Al-Qaeda tại Syria kêu gọi tấn công Nga
Mặt trận Nusra kêu gọi các phiến quân tấn công Nga vì nước này mở chiến dịch không kích ở Syria, không lâu trước khi đại sứ quán Nga ở thủ đô Damascus bị trúng rocket.
Phiến quân Mặt trận Nusra ở thành phố Aleppo, phía bắc Syria, hôm 26/5. Ảnh:AFP.
Abu Mohamed al-Jolani, thủ lĩnh Mặt trận Nusra có liên kết với al-Qaeda, kêu gọi phiến quân vùng Kavkaz tấn công người Nga vì chiến dịch không kích của Moscow ở Syria.
“Quân đội Nga sát hại người dân Syria thì giết người dân Nga. Chúng diệt tay súng của chúng ta thì chúng ta giết binh sĩ chúng. Một mạng đổi một mạng”, AFP dẫn lời Jolani nói trong một đoạn ghi âm công bố cuối ngày hôm qua.
Jolani thề chiến dịch không kích, bắt đầu hôm 30/9, sẽ có hậu quả thảm khốc. “Cuộc chiến ở Syria sẽ khiến người Nga quên đi nỗi sợ hãi có được ở Afghanistan”, tên thủ lĩnh nói. “Chúng sẽ bị tiêu diệt, với sự cho phép từ đấng tối cao, ở cửa ngõ Syria”.
Moscow trước đó tuyên bố không kích nhằm vào phần tử khủng bố như phiến quân Mặt trận Nusra, Nhà nước Hồi giáo (IS). Bộ Quốc phòng Nga hôm nay thông báo phi cơ nước này tấn công 86 mục tiêu khủng bố trong 24 giờ qua.
Lời đe dọa từ Mặt trận Nusra được đưa ra không lâu trước khi đại sứ quán Nga ở thủ đô Damascus bị trúng hai quả rocket sáng nay. Vụ tấn công làm khoảng 300 người tham gia tuần hành ủng hộ chiến dịch không kích gần đại sứ quán Nga khi đó hoảng sợ nhưng không gây ra thương vong.
Liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu chống IS ở Syria cũng nhằm vào cả Mặt trận al-Nusra. Jolani kêu gọi các nhóm vũ trang đối lập hãy gác bỏ sự khác biệt cho đến khi cả hai chiến dịch không kích bị xóa sổ.
Jolani còn cam kết trả “3,4 triệu USD cho người giết được Tổng thống Syria Bashar al-Assad” và 2,2 triệu USD nếu tiêu diệt Hassan Nasrallah, thủ lĩnh phong trào dòng Shiite Hezbollah ở Lebanon, đồng minh quan trọng của ông Assad.
Video đang HOT
Như Tâm
Theo VNE
Không kích Syria, Putin hóa thần tượng tại Trung Đông
Sau khi Tổng thống Nga Putin phát động chiến dịch không kích khủng bố ở Syria, những lời tán tụng, các câu chuyện ngợi ca ông bắt đầu lan truyền nhanh chóng khắp Trung Đông.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP
Giữa không gian trang nghiêm vây quanh bởi những bức tường trang trí công phu tại nhà thờ Hồi giáo Omayyad nổi tiếng ở thủ đô Damascus, Syria, giáo sĩ Maamoun Rahmeh tuần trước đứng đối diện hàng trăm giáo dân, ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin là một "lãnh đạo vĩ đại" người "phá tan những câu chuyện thêu dệt của Mỹ".
Những tấm áp phích nổi bật với chân dung ông Putin xuất hiện tại khắp các ngõ ngách trên đường phố Syria và Iraq, với lời tán tụng, miêu tả động thái can thiệp quân sự của Nga ở Syria sẽ là mấu chốt giúp ổn định lại cán cân quyền lực trong khu vực.
Thần tượng
Theo AP, ông chủ Điện Kremlin rõ ràng đang thu phục được lòng tin của hàng vạn người dân Iraq và Syria bởi họ cho rằng đòn không kích của Nga sẽ tạo nên bước ngoặt quan trọng, giúp chấm dứt tình trạng khủng hoảng do Nhà nước Hồi giáo (IS) gây ra. Hơn một năm qua, dù nỗ lực rất nhiều nhưng liên quân do Mỹ dẫn đầu vẫn không thể giải quyết vấn đề này.
Phản ứng của dân chúng cho thấy, mặc cho phương Tây ra sức chỉ trích ông Putin, cáo buộc Moscow lợi dụng chiến dịch không kích để củng cố chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad thì ngay tại khu vực Trung Đông này, uy tín của lãnh đạo nước Nga vẫn gia tăng nhanh chóng.
"Ông Putin làm nhiều hơn là nói", Sohban Elewi, một người dân ở Damascus, nhận xét, đồng thời thêm rằng chiến lược của Nga ở Syria rất rõ ràng, mạch lạc trong khi chính sách của Mỹ thì chỉ tạo nên sự hỗn loạn mà thôi.
Nga khởi động chiến dịch không kích ở Syria từ hôm 30/9. Moscow tuyên bố chỉ tấn công IS và các nhóm khủng bố khác. Tuy nhiên, phương Tây lại nói Nga nhắm mục tiêu vào lực lượng phiến quân đường lối "ôn hòa" nhằm hậu thuẫn chính quyền Assad.
