AIPA bàn giải pháp chống tình trạng bóc lột tình dục trẻ em
Các ý kiến đóng góp đều có chung nhận định thực trạng bóc lột tình dục trẻ em hiện nay đang là vấn đề hết sức nhức nhối, cần sớm được quan tâm giải quyết triệt để không chỉ riêng tại quốc gia nào.
(Nguồn: cobblawfirm.com)
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 5/4 tại thủ đô Jakarta, Ban Thư ký Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) đã tổ chức hội thảo truyền thông với chủ đề “Thu hẹp khoảng cách giữa ASEAN và người dân ASEAN.”
Một trong những nội dung được quan tâm thảo luận tại hội thảo lần này là bàn về các giải pháp chống tình trạng bóc lột tình dục trẻ em, đặc biệt là các hành động khai thác tình dục trẻ em trong lữ hành và du lịch.
Ngoài ra, hội thảo cũng giới thiệu các chương trình giáo dục, tuyên truyền do học sinh, sinh viên các quốc gia ASEAN đóng vai trò chính mà AIPA đang thúc đẩy và xây dựng với mong muốn trở thành những chương trình hình mẫu trong tương lai.
Trong phát biểu khai mạc hội thảo, Tổng Thư ký AIPA Isra Sunthornvut nhấn mạnh AIPA là một mạng lưới nghị viện khu vực đóng vai trò là trung tâm liên lạc và kết nối các thành viên quốc hội của các nước ASEAN.
Để đưa ASEAN đến gần hơn với người dân, AIPA đang tích cực thúc đẩy các chương trình và quan hệ đối tác tốt giữa các mạng lưới, đặc biệt là trong lĩnh vực tìm kiếm sáng kiến nhằm tăng cường khung pháp lý để bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng bóc lột tình dục hoặc tìm kiếm các giải pháp nhằm ngăn chặn các hành động khai thác tình dục trẻ em trong lữ hành và du lịch (SECTT).
Video đang HOT
Tham gia đóng góp ý kiến tại hội thảo, đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí Indonesia và quốc tế đã đặt câu hỏi về chiến lược và các sáng kiến của AIPA trong việc ngăn chặn các hành vi bóc lột tình dục trẻ em tại các nước ASEAN.
Các ý kiến đóng góp đều có chung nhận định thực trạng bóc lột tình dục trẻ em hiện nay đang là vấn đề hết sức nhức nhối, cần sớm được quan tâm giải quyết triệt để không chỉ riêng tại quốc gia nào mà trên phạm vi toàn bộ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Các ý kiến cũng chỉ ra rằng bên cạnh nguồn lợi nhuận to lớn mà du lịch mang lại, ngành công nghiệp không khói này cũng tạo ra những mặt trái không mong muốn, đe dọa đến tương lai của thế hệ trẻ; các đối tượng phạm tội tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch có thể lợi dụng khả năng đi lại ngày càng dễ dàng nhờ hội nhập để tăng khả năng tiếp cận với các trẻ em dễ bị tổn thương; các đối tượng này thường khai thác các kẽ hở trong luật pháp, không bị phát hiện nên không bị truy tố.
Do đó, cần phải có các biện pháp ứng phó toàn diện và mang tính phối hợp trong thực thi pháp luật ở cả phạm vi quốc gia và hợp tác với các đối tác khu vực; đề ra một khung pháp lý toàn diện và đủ mạnh để chặn đứng các hành vi này.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN, Tổng Thư ký AIPA Isra Sunthornvut cho biết: “Việc AIPA tổ chức buổi hội thảo hôm nay tại Jakarta, Indonesia là nhằm tuyên truyền và giới thiệu hoạt động của chúng tôi đến mọi người dân ASEAN, trong đó có người dân Việt Nam. Chúng tôi cảm thấy mối liên hệ giữa các dân tộc trong khối ASEAN chưa thực sự chặt chẽ. AIPA là tổ chức đại diện cho hơn 3.000 nghị sỹ quốc hội các quốc gia ASEAN và chúng tôi muốn kết nối mọi người dân lại với nhau để có tiếng nói chung, cùng tạo nên sức mạnh tổng hợp từ đó đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả để đối phó với vấn đề trong khu vực”./.
