Algeria sẽ tăng sản lượng dầu lên trên 1 triệu thùng/ngày
Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Algeria Mohamed Arkab cho biết, Algeria sẽ tăng sản lượng lên trên 1 triệu thùng mỗi ngày, tương đương mức tăng 10.000 thùng/ngày từ tháng 4/2022.
Một cơ sở lọc dầu ở In Amenas, Algeria. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố với báo chí bên lề cuộc họp cấp Bộ trưởng lần thứ 26 của OPEC , Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Algeria cho biết sản lượng dầu của Algeria sẽ đạt 1.002.000 thùng/ngày vào tháng Tư tới.
Ông Arkab cho hay các nước ký kết tuyên bố hợp tác OPEC đã quyết định duy trì thỏa thuận bơm thêm 400.000 thùng/ngày vào thị trường trong tháng 4/2022.
Bộ trưởng Arkab đã tham cuộc họp Bộ trưởng các nước OPEC lần thứ 26 mới đây cũng như cuộc họp lần thứ 38 của Ủy ban Giám sát hỗn hợp cấp Bộ trưởng (JMMC) thông qua cầu truyền hình.
Hai cuộc họp này được dành để xem xét tình hình thị trường dầu quốc tế và triển vọng ngắn hạn của nó cũng như đánh giá mức độ tuân thủ các cam kết giảm sản xuất của các nước OPEC trong tháng 1/2022.
Ông Arkab cho biết thêm Bộ trưởng Năng lượng của OPEC đã quyết định lần nhóm họp kế tiếp vào ngày 31/3./.
Algeria sẵn sàng cung cấp thêm khí đốt cho EU
Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, ngày 27/2, Giám đốc điều hành của Sonatrach, công ty năng lượng quốc gia Algeria, ông Toufik Hakkar cho biết nước này sẵn sàng cung cấp thêm khí đốt cho châu Âu trong bối cảnh mặt hàng này thiếu hụt do căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
Một cơ sở lọc dầu ở In Amenas, Algeria. Ảnh: AFP/TTXVN
Giám đốc điều hành Sonatrach Toufik Hakkar cho biết thêm rằng công ty đã sẵn sàng bơm lượng khí đốt dư thừa của mình bổ sung cho Liên minh châu Âu (EU) thông qua đường ống Transmed nối Algeria với Ý. Ông Hakkar khẳng định Sonatrach là nhà cung cấp khí đốt đáng tin cậy cho thị trường châu Âu và sẵn sàng hỗ trợ các đối tác lâu dài của mình trong trường hợp có tình huống khó khăn.
Tuy nhiên, ông Hakkar cho biết điều này sẽ phụ thuộc vào lượng khí đốt dư thừa hoặc khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sau khi đáp ứng nhu cầu quốc gia và các hợp đồng đã ký kết trước đó. Ông Hakkar cho rằng công suất chưa sử dụng của đường ống Transmed có thể được dùng để tăng nguồn cung ứng cho thị trường châu Âu. Đường ống Transmed, được hợp tác vận hành với Công ty dầu khí ENI của Italy, có công suất khoảng 32 triệu m3 mỗi năm, gấp 4 lần tuyến đường ống Medgaz đến Tây Ban Nha. Giám đốc điều hành của Sonatrach nói thêm rằng công ty này có thể mở rộng nguồn cung của mình tới các quốc gia không thể sử dụng các đường ống hiện có nối với Algeria, thông qua các tàu chở LNG.
Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Năng lượng Algeria Abdelmajid Attar nói rằng nước này có thể xuất khẩu tối đa 22 tỷ m3 khí đốt thông qua đường ống Transmed. Tuy nhiên, ông Attar lưu ý rằng chỉ riêng Algeria sẽ không thể bù đắp cho sự suy giảm nguồn cung khí đốt từ Nga, đồng thời cho rằng nước này có thể cung cấp thêm tối đa 2 hoặc 3 triệu m3.
Ông Attar, người trước đây cũng từng là Giám đốc điều hành của Sonatrach, cho biết thêm rằng LNG cũng có thể được vận chuyển qua tàu chở dầu, và các nhà máy hiện tại của Algeria chỉ hoạt động ở mức 50-60% công suất. Theo ông Attar, trong trung hạn, khoảng 4 hoặc 5 tháng, Algeria có thể cung cấp số lượng lớn hơn nhưng nước này trước tiên phải phát triển các mỏ khí đá phiến mới.
Các bộ trưởng năng lượng EU lên kế hoạch họp khẩn về khủng hoảng Ukraine Hãng tin AFP dẫn nguồn tin giới chức Pháp ngày 26/2 cho biết các bộ trưởng năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiến hành một cuộc họp bất thường tại Brussels vào ngày 28/2 tới để thảo luận về cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Toàn cảnh cơ sở lọc dầu Antipensky của Nga. Ảnh: TASS/TTXVN Theo thông báo, Bộ trưởng...