Algeria công bố số con tin thiệt mạng
Ít nhất 37 người nước ngoài cùng 11 người địa phương thiệt mạng trong cuộc khủng hoảng con tin tại một nhà máy khí đốt miền đông Algeria.
Thủ tướng Algeria Abdelmalik Sellal. Ảnh: AFP
Theo Al Jazeera, Thủ tướng Algeria Abdelmalik Sellal hôm qua xác nhận có ít nhất 37 con tin nước ngoài, thuộc 8 quốc gia, cùng 11 người Algeria thiệt mạng trong vụ khủng hoảng con tin tuần trước tại nhà máy khí đốt In Amenas, miền đông nước này.
7 người trong số các nạn nhân vẫn chưa xác định được danh tính, và 5 người công nhân nước ngoài khác hiện vẫn mất tích, ông Sellal nói. Ông cũng cho biết có tổng cộng 25 con tin được tìm thấy vẫn sống sót và vẫn đang được xác định danh tính.
Trong số những con tin nước ngoài được chính phủ nước họ xác định đã tử vong có ba người Mỹ, 7 người Nhật, 6 người Philippines và ba người Anh. Có một số người đến từ Anh, Na Uy và ở nơi khác đều được liệt vào danh sách chưa rõ thông tin.
Thủ tướng cũng cho hay 29 kẻ thực hiện vụ tấn công đến từ nước láng giềng Mali, nơi Pháp và quân đội châu Phi đang chiến đấu chống lại một số nhóm vũ trang ở phía bắc. Sellal cho biết những kẻ tấn công bao gồm cả người Algeria và người nước ngoài, đến từ các nước Tunisia, Ai Cập, Mali, Nigeria, Canada và Mauritania.
Cuộc đối đầu kéo dài 4 ngày giữa phiến quân và quân đội Algeria kết thúc hôm 19/1, khi lực lượng đặc nhiệm của Algeria đột kích vào khu phức hợp của nhà máy lần thứ hai. Chính phủ Algeria cho biết họ làm vậy bởi những tên phiến quân lúc đó đang dự định làm nổ tung cơ sở và chạy trốn sang nước láng giềng Mali cùng các con tin. “Nếu nhà máy bị nổ, nó có thể giết hại và phá hủy bất cứ vật gì trong vòng 5 km hay thậm chí xa hơn”, CNN dẫn lời ông Sellal cho hay.
Mới chuẩn bị hay ấp ủ từ lâu?
Video đang HOT
Con tin đầu hàng trước những tay súng Hồi giáo, trong một đoạn clip chiếu trên truyền hình Algeria hôm 19/1. Ảnh chụp màn hình: AFP
Cuộc khủng hoảng con tin bắt đầu sáng sớm ngày 16/1, khi những tên phiến quân Hồi giáo trong những chiếc xe bán tải tấn công nhà máy khí đốt cách biên giới Libya 50 km về phía tây, tập hợp những người nước ngoài làm việc ở đó thành một nhóm và trói họ lại. Sau khi chiếm được nhà máy, chúng đã cài đặt các thiết bị gây nổ khắp khu phức hợp.
Ông Sellal cho biết quân đội Algeria đã cố thương lượng với phiến quân, nhưng yêu sách thả tù nhân ở nước này được cho là vô lý, nên lực lượng đặc nhiệm đã tổ chức tấn công để giải cứu con tin, với sự hỗ trợ của không quân Algeria. Có một thời điểm, những tên phiến quân định chạy trốn khỏi nhà máy với những chiếc xe chở chất nổ và ba đến bốn con tin làm bia đỡ đạn. Ít nhất hai chiếc xe bị lật và phát nổ trong khi chúng trên đường trốn chạy, ông nói.
Kẻ cựu binh Hồi giáo một mắt Moktar Belmoktar đã nhận trách nhiệm về vụ bắt giữ con tin, nhân danh nhóm có liên hệ với al Qaeda của y, theo hãng thông tấn Sahara Media của Mauritania.
