Algeria với tương lai bất định

Theo dõi VGT trên

Đất nước Algeria đang trải qua thời kỳ chuyển tiếp đầy biến động sau khi Tổng thống Abdelaziz Bouteflika tuyên bố từ chức ngày 2/4.

Algeria với tương lai bất định - Hình 1

Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika phát biểu trước Quốc hội Nam Phi ở Cape Town ngày 16/10/2001. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Hiến pháp, một cuộc bầu cử tổng thống mới dự kiến sẽ được tổ chức trong khoảng thời gian 90 ngày tới, tiếp đó là thành lập chính phủ và có thể cả sửa đổi Hiến pháp. Tuy nhiên, tương lai của đất nước vùng Bắc Phi này vẫn bất định khi những diễn biến phức tạp và dồn dập vừa qua chưa rõ có thể giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay hay không.

Quyết định từ chức của Tổng thống Abdelaziz Bouteflika, 82 t.uổi, đã kết thúc hai thập niên cầm quyền với 4 nhiệm kỳ liên tiếp (1999-2019) của nhân vật từng được nhân dân Algeria tôn vinh là “anh hùng dân tộc” bởi những đóng góp to lớn của ông đối với quốc gia này.

Tổng thống Abdelaziz Bouteflika là người có công lớn trong việc đưa đất nước Algeria thoát khỏi cơn ác mộng của thập niên xung đột nội chiến 1992-2002, cũng như đã lèo lái “con thuyền Algeria” thoát khỏi làn sóng chính biến “Mùa xuân Arab” từng tàn phá nhiều quốc gia Bắc Phi láng giềng như Ai Cập hay Tunisia.

Dưới sự lãnh đạo của ông, đất nước Bắc Phi này cũng đã có thời kỳ phát triển thịnh vượng thời hậu nội chiến khi tăng trưởng kinh tế liên tục đạt mức cao, đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Sự tín nhiệm của người dân đã giúp ông chiến thắng trong 4 lần bầu cử liên tiếp ngay tại vòng đầu tiên, với số phiếu ủng hộ trung bình khoảng 80%.

Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, những dấu hiệu bất ổn đã xuất hiện tại Algeria, trong bối cảnh tình hình sức khỏe của Tổng thống Abdelaziz Bouteflika ngày càng suy yếu sau cơn đột quỵ năm 2013, khiến ông hầu như không thể xuất hiện và được cho là không thể điều hành đất nước. Algeria dần dần rơi vào tình trạng trì trệ và người dân bắt đầu mất lòng tin vào bộ máy chính quyền khi nạn tham nhũng hoành hành, tình trạng vi hiến, vi phạm các quy định pháp luật ngày càng nghiêm trọng…

Video đang HOT

Trong khi đó, nền kinh tế Algeria phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt khi giá dầu thế giới giảm “không phanh” vào cuối năm 2014 và nhiều năm tiếp theo, khiến nền kinh tế trong nước, vốn phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu dầu (chiếm khoảng 94% tổng kim ngạch xuất khẩu của Algeria trong năm 2018), khó khăn càng thêm chồng chất. Việc quá chậm trễ trong đa dạng hóa nền kinh tế, tình trạng chi tiêu quá lớn và không bền vững trong suốt một thập niên trước đã để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Từ cuối 2014 đến nay, tỷ trọng dự trữ ngoại hối của Algeria liên tục giảm mạnh. Nếu tháng 12/2014, dự trữ ngoại hối ở mức 179,93 tỷ USD thì 3 năm sau, con số này chỉ còn 97 tỷ USD và cuối năm 2018 tiếp tục giảm xuống 85,2 tỷ USD, bởi Chính phủ Algeria buộc phải dùng đến nguồn dự trữ của đất nước để cung cấp cho các nhu cầu chính (trị giá khoảng 40 tỷ USD/năm). Cùng với đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, đặc biệt trong giới trẻ (gần 30%); tình hình chính trị, an ninh không được bảo đảm và nạn k.hủng b.ố gia tăng;… càng tạo nên tâm lý bất mãn của người dân, nhất là trong bộ phận người dưới 40 t.uổi, vốn chiếm tới 70% dân số Algeria.

