Album “Rừng Đom Đóm” của ban nhạc The Cassette: Những nỗi buồn thật đẹp của người trẻ
Giống như cái tên The Cassette, những câu chuyện hay dòng cảm xúc mà các nghệ sĩ trẻ gửi gắm trong âm nhạc của mình cũng phảng phất chút hoài niệm xưa cũ.
Với thời lượng hơn 40 phút, ban nhạc đưa người nghe đi qua 10 ca khúc với 10 nỗi buồn khác nhau nhưng vô cùng gần gũi.
Bắt đầu hoạt động từ năm 2018, ban nhạc Indie đến từ Đà Nẵng The Cassette đã có hơn hai năm theo đuổi con đường nghệ thuật. Thay vì con số 3 như ban đầu, Trần Hoài Thân và Nguyễn Hữu Thiện là hai thành viên còn đồng hành cùng nhau đến thời điểm hiện tại. Sau EP đầu tay viết bằng tiếng Anh “PiCK” ra mắt vào cuối năm 2019, các tài năng trẻ quyết định vẽ nên bức chân dung âm nhạc trọn vẹn nhất của chính mình thông qua album đầu tiên trong sự nghiệp “Rừng Đom Đóm”.
“Rừng Đom Đóm” là album đầu tay của ban nhạc The Cassette sau hơn hai năm kể từ khi bắt đầu hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp.
Alternative Rock – chất nhạc dường như là thế mạnh của hai chàng trai đang chiếm ưu thế về thời lượng trong album lần này. Lần lượt “Vùng Đất Linh Hồn”, “Nếu Ngày Mai Tôi Không Trở Về” hay “Tựa Đêm Nay” mang đến những âm thanh đầy nhiệt huyết và cảm xúc đặc trưng từ thể loại này. Ở một số track còn lại, The Cassette chuyển mình sang âm hưởng dịu nhẹ hơn với Ballad (“Rừng Đom Đóm”, “Espresso”), Pop Rock (“Nắng”) hay một chút màu sắc Jazz Pop (“Ánh Đèn Phố”). Đáng chú ý, “Interlude: 9:00 PM” có lẽ là track đặc biệt khi chỉ kéo dài hơn 2 phút. Đoạn nhạc không lời này tựa như một khoảng lặng tinh tế sau loạt ca khúc mang nhiều năng lượng.
Lấy cảm hứng từ hình ảnh chú đom đóm trong một khu rừng, The Cassette khắc hoạ nỗi buồn mà người trẻ đang mang qua một góc nhìn văn minh, trẻ trung, thú vị chứ không hề bi luỵ. Từ chuyện yêu đương, những ngẫm nghĩ sâu xa về cuộc đời cho đến cảm xúc luyến tiếc hay niềm khát khao của tuổi trẻ, tất cả đều được thể hiện thông qua loạt ca từ đơn giản nhưng đẹp và lãng mạn. Bằng sự đồng cảm đó, “Rừng Đom Đóm” là đĩa nhạc mà The Cassette dùng để an ủi các tâm hồn đồng điệu.
Được biết, toàn bộ sản phẩm đều do hai thành viên The Cassette tự tay sáng tác, sản xuất và thực hiện quá trình mix & master. Chia sẻ với Vietcetera, Trần Hoài Thân cho biết: ” Chúng tôi không có ý định tạo ra album để người nghe nhạc rút ra ý nghĩa hay một điều gì đó. Nhưng chúng tôi có mong muốn album này có thể ru vỗ nỗi buồn cho một vài người. Bởi ai cũng có nỗi buồn mà “.
Trong The Cassette, Hoài Thân giữ vai trò hát chính cũng như chơi guitar, Hữu Thiện là người đảm nhiệm vị trí guitar lead. Thời gian tới, ban nhạc sẽ sớm bổ sung thêm hai thành viên chơi bass và drum. Được biết, CD vật lý của “Rừng Đom Đóm” đã lên kệ vào ngày 4/6 còn phiên bản digital cho album chỉ mới trình làng hôm 9/6 vừa qua.
MV “Nếu Ngày Mai Tôi Không Trở Về” của The Cassette.
Đen Vâu, Orange và âm nhạc về nỗi cô đơn của người trẻ trưởng thành
Thời gian gần đây, nỗi cô đơn của người trẻ khi trưởng thành được Đen Vâu, Orange cùng nhiều nghệ sĩ lấy cảm hứng cho sản phẩm của mình.
Chủ đề trong các sản phẩm nhạc Việt từ trước đến nay luôn đa dạng và khó đoán, có thể là câu chuyện tình yêu, tình bạn, chuyện đời sống, xã hội, kể cả khoa học, trừu tượng... Dù đề cập đến vấn đề gì thì âm nhạc đều có điểm chung, đó là nhận được sự đồng cảm từ một bộ phận khán giả nhất định, hoặc rộng hơn là đối với đại chúng.
