Al-Qaeda chỉ trích IS bành trướng
Chi nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda tại Yemen lên tiếng chỉ trích Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cố giành lấy vị trí độc tôn và mở rộng ảnh hưởng, gây chia rẽ trong các nhóm phiến quân.
Chi nhánh của al-Qaeda tại Yemen chỉ trích IS thu hồi quân của các nhóm phiến quân khác để chiếm vị trí độc tôn. Ảnh: AP
“Họ bãi bỏ sự hiện diện của tất cả các nhóm chiến binh khác ở khắp thế giới Hồi giáo, tạo nên ngăn cách giữa hàng ngũ của những người chiến đấu vì Thánh Allah bằng cách kêu gọi lòng trung thành từ chính các nhóm chiến binh khác. Họ tuyên bố mở rộng vương quốc Hồi giáo tới một số nước mà họ không được phép”, AP dẫn lời Sheikh Harith al-Nadhari, thủ lĩnh của al-Qaeda tại Yemen nói về IS hôm qua.
Trong thông điệp đăng tải trên Twitter, Al-Nadhari chỉ trích nhóm phiến quân tuyên bố thành lập một vương quốc Hồi giáo rộng khắp ở lãnh thổ của Syria và Iraq và có tham vọng bành trướng hơn nữa. Ý đồ mở rộng của IS đang tạo nên sự ngăn cách giữa các nhóm phiến quân Hồi giáo khác, khi thủ lĩnh IS là Abu Bakr al-Baghdadi gần đây kêu gọi các chiến binh “thổi bùng ngọn núi lửa của cuộc chiến ở khắp nơi trên thế giới”.
Al-Nadhari cho rằng IS buộc các phiến quân cam kết lòng trung thành với mình mà không “tham vấn” với các lãnh đạo phiiến quân Hồi giáo khác. Các nhóm phiến quân nhỏ ở khắp khu vực Trung Đông tuyên bố trung thành với al-Baghdadi trong khi al-Qaeda vẫn im lặng.
Video đang HOT
Chi nhánh al-Qaeda ở Yemen bị Mỹ xem là một trong những chi nhánh nguy hiểm nhất trong tổ chức khủng bố này vì có liên kết với một số âm mưu tấn công trên đất Mỹ. Washington thường phải mở các cuộc không khích bằng máy bay không người lái để đối phó với nhóm này, nhóm chiếm một phần lớn lãnh thổ của Yemen sau bất ổn chính trị năm 2011.
Nasser al-Wahishi từng là chân tay thân cận của trùm khủng bố Osama bin Laden. Trong một đoạn video khác, tên này nhắc lại lòng trung thành của nhóm với kẻ kế nhiệm bin Laden là Ayman al-Zawahri, thách thức ý đồ bành trướng của IS.
Thủ lĩnh IS al-Baghdadi vốn là một kẻ được các chiến binh Al-Qaeda tại Iraq đào tạo.
Khánh Lynh
Theo VNE
Trung Quốc sẵn sàng cứng rắn ở Biển Đông?
Việc máy bay Trung Quốc áp sát máy bay Mỹ cho thấy Trung Quốc sẵn sàng trở nên cứng rắn về vấn đề quyền lãnh thổ ở Biển Đông.
Tuần này, 1 máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay áp sát 1 máy bay tuần tra của Mỹ trên biển Hoa Đông,điều này cho thấy Trung Quốc không hề e ngại khi tăng cường phòng vệ cái gọi là chủ quyền ở Biển Đông của nước này, cho dù có phải đối mặt với lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới.
Máy bay do thám săn ngầm P-8 Poseidon của Mỹ.
Theo như tờ Washington Free Beacon, máy bay Shenyang J-11B của Hải quân Trung Quốc, được đóng trong nước theo nguyên mẫu tàu Sukhoi-27 của Nga, đã tiến rất sát đến máy bay do thám P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ đang thực hiện việc giám sát "hành động quân sự chưa từng có tiền lệ của Trung Quốc gần đây và hiện đang diễn ra tại Hoàng Hải, biển Đông và biển Hoa Đông"
Nguy cơ bị đánh chặn đối với Trung Quốc là khá đáng kể, việc 1 máy bay Trung Quốc và máy bay Mỹ va chạm trên không trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Trung Quốc hay việc bắt giữ máy bay và phi hành đoàn sẽ khiến 2 bên rất khó xử.