Belmokhtar là một trong 12 bị cáo hôm qua bị xét xử tại phiên của Algeria liên quan đến hành vi khủng bố. Tuy nhiên y và 5 kẻ khác vẫn đang chạy trốn. Belmokhtar cho biết cuộc tấn công nhằm trả đũa đối với việc Algeria cho phép Pháp sử dụng không phận để chiến đấu chống phiến quân Hồi giáo ở Mali.
Nhưng các chuyên gia phân tích khu vực tin rằng chiến dịch này phức tạp đến nỗi nó không thể được chuẩn bị nhanh như vậy và chính ông Sellal cũng cho hay kế hoạch này đã được ấp ủ trước nhiều tháng.
“Nhà máy sẽ tái khởi động, công nhân sẽ trở lại”
Hiện trường vụ tấn công khủng bố. Ảnh chụp màn hình: AP
Nhà máy khí đốt bị tấn công In Amenas do công ty dầu khí quốc gia Algeria vận hành, hợp tác cùng các công ty nước ngoài Statoil của Na Uy và BP của Anh. Khoảng 790 người làm việc ở đó, trong đó có 134 công nhân nước ngoài, thủ tướng Algeria cho biết.
Thủ tướng Anh David Cameron hôm qua cho hay nỗ lực sơ tán các công nhân đã hoàn thành và giới chức Anh đang tập trung đem thi thể của những con tin nước này về nhà.
Ông Cameron khen ngợi lực lượng Algeria đã giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng, bất chấp những chỉ trích trước đó của một số nước rằng người Algeria không nhất thiết phải mạo hiểm tính mạng của các con tin.
“Đây có thể là nhiệm vụ khó khăn nhất đối với các lực lượng an ninh ở bất cứ đâu trên thế giới, và chúng ta nên công nhận giải pháp của người Algeria khi thực hiện chiến dịch này”, vị lãnh đạo Anh nói và cho hay những kẻ khủng bố dứt khoát phải chịu trách nhiệm về những cái chết của người vô tội.
Là nước sản xuất khí tự nhiên lớn nhất châu Phi, và là nước cung cấp sản phẩm chủ yếu cho châu Âu, Algeria có tầm quan trọng lớn đối với những nhà đầu tư. Đồng thời, áp lực càng lớn đối với việc đảm bảo an toàn cho những công dân nước ngoài và doanh nghiệp.
Bộ trưởng Năng lượng Algeria Youcef Yousfi, khẳng định nước này có thể giữ an toàn cho cơ sở khí đốt mà không cần sự hỗ trợ của lực lượng nước ngoài. Ông tin rằng nhà máy sẽ trở lại hoạt động “trong thời gian sớm nhất có thể” và các công nhân nước ngoài sẽ sớm trở lại. Một số công ty nước ngoài, bao gồm Statoil và BP, đã sơ tán công nhân khỏi Algeria sau vụ việc.
“Tôi không nghĩ những công nhân này dứt khoát rời khỏi Algeria”, ông Yousfi nói. “Có thể một số người rời đi… để gia đình yên tâm, nhưng tôi muốn đảm bảo rằng không công ty hay công nhân nào rời đất nước vĩnh viễn”.
Theo VNE
Algeria ngừng giải cứu con tin, 55 người chết
Ngày 19/1, lực lượng quân đội Algeria xông vào một cơ sở khai thác khí đốt kết thúc vụ khủng hoảng con tin đẫm máu tại sa mạc Sahara. Trong 4 ngày giải cứu con tin từ 16 đến 20/1, con số thương vong lên đến 55, trong đó có 32 tên khủng bố và 23 người bị bắt cóc.
Hiện vẫn chưa rõ bao nhiêu người được cứu thoát trong vụ giải cứu con tin lần này, nhưng số lượng con tin đã bị bọn khủng bố giết trong ngày 19/1 là 7 người. Chính phủ Algeria cũng chưa công bố con số người nước ngoài thiệt mạng sau 4 ngày nổ súng.