Mặc dù chính phủ của Tổng thống Bouteflika cũng đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để ổn định tình hình chính trị, an ninh và thúc đẩy phát triển kinh tế nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, song hầu như không có bước cải thiện, đời sống người dân ngày càng khó khăn hơn. Đặc biệt, tình trạng buông lỏng quản lý dẫn tới các nhóm lợi ích thâu tóm quyền lực, đục khoét ngân sách, các quan chức lạm quyền…

Tất cả những yếu tố đó khiến chính trường Algeria rơi vào tình trạng mất kiểm soát. Làn sóng biểu tình bùng phát hơn 1 tháng qua phản đối chính quyền có nguyên nhân bắt nguồn từ sự mất lòng tin và bất mãn vốn đã âm ỉ trong lòng người dân Algeria thời gian qua. Từ chỗ biểu tình phản đối Tổng thống Bouteflika tiếp tục ra tranh cử nhiệm kỳ thứ năm trong tình trạng sức khỏe không được đảm bảo, phong trào phản đối này đang có dấu hiệu lớn mạnh về quy mô, số lượng và cả thành phần tham gia, đòi có những thay đổi triệt để trong hệ thống chính quyền cũng như những cải cách lớn trong nước.

Việc Tổng thống Bouteflika từ chức về mặt lý thuyết đã đưa Algeria bước sang một ngã rẽ mới, song, không có gì đảm bảo ngã rẽ này có thể đưa đất nước Bắc Phi thoát khỏi tình trạng trì trệ, khủng hoảng hiện nay. Hiện Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Abdelkader Bensalah, người đang tạm thời giữ chức tổng thống theo quy định của Hiến pháp, sẽ có tối đa 90 ngày để tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống và trao quyền cho người đứng đầu nhà nước đắc cử.

Tuy nhiên, giới phân tích lo ngại việc tổ chức cuộc bầu cử này đúng thời hạn như quy định của Hiến pháp là không dễ dàng. Đối với các đảng đối lập, vốn nhiều năm qua hầu như không có vai trò nào trong hệ thống chính trị Algeria, khoảng thời gian này quá ngắn để kịp chuẩn bị, và như vậy, các chính đảng ủng hộ Tổng thống Bouteflika, như đảng cầm quyền Mặt trận Giải phóng quốc gia (FLN) hiện nay với một guồng máy được chuẩn bị tốt hơn, sẽ có khả năng cao giành thắng lợi.

Trong khi đó, hiện một trong những yêu sách của người biểu tình là “thay đổi triệt để hệ thống chính quyền”, thay thế toàn bộ những nhân vật được cho là thân tín của cựu Tổng thống Bouteflika. Khi đó, kết quả bầu cử lại không đúng với yêu cầu của phong trào biểu tình và làn sóng phản kháng đường phố có thể tái diễn để duy trì sức ép đòi hỏi cải cách.

Bên cạnh đó, quân đội được cho đã và sẽ giữ “vai trò then chốt” trong tiến trình chuyển tiếp chính trị ở Algeria. Lúc đầu, khi các cuộc biểu tình mới nổ ra, quân đội luôn tỏ thái độ trung lập, tuyên bố đảm bảo an ninh và chính trị cho đất nước.

Tuy nhiên, sau đó, quân đội đã có những động thái được đ.ánh giá là “can thiệp”, khi Tướng Ahmed Gad Salah, Tham mưu trưởng quân đội đề xuất giải pháp “yêu cầu tổng thống phải tuyên bố không thực thi quyền lực theo Hiến pháp hoặc phải từ chức”, đồng thời ngày 2/4, chính vị tướng này yêu cầu áp dụng ngay lập tức tiến trình luận tội tổng thống theo Hiến pháp để loại bỏ ông Bouteflika.

