lẻ Walmart và hãng thương mại điện tử Amazon. Hiện tại, cổ phiếu công ty Trung Quốc này đã sụt giảm 45% kể từ mức đỉnh lập ra ngày 15.11 năm ngoái và đang giao dịch ở mức dưới 68 USD/cổ phiếu.
Đầu năm nay, tỉ phú Jack Ma từng nói: “Nếu tôi có thể làm lại, tôi sẽ giữ công ty mình ở trạng thái tư nhân. Cuộc sống khó khăn hơn khi bạn để doanh nghiệp của mình thành công ty đại chúng”.
Khi nhắc đến nguyên nhân khiến sức khỏe của ông lớn thương mại điện tử châu Á xấu đi, giới phân tích chỉ ra các yếu tố: kinh tế Trung Quốc, hàng giả, sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác, chi tiêu cao và cách quản lý doanh nghiệp.
Hoạt động của Alibaba ít nhiều chịu ảnh hưởng từ kinh tế Trung Quốc. Biến động thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế Đại lục yếu đi là hai yếu tố mà họ ít có khả năng kiểm soát. Thương mại điện tử vẫn là hoạt động kinh doanh chủ chốt của Alibaba, vì thế chuyện người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu sẽ ảnh hưởng đến sức tăng trưởng của công ty.
Video đang HOT
Vấn đề đau đầu thứ hai đối với ông chủ của Alibaba là hàng giả. Tỉ phú Jack Ma và những nhà điều hành cấp cao của hãng đã hứa rằng sẽ loại hàng giả, hàng nhái khỏi các nền tảng thương mại điện tử của họ. Song có vẻ như lời hứa này được đưa ra khá muộn màng, sau khi thương hiệu Gucci đã hai lần đệ đơn kiện và cả giới chức Đại lục cũng cảnh báo về hàng giả.
Hai lý do tiếp theo cho sự suy giảm của Alibaba là mức độ cạnh tranh lớn hơn từ các công ty đối thủ, đơn cử như JD.com, nền tảng thương mại điện tử mà đứng sau là đại gia điện thoại di động Tencent, và số tiền chi tiêu quá nhiều cho các hoạt động mua bán, đầu tư.
Cuối cùng, giới phân tích cho rằng cách quản lý doanh nghiệp là lý do khiến hãng Alibaba điêu đứng. Ông lớn thương mại điện tử đã từng chọn Mỹ, thay vì Hồng Kông, là nơi niêm yết doanh nghiệp. Tuy vậy, với phương châm “khách hàng là trên hết, nhân viên là mối quan tâm tiếp theo và cuối cùng là cổ đông”, Jack Ma và công ty của ông vẫn chưa có nhiều hành động để giải đáp các mối lo ngại và sự suy xét kỹ lưỡng của giới đầu tư, chuyên gia phân tích.
Dù thế, Bloomberg và CNN cũng cho hay Alibaba vẫn còn khá nhiều ưu điểm. Một trong số đó là việc hãng đã có được vị trí thống trị tại một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế giới. Cách quản lý, quản trị của công ty cũng đang dần được cải thiện.
Chuyên gia James Cordwell, hãng chứng khoán Atlantic, nhận định dù Alibaba sẽ trải qua 2 đến 3 quý khó khăn sắp tới, những thử thách này sẽ giúp họ trở trở thành một doanh nghiệp vững chãi hơn trong 10 năm nữa.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
'Kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong 2 năm nữa'
Một "cú hạ cánh nặng nề" của nền kinh tế Trung Quốc nhiều khả năng sẽ nhấn chìm kinh tế toàn cầu vào suy thoái trong vòng 2 năm tới, tờ Guardian (Anh) dẫn lời một chuyên gia kinh tế cấp cao người Anh cảnh báo.
Một nhà đầu tư Trung Quốc theo dõi bảng điện tử cập nhật giá cổ phiếu tại Thượng Hải - Ảnh: Reuters
Một nhóm các nhà phân tích tại Citigroup, một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới của Mỹ, dự đoán khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu là 55%.
Dẫn đầu bởi Willem Buiter, chuyên gia kinh tế cấp cao của Citigroup và từng là nhà hoạch định chính sách tại Ngân hàng trung ương Anh, nhóm này đưa ra báo cáo cho rằng suy thoái phát sinh từ sức tiêu thụ của Trung Quốc suy yếu, đồng thời cảnh báo thêm rằng kinh tế nước này đang sắp rơi vào khủng hoảng.
