AirAsia Indonesia muốn từ bỏ số hiệu “đen đủi” QZ8501
Giám đốc điều hành AirAsia Indonesia ngày 29/12 cho biết để đề xuất lên tập đoàn không tiếp tục sử dụng mã QZ8501 cho các chuyến bay, sau khi một chiếc Airbus A320 của hãng này mang số hiệu trên mất tích khi đang từ Surabaya tới Singapore.
(Ảnh minh họa)
Thông tin được ông Sunu Widyatmoko, giám đốc điều hành AirAsia Indonesia tiết lộ với báo giới, nhưng quyết định này phải chờ lãnh đạo tập đoàn phê chuẩn.
“Chúng tôi đã đưa ra đề xuất trên với trụ sở chính, nhưng vẫn cần chờ phê duyệt và điều phối từ trụ sở chính”, Sunu nói.
Trước đó hôm 28/12, chuyến bay QZ8501, khởi hành từ thành phố Surabaya để tới sân bay Changi, Singapore đã biến mất khỏi màn hình radar chỉ 42 phút sau khi cất cánh.
Video đang HOT
Máy bay mất tích khi đang bay trong không phận Indonesia, tại vị trí cách đường biên thông báo bay Singapore – Jakarta chừng 200 hải lý về phía Đông Nam.
Trên máy bay có 155 hành khách, với 149 người Indonesia, 3 người Hàn Quốc. Singapore và Anh mỗi nước có 1 công dân trên chuyến bay xấu số này.
Ông Sunu khẳng định họ vẫn “đang bị sốc” trước thông tin về vụ việc, và “trong tâm của AirAsia lúc này là hỗ trợ thân nhân hành khách vượt qua thời khắc khó khăn này”.
Theo dantri/ The Star
Indonesia: Vật thể trên biển không phải của máy bay AirAsia mất tích
Phó tổng thống Indonesia, ông Jusuf Kalla, ngày 29.12 xác nhận vật thể được máy bay Úc phát hiện trên biển không phải của máy bay AirAsia mất tích. Công tác tìm kiếm hiện tập trung vào vết dầu loang trên biển Java.
Một máy bay của hãng AirAsia - Ảnh: Reuters
Trong buổi họp báo tại sân bay Juanda, thành phố Surabaya (Indonesia), ông Kalla nói lực lượng tìm kiếm đã kiểm tra và không có đủ chứng cứ để xác nhận vật thể do máy bay Úc phát hiện là từ chiếc Airbus 320-200 (chuyến bay QZ8501) mất tích, theo AFP.
"Đến thời điểm hiện tại, không có dấu hiệu nào cho thấy xác máy bay được tìm thấy", ông Kalla cho hay.
Trước đó, hãng tin AP (Mỹ) dẫn lời ông Dwi Putranto, một chỉ huy lực lượng không quân Indonesia, cho biết máy bay săn ngầm P-3C Orion của Úc phát hiện những vật thể khả nghi gần đảo Nangka, cách Pangkalan Bun khoảng 161 km về phía tây nam, cách vị trí cuối cùng của máy bay trước khi mất tích khoảng 1.120 km.
Lực lượng phòng vệ Úc đã từ chối bình luận về việc phát hiện vật thể khả nghi bởi vì công tác tìm kiếm máy bay mất tích do phía Indonesia dẫn đầu, theo đài ABC (Úc) ngày 29.12.
Ông Kalla cho hay có 15 tàu và 30 máy bay tìm kiếm máy bay của hãng AirAsia mất tích. "Đây không phải là một cuộc tìm kiếm trên biển dễ dàng, nhất là trong điều kiện thời tiết xấu như thế này", ông Kalla nói.
Người phát ngôn Hadi Tjahjanto của Không quân Indonesia cho AFP biết công tác tìm kiếm hiện tập trung vào một vệt dầu loang phát hiện ngoài khơi đảo Belitung trên biển Java.
"Chúng tôi đang cố xác nhận xem liệu rằng vệt dầu loang là từ máy bay AirAsia hay từ một con tàu bởi vì địa điểm phát hiện vệt dầu loang là một tuyến đường hàng hải có nhiều tàu thuyền qua lại", ông Tjahjanto cho biết.
Trong ngày 29.12, các quốc gia Indonesia, Úc, Singapore và Malaysia đã điều máy bay cùng các tàu hỗ trợ việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của hãng AirAsia.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Máy bay AirAsia mất tích: Công ty bảo hiểm Đức chi trả khoảng 100 triệu USD Công ty bảo hiểm Đức Allianz ngày 29.12 cho biết họ là công ty tái bảo hiểm chính cho hãng hàng không AirAsia có máy bay chở 162 người (chuyến bay QZ8501) bị mất tích vào ngày 28.12. Reuters ước tính Allianz sẽ phải trả khoảng 100 triệu USD cho vụ việc này. Thân nhân của hàng khách trên chuyến bay QZ8501 ngồi...