Ngoài việc triển khai máy bay dội bom, Moscow còn điều động tàu chiến khai hỏa tên lửa hành trình từ biển Caspian, bay gần 1.500km, oanh tạc các cứ điểm của IS ở Raqqa và Aleppo, theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga.
Đối với những người dân đã quá chán chường, mệt mỏi vì chiến tranh và hoảng sợ trước bước tiến của IS, hành động cứng rắn và dồn dập của ông Putin mang đến cho họ niềm hy vọng mới, làm hồi sinh lòng tin vào một chiến thắng không còn xa vời, quan sát viên Zeina Karam và Vivian Salama từ AP bình luận.
"Sự can thiệp của Nga khích lệ tinh thần chiến đấu của các binh sĩ quân đội và cả những người dân bình thường ở Syria", giáo sư Samir Haddad, hiện sống tại Homs, nói. "Tổng thống Putin có tính cách nổi bật và sức ảnh hưởng không lẫn vào đâu được. Rõ ràng là các lãnh đạo thế giới đang dần dần thể hiện sự ủng hộ, cả công khai và bí mật, đối với động thái can thiệp quân sự này", Haddad nhấn mạnh.
Họa sĩ người Iraq Mohammed Karim Nihaya đang hoàn thành bức tranh Tổng thống Nga Vladimir Putin tại phòng vẽ ở thủ đô Baghdad ngày 7/10. Ảnh: AFP
Tại Ai Cập, cờ Nga cùng những bức ảnh chân dung Putin hồi tháng hai cũng xuất hiện tràn ngập ở thủ đô Cairo khi ông tới thăm nơi này. Thời điểm đó, Al Ahram, tờ báo chính thống của Ai Cập còn đăng bài tiểu sử của Tổng thống Nga với hình ảnh minh họa ông Putin cởi trần mang bên mình một loạt vũ khí. Tiêu đề bài viết là "Người hùng của thời đại". Dường như làn sóng mến mộ này nay một lần nữa được khơi dậy.
Sức ảnh hưởng của lãnh đạo nước Nga còn lan sang cả Lebanon. Hôm 11/10, một số người biểu tình tại đây mặc cả áo in hình ông Putin để tham gia một cuộc tuần hành kêu gọi chính phủ tiến hành bầu cử tổng thống.
Nhiều người dân tại Iraq hiện cũng bày tỏ mong muốn các cuộc không kích nhằm vào IS của Nga sẽ được mở rộng sang lãnh thổ của họ.
"Chúng tôi không mong chờ một liên minh quốc tế nào cả. Chúng tôi chỉ muốn Nga hành động. Khi họ đến, chúng tôi sẽ giết cừu để chào đón", Mohamed, một thanh niên thất nghiệp, nói.
Các cửa hàng nghệ thuật ở thủ đô Baghdad, ngoài bán những bức tranh kiến trúc cổ kính của thủ đô, nhà thờ Hồi giáo hay tranh phong cảnh, nay còn trưng bày thêm tranh chân dung của Tổng thống Nga. Theo họ, đây là cách để tôn vinh những gì ông Putin đã và đang làm được trong cuộc chiến đẩy lùi IS. Nhiều người gọi ông là công dân danh dự của Iraq. Thậm chí, họ còn truyền tai câu chuyện vui rằng tên gọi của Tổng thống Nga chứng minh ông có nguồn gốc Iraq.
"Chúng tôi sẽ coi Putin là người Iraq bởi vì ông ấy yêu chúng tôi hơn lãnh đạo của chúng tôi", Mohammed al-Bahadli, một sinh viên tại thành phố Najaf, thủ phủ của người Hồi giáo dòng Shiite, cho hay.
"IS tấn công chúng tôi bởi chúng coi chúng tôi là 'rafidha' (rác rưởi). Trong khi đó, ông Putin là người Chính thống giáo lại bảo vệ chúng tôi. Chúng tôi cảm ơn ông. Nhờ ông mà chúng tôi có niềm tin ở lại Iraq", Saad Abdallah, một tiểu thương Iraq, bày tỏ sự ủng hộ với Tổng thống Putin.
"Nước Nga không nói chơi. Họ thực sự là những người giúp giải quyết rắc rối. Họ thực hiện điều đó một cách âm thầm và hiệu quả, không như Mỹ, những người luôn thích làm tất cả mọi việc trước ống kính máy quay", Hussein Karim, 21 tuổi, sinh viên trường y tại Baghdad, nói.
Trong các bức hình hoạt họa được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội ở Iraq, ông Putin luôn được khắc họa là một người đàn ông cơ bắp, khỏe mạnh và đầy quyền uy. Một tấm hình đang rất được yêu thích gần đây vẽ cảnh Tổng thống Nga ngực trần, tóm cổ Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh tối cao của IS, khuôn mặt y lộ rõ vẻ sợ hãi. "Ngươi nghĩ mình sẽ trốn đi đâu? Ta sẽ nghiền ngươi thành bột", ông Putin tuyên bố.
Áp phích chào đón ông Putin được treo dày đặc trên đường phố Cairo, Ai Cập, hồi tháng hai. Ảnh: AP
Vũ Hoàng
Theo VNE
Nga nỗ lực tranh thủ đồng minh của Mỹ Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có một loạt cuộc gặp với giới chức cấp cao của Ả Rập Xê Út và UAE để bàn về việc hợp tác chống khủng bố ở Syria. Hoàng tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman (trái) trong cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Reuters Đây được xem là một nỗ lực bất...