Việc Tổng thống Bouteflika đệ đơn từ chức được xem là do áp lực trên của quân đội. Trong khi giới tướng lĩnh quân đội nói rằng họ muốn tìm giải pháp cho tình trạng bế tắc và khủng hoảng trên chính trường do làn sóng biểu tình trên đường phố, một số ý kiến đ.ánh giá động thái của quân đội thực chất là “ý đồ” tiếm quyền được che giấu.

Không chỉ có vậy, giới phân tích lưu ý điều gây quan ngại nhất trong bối cảnh hiện nay không chỉ đơn thuần là các diễn biến nội bộ, mà là sự đấu đá của các thế lực bên ngoài để lợi dụng cuộc biểu tình và can thiệp bằng biện pháp khẩn cấp vào quốc gia Bắc Phi. Theo một số báo cáo, lực lượng đứng đằng sau phong trào phản kháng không chỉ là các nhà hoạt động Algeria ở nước ngoài, và còn có “bàn tay” của “một số quốc gia” vốn “tức giận” với các nhà lãnh đạo Algeria bởi chính sách đối ngoại độc lập của nước này.

Cục diện phức tạp hiện nay tại Algeria khiến mọi kịch bản đều được đặt ra. Các cuộc biểu tình đường phố vẫn có thể tiếp diễn trong thời gian tới, và nếu các cuộc biểu tình ôn hòa hiện nay bỗng trở thành bạo lực, khi ấy “bàn tay sắt” của quân đội sẽ can thiệp. Thậm chí, cuộc bầu cử trong thời gian chuyển tiếp cũng chưa chắc chắn, hoặc cũng có thể bị tẩy chay. Chính trường Algeria sẽ ra sao, đó vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Tấn Đạt (TTXVN)

Theo Tintuc

Algeria bổ nhiệm chính phủ lâm thời

Ngày 31/3, Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika đã bổ nhiệm nội các chính phủ mới do Thủ tướng Noureddine Bedoui lãnh đạo để điều hành giai đoạn chuyển tiếp nhằm giúp quốc gia Bắc Phi thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.

Algeria bổ nhiệm chính phủ lâm thời - Hình 1

Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika phát biểu trong một cuộc họp tại Zeralda, ngoại ô Algiers, ngày 10/4/2016. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Phóng viên TTXVN thường trú tại Algiers dẫn tin của hãng thông tấn nhà nước Algeria (APS) cho biết, nội các chính phủ mới có 27 bộ trưởng, trong đó 6 người (3 phụ nữ) từng giữ các vị trí trong chính phủ Thủ tướng Bedoui.

Cụ thể, Tướng Ahmed Gad Salah - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội giữ nguyên chức vụ, trong khi Tổng thống Bouteflika tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng.

Ông Sabri Boukadoum, trước đây là Đại sứ Algeria tại Liên hợp quốc, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao thay thế người t.iền nhiệm Ramtane Lamamra, người cũng là Phó Thủ tướng Algeria song không được bổ nhiệm trong chính quyền mới.

Một số bộ trưởng khác được bầu lần này gồm Thẩm phán Slimane Brahmi làm Bộ trưởng Tư pháp; Thống đốc Ngân hàng Algeria Mohamed Loukal làm Bộ trưởng Bộ Tài chính; ông Mohamed Arkab làm Bộ trưởng Bộ Năng lượng kiêm Giám đốc điều hành Công ty Điện và Khí đốt - SONELGAZ; ông Tayeb Zitouni làm Bộ trưởng Bộ Cựu Chiến binh; Abdelhakim Belabed làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục Quốc gia; Meriem Merdaci là Bộ trưởng Bộ Văn hóa; Houda Imane Feraoun làm Bộ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông - Công nghệ và Kỹ thuật số; Raouf Bernaoui làm Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao; Djamila Tamazirt làm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Mỏ; Cherif Omari làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn và Nghề cá; Abdelkader Benmessaoud làm Bộ trưởng Bộ Du lịch và Thủ công mỹ nghệ... Ngoài ra, Tổng thống Bouteflika cũng bầu ông Ahmed Noui giữ chức Bộ trưởng, Tổng Thư ký Chính phủ.