Vụ bắt cóc con tin rạng sáng 16/1 tại tỉnh Ain Amenas khiến cả thế giới lo âu khi lực lượng Hồi giáo cực đoan có quan hệ với al-Qaeda tấn công vào một nhà máy khí đốt với hàng trăm công nhân nước ngoài. Ngay sau đó, quân đội Algeria đã triển khai trực thăng tấn công bọn khủng bố trong 4 ngày với những trận đấu súng đầy kịch tính.
Tổng cộng có 685 người Algeria và 107 công nhân nước ngoài được trả tự do sau 4 ngày bị giam giữ cùng 32 tên khủng bố mang quốc tịch khác nhau, gồm 3 người Algeria và các chuyên gia thuốc nổ.
Hai con tin Anh sau khi được giải thoát khỏi vụ bắt cóc ở nhà máy khí đốt. Ảnh: AP
Quân đội cũng cho biết họ đã tịch thu các loại súng máy hạng nặng, bệ phóng tên lửa, tên lửa và 10 quả lựu đạn. Chính phủ Algeria ngày 19/1 cho biết bọn khủng bố xâm nhập từ biên giới "các nước láng giềng", trong khi những tên này cho hay chúng đến từ Cộng hòa Niger - cách phía Nam Algeria hàng trăm km về phía Nam.
Ruben Andrada, 49 tuổi, một kỹ sư Philippines quản lý dự án cho công ty Nhật Bản JGC, cho biết ngày 17/1, khoảng 35 con tin bị 15 tên khủng bố dồn lên 5 chiếc xe di chuyển từ khu phức hợp trong nhà máy lọc dầu. Bọn khủng bố "đeo dây trên cổ con tin và cảnh báo rằng dây sẽ phát nổ nếu ai chạy trốn".
Trong khi chính phủ Algeria chỉ thừa nhận 23 con tin đã chết tính đến 20/1, thì bọn khủng bố tuyên bố trên hãng thông tấn ANI của Mauritania rằng các cuộc tấn công bằng máy bay của quân đội đã giết chết 35 con tin.
Vị trí xảy ra vụ bắt cóc đẫm máu ở Algeria. Ảnh: BBC
Những kẻ bắt cóc có quan hệ với al-Qaeda tự xưng là "Tiểu đoàn máu" tấn công nhà máy trên, bắt giữ con tin với đòi hỏi Pháp phải chấm dứt chiến dịch ở Mali. Ngay sau cuộc tấn công, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã lên tiếng ủng hộ "chiến thuật rắn" của Algeria và cho rằng chính phủ đã "phản ứng hợp lý trước khủng hoảng".
Tổng thống Barack Obama ngày 19/1 cũng tuyên bố Mỹ sẵn sàng hỗ trợ những thứ cần thiết để đàn áp những cuộc tấn công tương tự.
Sáng 20/1, BBC dẫn lời Ngoại trưởng Anh William Hague tuyên bố 5 người Anh đã bị giết sau vụ tấn công khủng bố ở Algeria. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cũng cho biết 1 người Pháp đã tử vong.
Trong khi đó tại New York, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã lên án hành vi man rợ của bọn khủng bố và cho rằng "sự việc phải được đưa ra ánh sáng".
Theo 24h
Khủng hoảng con tin tại Algeria bước sang ngày thứ tư Hơn 20 người nước ngoài hiện vẫn bị giam giữ hoặc mất tích bên trong một nhà máy khí đốt ở Algeria vào hôm nay, 19.1, gần hai ngày sau khi quân đội Algeria mở cuộc đột kích giải cứu khiến nhiềucon tin thiệt mạng. Vụ đối đầu giữa quân đội Algeria và các tay súng liên hệ đến al-Qaeda, một trong những...