Airbnb cung cấp 20.000 chỗ ở miễn phí trên toàn cầu cho người tị nạn Afghanistan
Airbnb quyết định sẽ cung cấp chỗ ở miễn phí trên phạm vi toàn cầu cho 20.000 người tị nạn Afghanistan trong bối cảnh hàng chục nghìn người dân nước này tìm cách rời khỏi đất nước khi Taliban quay trở lại nắm quyền.
Binh sĩ Mỹ đảm bảo an ninh cho hoạt động sơ tán công dân tại sân bay Kabul, Afghanistan ngày 18/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên tài khoản mạng xã hội Twitter, người đồng sáng lập Airbnb, ông Brian Chesky, cho biết từ ngày 24/8 công ty sẽ triển khai gói trợ giúp miễn phí về chỗ lưu trú đối với 20.000 người tị nạn Afghanistan. Chi phí cho dịch vụ này sẽ do Airbnb chi trả. “Nếu như bạn sẵn lòng đón nhận một gia đình người tị nạn, hay liên hệ và chúng tôi sẽ kết nối với đúng người để làm điều đó”, ông Chesky đăng dòng trạng thái trên Twitter.
Theo nhà đồng sáng lập Airbnb, việc người tị nạn Afghanistan phải tháo chạy khỏi đất nước và định cư ở Mỹ hay một nước nào đó là một trong những thảm họa nhân đạo lớn nhất hiện nay. Airbnb nhận thấy cần có trách nhiệm chung tay giúp đỡ những người này.
Video đang HOT
Việc Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul hôm 15/8 đã gây ra làn sóng tháo chạy khỏi Afghanistan ở một bộ phận dân chúng. Theo thông kê của Nhà Trắng, Mỹ và các nước đồng minh đã sơ tán được hơn 30.000 người khỏi Afghanistan thông qua chiến dịch không vận từ sân bay Kabul từ ngày 15-22/8. Nhưng hiện chưa rõ có bao nhiều người Afghanistan nằm trong số này.
Cũng trong ngày 24/8, nhiều người tị nạn Afghanistan tại Indonesia đã tập trung trước trụ sở Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ở thủ đô Jakarta, yêu cầu UNHCR sớm đưa ra giải pháp định cư lâu dài cho họ.
Theo số liệu của UNHCR tại Indonesia, tính đến tháng 4, có gần 13.459 người tị nạn, trong đó khoảng 57% là người đến từ Afghanistan đã đăng ký với cơ quan này. Trong khi đó, Indonesia không phải là một bên ký kết Công ước về người tị nạn năm 1951, do đó không chịu trách nhiệm về việc đảm bảo sinh sống cho người tị nạn. Vì vậy, những người tị nạn ở Indonesia đã mắc kẹt tại đây trong một thời gian dài, không được tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục. Hiện những người tị nạn đang chờ đợi quyết định của UNHCR để tái định cư cho họ ở một quốc gia khác.
Airbnb là một trong những công ty cung cấp dịch vụ lưu trú lớn nhất thế giới, được thành lập vào năm 2008. Công ty hiện quản lý, điều phối hơn 2 triệu chỗ nghỉ ở hơn 190 quốc gia/vùng lãnh thổ và 34.000 thành phố trên khắp thế giới.
Taliban thiết lập trật tự ở sân bay Kabul
Ngày 22/8, các lãnh đạo của lực lượng Taliban ở Afghanistan đã áp đặt một số quy định ở khu vực xung quanh sân bay thủ đô Kabul nhằm đảm bảo dòng người xếp hàng trật tự tại các lối vào sân bay và tránh cảnh tụ tập, chen lấn.
Người dân Afghanistan tiến về sân bay Kabul để sơ tán khỏi nước này ngày 16/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo các nhân chứng, sân bay Kabul hiện không còn tình trạng bạo lực hoặc hỗn loạn. Từ sáng sớm đã có những hàng dài người xếp hàng chờ đợi.
Trước đó, tối 21/8, Australia đã điều 4 chuyến bay đến Kabul để sơ tán trên 300 người, gồm công dân Australia, New Zealand, Mỹ, Anh và những người Afghanistan có thị thực. Cùng ngày, Mỹ và Đức khuyến cáo công dân ở Afghanistan tạm thời tránh đến sân bay Kabul vì lý do an ninh khi hàng nghìn người đang đổ về đây để tìm đường sơ tán.
Theo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và lực lượng Taliban, ít nhất 12 người đã thiệt mạng ở khu vực sân bay Kabul. Các nhân chứng cho biết những người này thiệt mạng do bị bắn hoặc bị giẫm đạp.
Liên quan đến vấn đề người tị nạn Afghanistan, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz ngày 22/8 đã phản đối việc tiếp nhận thêm người tị nạn đang tháo chạy khỏi quốc gia Tây Nam Á này.
Thủ tướng Kurz là người có quan điểm cứng rắn trong vấn đề người nhập cư. Trong khi Liên minh châu Âu (EU) đang tìm hướng giải quyết cho những người Afghanistan từng hỗ trợ khối này trong 20 năm qua, Thủ tướng Kurz nêu rõ "đến Áo không phải là một lựa chọn". Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Puls 24, Ông nói: "Tôi phản đối việc tiếp nhận thêm người tị nạn và điều đó sẽ không diễn ra trong thời gian tôi giữ chức Thủ tướng Áo".
Theo dữ liệu năm 2020 của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), trên 40.000 người tị nạn Afghanistan đã đến Áo, nước có nhiều người tị nạn Afghanistan thứ hai ở châu Âu, sau Đức với 148.000 người. Dân số của Áo ít hơn 9 lần so với dân số Đức và Áo là một quốc gia trung lập, không phải thành viên NATO.
Trong cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu giai đoạn 2015-2016, số người nộp đơn xin tị nạn mà Áo tiếp nhận chiếm hơn 1% dân số nước này.
Séc, Áo kiên quyết trục xuất người Afghanistan xin tị nạn không đủ điều kiện Áo ngày 14/8 cho biết nước này kiên quyết trục xuất những người Afghanistan xin tị nạn nhưng không đủ điều kiện, bất chấp việc Taliban đã chiếm nhiều khu vưc ở Afghanistan khiến các nước trong Liên minh châu Âu (EU) phải cân nhắc lại quan điểm tương tự. Khu lều tạm của người tị nạn Afghanistan ở Mazar-i-Sharif, thủ phủ tỉnh...