Theo Hải Ngọc (TTXVN/Vietnam )
Indonesia sẵn sàng tiếp nhận Su-35 sau cảnh báo của Mỹ
Sau những cảnh báo về việc phải chịu các điều khoản hạn chế của Đạo luật CAATSA từ Mỹ thì có vẻ như Indonesia vẫn tiếp tục kế hoạch mua sắm Su-35.
Tổ hợp S-300 Syria "gần như đã sẵn sàng hoạt động"Cú "lỡ tay" tai hại khiến Hamas hứng đủ thịnh nộ Israel
Hợp đồng mua sắm tiêm kích thế hệ 4,5 Su-35S được ký bởi đại diện Nga và Indonesia hôm 14/2/2018 tại thủ đô Jakarta, trị giá thương vụ lên tới 1,14 tỷ USD.
Ông Totok Sugiharto - người phát ngôn Bộ Quốc phòng Indonesia từng cho biết "Hai chiến đấu cơ Su-35S đầu tiên được giao vào tháng 8/2018".
Theo ông Sugiharto, 6 máy bay tiếp theo sẽ về Indonesia sau 18 tháng kể từ thời điểm ký hợp đồng, trong khi 3 tiêm kích còn lại được bàn giao sau đó 5 tháng. Hai quốc gia trước đó đã ký bản ghi nhớ chung tại Moskva với nội dung trao đổi 11 chiến đấu cơ Sukhoi lấy các hàng hóa quan trọng.
Indonesia hồi tháng 8/2017 tuyên bố sẽ tìm cách đổi dầu cọ, cà phê và trà lấy tiêm kích Su-35S do Nga sản xuất, họ sẽ được ưu đãi cấp tín dụng mua vũ khí như nhiều bạn hàng khác và trả chậm để phù hợp hơn với khả năng thanh toán.
Không quân Indonesia đang vận hành phi đội tiêm kích Su-27SKM và Su-30MK2
Không quân Indonesia rất kỳ vọng vào hợp đồng mua sắm Su-35S, bởi đây là nguồn bổ sung đáng kể cho họ sau khi nước này đã có kinh nghiệm vận hành các chiến đấu cơ Flanker thế hệ cũ bao gồm Su-27SKM và Su-30MK2.
Mặc dù vậy kế hoạch tiếp nhận Su-35S của Indonesia đã không diễn ra một cách thuận lợi như dự định ban đầu, khó khăn đầu tiên chính là tình hình tài chính của Nga hiện không còn dư dả để cấp tín dụng để giúp cho Jakarta mua sắm máy bay một cách thuận lợi.
Tuy nhiên đáng kể nhất phải là hiệu lực từ Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt (Đạo luật CAATSA), khiến cho Indonesia phải cân nhắc việc mua Su-35S bởi họ vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào hợp tác quốc phòng với Mỹ.
Nhưng rồi diễn biến bất ngờ đã tới, khi Indonesia được Mỹ chấp thuận đưa ra ngoài danh sách các quốc gia phải chịu ràng buộc bởi CAATSA, mở đường cho quốc gia Vạn Đảo xúc tiến kế hoạch trên.
Tiêm kích đa năng Su-35S của Không quân Nga
Theo truyền thông Indonesia, bắt đầu từ hôm nay, Phi đoàn số 14 của Không quân Indonesia sẽ bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác tiêm kích Su-35S, dự kiến công việc sẽ hoàn tất vào đầu năm 2020.
Như vậy có thể thấy rằng Jakarta đang thực hiện công đoạn cuối cùng để chuẩn bị cho việc tiếp nhận dòng chiến đấu cơ tối tân trên của Nga nhằm nâng cao năng lực tác chiến trên không của mình trong lúc tình hình khu vực có nhiều diễn biến phức tạp.
Tờ Komersant cho biết ngoài Indonesia, Ai Cập cũng đã ký hợp đồng với Nga về việc mua hơn 20 tiêm kích Su-35S.
Hợp đồng được thực hiện từ cuối 2018, máy bay dự kiến sẽ được bàn giao cho đối tác vào năm 2020.
Tùng Dương
Theo Datviet
Lũ lụt tấn công miền Đông Indonesia Ngày 8-3, theo Cơ quan ứng phó thảm họa Indonesia, 2 người thiệt mạng và 6 người mất tích trong các đợt mưa lớn kéo theo lũ lụt tại nhiều khu vực ở miền Đông nước này, khiến hàng trăm người phải di tản đến nơi an toàn. Mưa lớn khiến nước sông Citarum trên đảo Java dâng tràn bờ, đồng thời gây...