Từ ngày 22/2 đến nay, Algeria đã đứng trước một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng khi người dân liên tục biểu tình với số lượng lớn chưa từng có, có lúc lên đến hàng trăm nghìn người và quy mô lan rộng trên khắp cả nước, đặt biệt tại thủ đô Algiers, nơi bị cấm biểu tình dưới mọi hình thức từ 2001, để phản đối tổng thống Bouteflika tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ thứ 5 và yêu cầu thay đổi triệt để hệ thống chính trị nước này.

Trước áp lực ngày càng lớn từ các cuộc biểu tình của người dân, hôm 11/3, Tổng thống Bouteflika đã cách chức Thủ tướng Ahmed Ouyahia và chọn Bộ trưởng Nội vụ Noureddine Bedoui làm tân Thủ tướng.

Với 27 chức danh cấp bộ được bầu lần này, đây là sự thay đổi nội các chính phủ lần thứ hai trong chưa đầy một tháng, kể từ hôm 11/3 đến nay.

Tấn Đạt (TTXVN)

Theo Tintuc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khách Trung Quốc đi tour 0 đồng, bị hướng dẫn viên đ.ánh vì không mua hàng
20:53:55 22/09/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump từ chối tham gia cuộc tranh luận thứ hai với bà Harris
18:10:44 22/09/2024
Quân đội Hàn Quốc ra thông điệp cứng rắn với Triều Tiên về việc thả bóng bay mang rác
14:05:42 23/09/2024
CNA: Việt Nam hướng tới là trung tâm đổi mới công nghệ
19:20:07 23/09/2024
Tiếp tục khám phá hang động dài nhất châu Á
07:33:43 23/09/2024
Khó khăn nhiều, sức ép lớn
13:08:35 23/09/2024
Hàn Quốc, Nhật Bản đối phó ngập lụt nghiêm trọng
07:40:21 24/09/2024
Mực nước sông Danube của Hungary dâng cao kỷ lục sau bão Boris
20:00:43 22/09/2024

Tin đang nóng

"Nàng dâu bị đuổi khỏi hào môn" đáng thương nhất showbiz Hàn: Con gái tuyên bố chỉ yêu thương mẹ kế, phớt lờ tình yêu của mẹ đẻ
12:30:51 24/09/2024
Drama với Cường Seven một lần nữa khiến Tăng Phúc mất điểm trong mắt khán giả: "Hoá ra b.ị g.hét là có lý do"
12:37:29 24/09/2024
Được hỏi về 365 tỷ khắc phục hậu quả, bị cáo Trương Mỹ Lan nói "số t.iền bé quá, không nhớ được"
14:12:14 24/09/2024
Lệ Quyên hát từ thiện, chồng cũ đại gia ngồi dưới ngủ gục, tương tác sượng trân
16:31:04 24/09/2024
3 anh em ruột ở Ninh Bình mất tích bí ẩn
12:21:17 24/09/2024
Song Hye Kyo kiếm cả trăm tỷ mà không cần nhấc 1 ngón tay
12:33:11 24/09/2024
Quang Linh Vlogs được "Sếp em Mailisa" ngưỡng mộ, khen tới tấp trên livestream
14:23:53 24/09/2024
9.500 con gà c.hết ngạt được mua hết, chủ trang trại xúc động nói lời cảm ơn
15:51:57 24/09/2024

Tin mới nhất

Huy động AI để tìm kiếm người ngoài hành tinh

18:12:41 24/09/2024
Khi con người gần như đã bó tay trong việc tìm kiếm dấu hiệu sự sống ngoài không gian, thì giờ đây là lúc trí tuệ nhân tạo vào cuộc.

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ukraine

17:54:12 24/09/2024
Tuy nhiên, các chuyên gia Nga cho rằng chuyến thăm lần này khó có thể mang lại những thay đổi lớn cho Ukraine, đặc biệt trong bối cảnh chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ đang diễn ra và những toan tính cẩn trọng của chính quyền Biden.