"Chúng tôi cho rằng Trung Quốc đang gặp nguy cơ cao là sẽ chịu một cú hạ cánh nặng nề mang tính tuần hoàn, với khả năng xảy ra đang tăng nhanh", ông Buiter bình luận trong báo cáo.
"Nếu Trung Quốc rơi vào suy thoá, cộng với việc Nga cùng Brazil đã suy thoái, chúng tôi cho rằng nhiều thị trường mới nổi khác, vốn đã đang suy yếu, sẽ tiếp bước, một phần là do tác động từ sự sụt giảm về sức tiêu thụ của Trung Quốc đối với hàng hóa xuất khẩu của các thị trường này", theo chuyên gia kinh tế hàng đầu của Citigroup.
Guardian cho biết các chuyên gia kinh tế thường định nghĩa suy thoái kinh tế toàn cầu là giai đoạn kinh tế tăng trưởng dưới sức trong một thời gian dài.
Citigroup dự báo tốc độ tăng trưởng tiềm năng của kinh tế toàn cầu ở mức 3%, nhưng cho rằng mức tăng trưởng sẽ "đạt 2% hoặc thấp hơn" trước khi cải thiện trở lại vào năm 2017.
"Chúng tôi cho rằng một cuộc suy thoái với mức độ trung bình sẽ là viễn cảnh khả dĩ nhất cho kinh tế vĩ mô toàn cầu trong khoảng 2 năm tới", theo ông Buiter.
Tờ Guardian cho biết hiện chỉ có một số ít các chuyên gia kinh tế khác hiện đang dự đoán sẽ có suy thoái toàn cầu và các nhà đầu tư đã bình tâm trở lại từ sau đợt bán tháo hồi tháng 8, khi kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại đã khiến thị trường tài chính chấn động.
Tuy nhiên, khi nhận định về điều này, ông Buiter cho rằng: "Các chuyên gia kinh tế ít khi đề cập đến suy thoái, tuột dốc, hồi phục hoặc giai đoạn tăng trưởng mạnh trừ phi tận mắt chứng kiến. Và chúng tôi cho rằng đây có thể một trong những lúc như thế".
Ông cũng tỏ ra nghi ngờ về khả năng Trung Quốc có thể làm giảm mức độ của cơn khủng hoảng vốn đang dần ló dạng sau khi chính phủ nước này hoảng hốt đưa ra một loạt các biện pháp can thiệp trong vài tuần gần đây nhằm ngăn đà tụt giảm giá cổ phiếu và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Ông Buiter bình luận Trung Quốc vào thời điểm đó giống như "một nền kinh tế thị trường hỗn độn theo kiểu tư bản thân hữu và là nơi mà các tham vọng về chính sách không trùng khớp với các đường lối chính sách được ban hành".
2Giao dịch viên trên sàn giao dịch chứng khoán New York - Ảnh: Reuters
Trong báo cáo, nhóm các chuyên gia phân tích kinh tế của Citigroup nhận định tăng trưởng GDP giảm mạnh tại các nền kinh tế mới nổi, thương mại toàn cầu tụt giảm, giá hàng hóa xuống thấp cùng lạm phát là những dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc suy yếu đã tàn phá thị trường thế giới. "Bằng chứng cho thấy đang có một cuộc suy thoái toàn cầu hiện diện khắp mọi nơi", theo báo cáo của Citigroup.
Chuyên gia Buiter lo sợ chính quyền tại các quốc gia phát triển có ít biện pháp để đối phó với cuộc suy thoái do lãi suất đã tiệm cận mức 0% và nợ công cao đồng nghĩa với việc chính phủ các nước có lẽ sẽ không sẵn lòng tăng đầu tư công để kích cầu.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Chưa thật tin, chưa dám quyết Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa quyết định trì hoãn thời điểm tăng lãi suất cơ bản. Cơ quan này tiếp tục để bên ngoài nằm trong tình trạng biết chắc rằng Mỹ sẽ tăng lãi suất cơ bản nhưng không biết khi nào mới làm việc đó. Bà Janet Yellen, chủ tịch FED tại một cuộc họp ở thủ đô...