Máy bay Mỹ đã bay vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Trung Quốc nằm cách đất liền 200 dặm và cả vùng nhận dạng phòng không. Thông thường, các tàu thuyền và máy bay nước ngoài vẫn bay vào EEZ của các nước khác mà không bị ngăn chặn, nước Mỹ cũng coi EEZ của mình là vùng biển quốc tế, nơi luật hàng không lỏng lẻo hơn là trên đất liền.
Chia sẻ với Business Insider, ông Nan Li, 1 chuyên gia về chính sách quốc phòng của Trung Quốc ở ĐH Hải quân Mỹ cho biết "Trung Quốc thể hiện 1 thái độ nghiêm khắc và cứng rắn đối với luật quốc tế tại EEZ của mình... và rất nhạy cảm về máy bay tuần tra"
Ông Bruce Bennett, nhà phân tích quốc phòng tại RAND, cho biết đây là 1 khu vực mà Trung Quốc quan tâm từ lâu, ông trả lời Business Insider: " Trung Quốc bảo vệ rất kĩ vùng biển mà các máy bay trinh sát Mỹ định tiến vào... hoàn toàn bình thường khi họ tiến sát và cảnh báo chúng ta không nên ở đó".
Trung Quốc bảo vệ ranh giới ngoài khơi của mình rất kĩ và sẽ không có ngoại lệ nào kể cả là máy bay quân sự của Mỹ.
Biển Đông là khu vực đang xảy ra tranh chấp chủ quyền khi Trung Quốc có hàng loạt hành động khiêu khích nhằm vào Việt Nam và Phillipines. Trong tháng 5, Bắc Kinh đã cho đặt giàn khoan trong vùng biển được quốc tế công nhận của Việt Nam. Tranh chấp về khai thác dầu khí, quan ngại trong khu vực về sự bành trướng của Trung Quốc và thường xuyên nghi ngờ lẫn nhau trong quá khứ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đã khiến Biển Đông trở thành 1 điểm nóng trên thế giới.
Chính sách "Xoay quanh châu Á" của Mỹ, bao gồm việc Mỹ được tiếp cận 5 căn cứ quân sự ở Phillipines, được dự báo là sẽ khiến 1 nước mới nổi và hung hãn như Trung Quốc tạo ra 1 tình huống khó lường. Trung Quốc là 1 cường quốc về quân sự và kinh tế nhưng cũng rất thích khoa trương sức mạnh của mình ra toàn thế giới, sẵn sàng đối đầu với các nước láng giềng cũng như Mỹ.
Việc mỗi quốc gia lại có tuyên bố khác nhau về việc cho phép tiếp cận EEZ của nhau đã khiến tình hình trở nên phức tạp, bởi lẽ nó làm cho quy định về hành động phù hợp tại biển Đông không được rõ ràng. Đơn cử như việc hiện không có thỏa thuận nào về việc có cho phép các hành động quân sự tại EEZ được đặt dưới luật pháp quốc tế hay không, chính điều này đã gây ra cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc năm 2009. Tháng 3/2009, 5 tàu chiến Trung Quốc đã chặn 1 tàu tuần tra không được trang bị vũ khí của Mỹ, tàu USNS Impeccable, cách đảo Hải Nam 75 dặm về phía nam. Tàu này sau đó rút lui với đoàn hộ tống có vũ trang, sau đó Lầu Năm Góc đã công khai thể hiện sự bất bình khi cho rằng họ có quyền hoạt động trong EEZ của Trung Quốc.
Vụ việc trong tuần này cho thấy Trung Quốc sẵn sàng trở nên cứng rắn về vấn đề quyền lãnh thổ trong khu vực, điều mà họ đã gây ra rất nhiều tranh luận và mâu thuẫn và sẽ chỉ trở nên căng thẳng hơn khi mà sự bành trướng của Trung Quốc vẫn tiếp tục. Nhưng điều này không có nghĩa Trung Quốc muốn gây chiến với Mỹ mà họ muốn tìm cách để khiến quan hệ giữa 2 cường quốc ngày 1 phức tạp hoặc dẫn đến đối đầu ngoài ý muốn.
Theo VNE
The Diplomat: Trung Quốc quá 'ích kỷ' nên khó trở thành bá chủ châu Á Trung Quốc là một cường quốc mới nổi, nhưng khó trở thành bá chủ châu Á vì bản chất "ích kỷ", hẹp hòi và chỉ biết hăm dọa, ức hiếp các nước láng giềng, theo nhận định của tạp chí The Diplomat. Ảnh minh họa binh sĩ Trung Quốc Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đã được biết đến khá rõ...