Khoảng 500 người tại Liban t.ử v.ong trong đợt tấn công mới của Israel

17:47:52 24/09/2024
Cùng ngày, Ai Cập và Liban ra tuyên bố chung kêu gọi HĐBA LHQ đưa ra nghị quyết mang tính ràng buộc yêu cầu Israel chấm dứt ngay lập tức các hành động xâm lược của Israel vào các vùng lãnh thổ của Palestine và Liban.

Ngoại trưởng Nga: Các cuộc tấn công của Israel vào Hezbollah nhằm kéo Mỹ tham chiến

15:29:09 24/09/2024
Về mối quan hệ Nga-Iran, ông Lavrov khẳng định quan hệ này dựa trên khuôn khổ luật pháp quốc tế, bác bỏ những cáo buộc rằng Iran đang cung cấp vũ khí cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.

Thụy Sĩ, Trung Quốc đàm phán nâng cấp hiệp định thương mại tự do

15:26:19 24/09/2024
Cùng ngày, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết cả hai bên nhất trí tăng cường tham vấn và đạt được thỏa thuận nâng cấp cấp cao càng sớm càng tốt trên cơ sở cùng có lợi.

Tại sao Hezbollah vẫn chưa b.ắn tên lửa tiên tiến nhất vào Israel?

15:23:39 24/09/2024
Có thể nói, Iran coi Hezbollah như một chính sách bảo hiểm trong trường hợp Israel tấn công vào các cơ sở hạt nhân của mình. Do đó, Hezbollah phải hành động thận trọng, tránh làm tổn hại đến chiến lược tổng thể của Iran.

Căng thẳng Hezbollah - Israel: Pháp yêu cầu HĐBA LHQ họp khẩn

15:22:13 24/09/2024
Trong một diễn biến liên quan, Lầu Năm Góc thông báo Mỹ đang điều động thêm một số lượng nhỏ binh sĩ tới Trung Đông để đối phó với tình hình căng thẳng gia tăng trong khu vực, song không tiết lộ thêm chi tiết.

Ukraine tiết lộ cách truy dấu 12.000 vũ khí Nga mỗi tuần

15:06:16 24/09/2024
Quân đội Ukraine phát hiện 12.000 đơn vị thiết bịquân sựcủa Nga mỗi tuần với sự trợ giúp của nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) Avengers, theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine phụ trách Số hóa Kateryna Chernohorenko,

Mải nhảy bên biển, du khách bị sét đ.ánh trúng làm áo phông cũng bốc cháy

15:03:31 24/09/2024
Du khách người Nga đang mải nhảy nhót bên bờ biển bỗng nhiên bị sét đ.ánh trúng và làm cháy cả chiếc áo phông anh mặc trên người.

Ukraine mở mũi đột phá mới xuyên phòng tuyến Nga ở Kursk

14:59:26 24/09/2024
Ukraine tuyên bố đã mở thành công một mũi tấn công mới vào Kursk, khu vực mà Kiev đã đột kích gần 2 tháng trước.

Giá hàng hóa tăng vọt sau khi Fed cắt giảm lãi suất

14:05:22 24/09/2024
Giá đậu nành cũng tăng 0,6% do lo ngại về thời tiết khô hạn ở Mỹ, trong khi giá gạo và ngô lần lượt tăng 0,6% và 2,8%. Giá lúa mì lại giảm 4,4% do hy vọng căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine sẽ hạ nhiệt, giúp ổn định nguồn cung...

Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh cam kết 'Một Trái đất, Một Gia đình và Một Tương lai'

14:03:49 24/09/2024
Trong bài phát biểu, Thủ tướng Modi cho biết Ấn Độ đã giúp 250 triệu người thoát nghèo và cho thấy rằng sự phát triển bền vững có thể thành công.

Có thể bạn quan tâm

Xuyên đêm xử lý sự cố rò rỉ thấm chân đê ở Thanh Hóa

Tin nổi bật

18:13:00 24/09/2024
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa đã huy động trên 100 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 762, phối hợp cùng lực lượng vũ trang huyện Vĩnh Lộc xuyên đêm khắc phục sự cố.