Giới trẻ là nhóm đối tượng chính
Giới trẻ là đối tượng có nhu cầu thưởng thức âm nhạc cao hơn các lứa tuổi khác nên các nghệ sĩ thường tìm những đề tài gần gũi giới trẻ để viết nhạc và thể hiện. Trong đó, nỗi niềm, nỗi cô đơn của người trẻ khi trưởng thành, va vấp cuộc sống là một trong những đề tài dễ được đồng cảm, đón nhận.
Ca từ trong "Trốn tìm" của Đen Vâu được giới trẻ đồng cảm. Ảnh: NSCC
Bảng xếp hạng #zingchart và Top Trending Youtube 2 tháng gần đây ghi nhận sự góp mặt của nhiều ca khúc về chủ đề này.
Bản song ca "Khi em lớn" của Orange - Hoàng Dũng phát hành ngày 20.4 đứng Top 3 #zingchart sau 1 ngày và Top 3 Âm nhạc thịnh hành Youtube ở thời điểm cao nhất. Trịnh Đình Quang phát hành "Sắp 30" hồi đầu tháng 5 cũng nhanh chóng leo lên Top 1 #zingchart, duy trì 2 tuần liên tiếp.
Đen Vâu thành công với MV "Trốn tìm". Ảnh: NSCC
Rapper Đen Vâu có màn trở lại ấn tượng trong tháng 5 với MV "Trốn tìm" kết hợp cùng MTV Band. Ca khúc soán ngôi Top 1 Trending Youtube của Sơn Tùng M-TP sau 26 giờ ra mắt và hiện tại vẫn đứng Top 1 mục Âm nhạc thịnh hành.
Bên cạnh đó, có thể kể đến nhiều ca khúc cùng chủ đề như "Em đừng khóc" - Chillies, "Thanh" - Thịnh Suy, hay Cá Hồi Hoang với "Một màu", "Lần thứ hai"...
Chủ đề gần gũi nhưng không dễ khai thác
Sở dĩ những ca khúc lấy cảm hứng từ chủ đề này được giới trẻ ưa chuộng vì có ca từ gần gũi, dễ tiếp nhận, đồng cảm và bắt gặp chính mình trong đó. Nhưng không phải ca sĩ nào khi thể hiện cũng dễ dàng tạo sự lan tỏa nếu không biết cách chắt lọc câu chữ và có đủ trải nghiệm trong giọng hát.
"Trốn tìm" là ca khúc thành công của Đen, được viết lên bởi chính trải nghiệm thực tế trong suốt chặng đường đời cũng như trong âm nhạc. Nó đồng nhất với mạch tư tưởng, cảm xúc mà Đen từng thể hiện ở tất cả các sản phẩm trước đây. Đen vẫn vận dụng tốt cách xây dựng ca từ và truyền tải chúng qua chất rap dung dị, tâm tình.
Orange khi trở lại với phong cách âm nhạc mới khiến khán giả hoài nghi. Nhưng "Khi em lớn" đã chứng tỏ cô có thể "đi đường dài" với màu nhạc trầm lắng, sâu sắc, khác hoàn toàn một Orange quyến rũ, cá tính trước đây. Yếu tố quan trọng nhất tạo sức hút cho ca khúc là ở giọng hát nội lực, truyền cảm của Orange, Hoàng Dũng - 2 ca sĩ trẻ "thực lực" của Vpop.
Orange, Hoàng Dũng nói lên nỗi niềm của người trẻ. Ảnh: NSCC
Khác với Đen và Orange, mới đây ngày 23.5, Jaykii phát hành MV "Càng lớn càng cô đơn" sau 2 năm vắng bóng nhưng không thỏa mãn khán giả như mong đợi, mặc dù khai thác cùng chủ đề. Beat, bản phối và ca từ "na ná" nhiều ca khúc Vpop, giọng hát của Jaykii cũng để lộ hạn chế khiến sản phẩm khó thành hit.
Những thành tích cho thấy sản phẩm âm nhạc lấy cảm hứng từ nỗi lo toan của người trẻ trưởng thành đang được khán giả ưa chuộng. Tuy nhiên, sự đồng cảm với âm nhạc là biện pháp chữa lành mang tính thời điểm, nếu ca khúc đó chỉ "đều đều" mà không tạo điểm nhấn ở giai điệu, ca từ hay giọng hát thì rất khó trở thành sản phẩm "để đời", sống lâu trong lòng công chúng.
Lựa chọn phong cách, chủ đề âm nhạc cho hợp với bản thân là "cái khó" của nhiều nghệ sĩ hiện nay. Nó vừa mang tính thời điểm, thị hiếu khán giả, vừa phải xuất phát từ thực lực, cũng phải có sự kết hợp sáng tạo, hài hòa giữa nhạc sĩ, ca sĩ, producer và ekip sản xuất.
JayKii tung MV "Càng Lớn Càng Cô Đơn", nói thay tâm sự của người trẻ đang lạc lối JayKii vừa đánh dấu sự trở lại của mình sau hơn hai năm vắng bóng với sản phẩm âm nhạc "Càng Lớn Càng Cô Đơn". Lên sóng vào tối 23/05, MV của ca khúc như một bộ phim ngắn, kể lại câu chuyện của những người trẻ Việt cô đơn tại ba thành phố lớn: TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam), Tokyo (Nhật)...