Airbus công bố kế hoạch cắt giảm 2.000 việc làm
Ngày 4/12, tập đoàn hàng không Airbus đã công bố kế hoạch chi tiết cắt giảm hơn 2.000 việc làm trong lĩnh vực Quốc phòng và Không gian, tương đương khoảng 5% bộ phận lớn thứ hai của hãng này, trong bối cảnh Airbus đang phải vật lộn với sự cạnh tranh mạnh trong lĩnh vực vệ tinh.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, đợt cắt giảm này không nghiêm trọng như cảnh báo ban đầu.
Biểu tượng tập đoàn sản xuất máy bay Airbus. Ảnh: THX/TTXVN
Trong các kế hoạch được trình lên các công đoàn vào thứ Tư và sau đó được công ty xác nhận, 1.128 vị trí trong tổng số 2.043 việc làm bị cắt giảm sẽ thuộc về mảng kinh doanh Hệ thống Không gian. Ngoài ra, Airbus sẽ cắt giảm 250 việc làm trong bộ phận Không quân hoặc máy bay chiến đấu, 47 việc làm trong Bộ phận Tình báo Kết nối và 618 vị trí tại trụ sở chính của bộ phận.
Video đang HOT
Tính theo quốc gia, Đức bị ảnh hưởng nhiều nhất trong tổng số các đợt cắt giảm với 689 vị trí bị ảnh hưởng, tiếp theo là Pháp với 540 vị trí, Anh với 477 vị trí, Tây Ban Nha với 303 vị trí và các quốc gia khác với 34 vị trí.
Theo giới quan sát, kế hoạch cắt giảm của Airbus không nghiêm trọng như công bố trước đó. Hồi tháng 10, Airbus đã công bố kế hoạch cắt giảm tới 2.500 việc làm trong Bộ phận Quốc phòng và Không gian, tương đương 7% lực lượng lao động. Kế hoạch cắt giảm việc làm dự kiến sẽ được thực hiện từ giữa năm 2026 và nhắm vào chi phí chung và chi phí cố định, tập trung chủ yếu vào các vị trí quản lý và nhân viên văn phòng, thay vì các vị trí vận hành.
Bộ phận quốc phòng và không gian của Airbus có khoảng 35.000 người và đóng góp 2 tỷ euro (2,2 tỷ USD) trong tổng số 65,4 tỷ doanh thu của hãng trong năm ngoái. Trong nửa đầu năm nay, lợi nhuận ròng của Airbus giảm 46% xuống còn 825 triệu euro, do doanh thu của mảng kinh doanh vũ trụ sụt giảm doanh thu 989 triệu euro. Nguyên nhân được cho là bởi các vệ tinh viễn thông và định vị của Airbus đều được sản xuất theo đơn đặt hàng trong khi lại phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn từ SpaceX.
Airbus khánh thành trụ sở mới và trung tâm đào tạo tại Ấn Độ
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Airbus vừa chính thức khánh thành Trụ sở chính và Trung tâm đào tạo mới tại Ấn Độ, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành hàng không vũ trụ tại Nam Á.
Biểu tượng tập đoàn sản xuất máy bay Airbus. Ảnh: THX/TTXVN
Cơ sở này được trang bị bốn máy mô phỏng A320, với khả năng đào tạo lên đến 800 phi công và 200 kỹ thuật viên mỗi năm.
Trong lễ khánh thành, ông Michael Schoellhorn, Tổng giám đốc điều hành của Airbus Defence & Space, nhấn mạnh: "Đây sẽ là trung tâm chiến lược trong sứ mệnh công nghiệp của Airbus tại Ấn Độ, nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không vũ trụ, xây dựng hệ sinh thái hàng không và quốc phòng toàn diện, tận dụng tài năng công nghệ của đất nước để tạo ra việc làm có tay nghề cao và gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng không vũ trụ từ Ấn Độ".
Ông cũng cho biết thêm Airbus đã tăng gấp đôi hoạt động mua sắm từ Ấn Độ, lên hơn 1 tỷ euro (1,082 tỷ USD), đồng thời nâng tổng số nhân viên tại đây lên 3.500. Hãng hàng không vũ trụ này còn xây dựng hai dây chuyền lắp ráp cuối cùng cho máy bay quân sự C295 và trực thăng H125. Thêm vào đó, Airbus đang hợp tác với Air India để phát triển một cơ sở đào tạo phi công thứ hai tại khu vực thủ đô, trang bị 10 máy bay mô phỏng cho A320 và A350, cùng với kế hoạch thành lập một cơ sở Airbus có sức chứa 5.000 chỗ ngồi tại Bengaluru.
Bộ trưởng Bộ Hàng không dân dụng Ram Mohan Naidu, người tham dự lễ khánh thành, nhấn mạnh sự cần thiết phải "theo đuổi giấc mơ về hàng không dân dụng ở Ấn Độ" với dự kiến bổ sung 4.000 máy bay trong 20 năm tới cho đội bay hiện tại gồm 800 chiếc, và mở thêm 50 sân bay trong năm năm tới, với tổng cộng 400 sân bay trong 20 đến 25 năm tới.
Ông cũng cho biết trong ba đến bốn năm qua, Ấn Độ đã bổ sung thêm tám cơ sở đào tạo bay và đang triển khai thêm 10 cơ sở đào tạo nữa. Số lượng máy bay đào tạo đã tăng từ 190 vào năm 2020 lên 264 vào năm 2024, trong khi giấy phép phi công thương mại được cấp đã tăng từ 744 vào năm 2019 lên 1.600 vào năm 2023. Bên cạnh đó, ông cũng lưu ý việc bãi bỏ các khoản phí, cùng với các chính sách khuyến khích đã dẫn đến sự gia tăng các cơ sở đào tạo phi công, đồng thời chính phủ đang nỗ lực giảm chi phí nhiên liệu và các chi phí khác liên quan đến đào tạo để giảm bớt gánh nặng cho các cơ sở này.
Ngành hàng không của Ấn Độ đã có sự tăng trưởng đáng kể trong 10 năm qua. Số lượng sân bay đang hoạt động trong nước đã tăng gấp đôi từ 74 vào năm 2014 lên 157 vào năm 2024 và mục tiêu là tăng con số này lên 350-400 vào năm 2047.
Mỹ siết chặt kiểm soát xuất khẩu các công nghệ và thiết bị tiên tiến Ngày 5/9, Mỹ công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chặt chẽ hơn đối với các công nghệ quan trọng như máy tính lượng tử và thiết bị sản xuất chất bán dẫn. Bộ Thương mại Mỹ cho biết sẽ thực hiện các biện pháp hạn chế xuất khẩu trên toàn thế giới đối với các mặt hàng cụ thể như...