Cách chăm sóc da khỏe mạnh, không mụn độ t.uổi dậy thì

Làm đẹp

18:09:19 24/09/2024
Hiện tượng này xảy ra gần bề mặt da, các nốt đỏ sẽ thường phát triển thành mụn nhọt. Nếu tổn thương xảy ra ở sâu trong da, các cục cứng nhỏ hoặc nang có thể hình thành và đây chính là mụn nang.

4 triệu người "hóng" Nhã Phương ngấu nghiến 1 món ăn, hành động vài giây cuối thành tâm điểm

Sao việt

18:07:32 24/09/2024
Nổi tiếng là người ăn uống kiêng khem nhưng Nhã Phương đã bỏ quên hình tượng để ăn 1 món khiến khán giả cũng ngỡ ngàng.

Tình trường sóng gió của nữ MC nổi tiếng: Người cũ hầu tòa, chồng tỷ phú bị bắt

Sao châu á

18:04:09 24/09/2024
Nữ MC nổi tiếng đài CCTV - Lưu Phương Phi có 2 cuộc tình rất ồn ào, người cũ của cô phải hầu tòa vì tội nhận hối lộ, chồng cô bị bắt vì cáo buộc l.ừa đ.ảo ngân hàng.

Một cầu thủ nổi tiếng lứa U23 Thường Châu l.y h.ôn sau 4 năm chung sống với vợ hotgirl, giờ thành "gà trống nuôi con"

Netizen

17:57:40 24/09/2024
Lứa U23 Việt Nam giành chức Á quân U23 châu Á diễn ra tại Thường Châu (Trung Quốc) năm 2018 đến nay đều đã dần yên bề gia thất . Nhưng cũng có những cặp đôi đến nhanh rồi chóng tàn.

Nội bộ fan anh tài là "quái vật âm nhạc" chiến nhau: Tố trưởng FC khiến idol mang tiếng "bắt cá hai tay", đòi sa thải cả ekip nghệ sĩ

Nhạc việt

17:37:06 24/09/2024
Sự khác biệt giữa cách vận hành, tiếp nhận thông tin và ủng hộ thần tượng tạo nên mâu thuẫn khó dung hoà. Thời gian qua, hàng loạt FC nghệ sĩ nam hỗn chiến .

Cay đắng nhất cuộc đời làm fan: Đang xem concert thì đọc được tin nhóm sắp tan rã

Nhạc quốc tế

17:34:33 24/09/2024
Concert hôm 23/9 tại Nhật Bản có lẽ là ký ức khó quên nhất với người hâm mộ, vì một thông tin trời giáng đã ập đến ngay khi các chàng trai đang biểu diễn.

Khả Ngân 'nên duyên' với tài tử Bollywood trong phim mới

Hậu trường phim

17:31:37 24/09/2024
Diễn viên Khả Ngân sẽ đóng cặp cùng tài tử Bollywood Shantanu Maheshwari trong bộ phim điện ảnh Love in Vietnam .

Ngọc Trinh xinh đẹp trong bộ ảnh thời trang trẻ, điểm tông hồng ngọt ngào

Phong cách sao

17:26:10 24/09/2024
Gần đây, cô tập trung công việc livestream bán hàng trên một số sàn thương mại điện tử, vì vậy gu ăn mặc cũng gắn liền với những local brand cho các teen girl.

Quần đảo hoang sơ được du khách ví như "Maldives thu nhỏ", sở hữu vị trí đặc biệt, gần đảo ngọc nổi tiếng

Du lịch

17:21:35 24/09/2024
Sau khi những bức hình về quần đảo được đăng tải trên các diễn đàn du lịch, nhiều người đã phải trầm trồ: Chẳng khác nào một Maldives thu nhỏ .

Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dân dã nhưng ngon hơn ngoài hàng

Ẩm thực

17:16:42 24/09/2024
Cơm tối 4 món dân dã nhưng ngon hơn ngoài hàng. Bữa cơm này tuy không cầu kỳ nhưng chuẩn vị nhà, vừa ngon lại dễ nấu.