AIPA 41: Xây dựng Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng
Nghị viện tham gia vào tiến trình thực hiện những cam kết để bảo đảm hòa bình, an ninh, thịnh vượng và bền vững, vì lợi ích của mọi người dân trong Cộng đồng ASEAN.
Phát biểu bế mạc Đại hội đồng AIPA 41 sáng 10/9, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch AIPA 2020 Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, sau 3 ngày làm việc Đại hội đồng đã hoàn thành 6 phiên họp, trao đổi thẳng thắn, bổ ích về những vấn đề chung của ASEAN và AIPA. Đại hội đồng AIPA 41 đã hoàn thành tốt đẹp các nội dung đã đề ra trong Chương trình nghị sự.
Không có hành vi gây phương hại tới môi trường hòa bình và ổn định
Theo bà Nguyễn Thị Kim Ngân, cùng với những kết quả đã đạt được của những Đại hội đồng trước đây, Đại hội đồng AIPA lần thứ 41 là bước tiến quan trọng tiếp theo để AIPA tiếp tục thực hiện tôn chỉ, mục đích cao cả của mình.
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân.
Đó là thúc đẩy đoàn kết, hiểu biết, hợp tác, quan hệ chặt chẽ giữa các Nghị viện của các nước thành viên ASEAN và đồng hành cùng Chính phủ các nước ASEAN trong tiến trình xây dựng cộng đồng vì hòa bình, ổn định và lợi ích của mọi người dân.
Nhiều Nghị quyết đã được thông qua và các cuộc trao đổi đã nêu bật vai trò quan trọng của Nghị viện tham gia vào tiến trình thực hiện những cam kết để bảo đảm hòa bình, an ninh, thịnh vượng và bền vững, vì lợi ích của mọi người dân trong Cộng đồng ASEAN.
“Đại hội đồng nhận thức rằng tình hình chính trị, an ninh trên thế giới và khu vực có những chuyển biến phức tạp, nhanh chóng. Các quốc gia phải đối mặt với những vấn đề an ninh truyền thống, phi truyền thống, cùng đại dịch Covid-19 là những thách thức cho quá trình phát triển của mỗi quốc gia”, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam nói.
Những vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp bách của AIPA là phải tăng cường hơn nữa tinh thần đoàn kết, phát triển ngoại giao nghị viện, tuân thủ các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp quốc, Hiến chương ASEAN để cùng nhau xây dựng Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng, của người dân, vì người dân và lấy người dân làm trung tâm; tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không có hành vi gây phương hại tới môi trường hòa bình và ổn định trên mọi phương diện.
“Hòa bình và an ninh bền vững là nền tảng căn bản cho sự phát triển thịnh vượng và lâu dài. Vì vậy, AIPA luôn đề cao việc tăng cường quan hệ đối tác, đối thoại với ASEAN trên nhiều cấp độ”, bà Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.
Quyết tâm khôi phục kinh tế, du lịch sau đại dịch Covid-19
Về kinh tế, AIPA 41 đã nêu cao quyết tâm trong việc phối hợp hài hòa hóa pháp luật, chính sách về kinh tế, thương mại nhằm khôi phục các hoạt động kinh tế, du lịch sau đại dịch Covid-19, đồng thời sẵn sàng ủng hộ ASEAN ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện RCEP trong năm 2020.
AIPA 41 hoan nghênh việc thành lập Quỹ ứng phó đại dịch Covid-19 của ASEAN và đề nghị Chính phủ các nước tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại và phát triển chuỗi giá trị nông sản, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, thúc đẩy hợp tác tiểu vùng, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn và sử dụng năng lượng tái tạo vì sự phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, AIPA 41 cũng nêu cao việc tăng cường năng lực giám sát thực thi các cam kết quốc tế, khu vực về thương mại, đầu tư và coi đây là những công cụ trọng yếu thúc đẩy hội nhập toàn diện của Cộng đồng ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài.
Video đang HOT
“Chúng ta cam kết cùng nhau nỗ lực hỗ trợ phát triển nền tảng số, kết nối số có tính đến bảo đảm an ninh số; cùng nhau nâng cao tay nghề, kỹ năng và hiểu biết nhằm tận dụng các cơ hội do Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại”, Chủ tịch AIPA 41 nói.
Đại hội đồng AIPA 41 diễn ra từ ngày 8 – 10/9.
Về lĩnh vực văn hóa, xã hội, phụ nữ và thanh niên, Đại hội đồng AIPA 41 đã cho thấy tinh thần chủ động thích ứng, thông qua việc những sáng kiến quan trọng trong hợp tác nghị viện ASEAN, như thúc đẩy hợp tác pháp luật về phòng, chống ma túy.
Đặc biệt, quan hệ đối tác nghị viện về hợp tác văn hóa, giáo dục vì sự phát triển bền vững được nâng tầm cao mới cho thấy tầm nhìn dài hạn của các nghị sỹ, biến lời nói thành hành động, nâng cao nhận thức toàn xã hội về vấn đề giáo dục, bởi giáo dục là chìa khóa đầu tiên mở ra nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển kinh tế – xã hội.
Các đại biểu cũng khẳng định sự ủng hộ của mình đối với bình đẳng giới, nâng cao chất lượng của việc chăm sóc sức khỏe toàn dân, tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào mọi mặt của đời sống, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm đa dạng sinh học.
Các đại biểu khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh đối thoại và hành động chung nhằm ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Đưa AIPA bước sang giai đoạn phát triển mới
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho biết, điểm nhấn của Đại hội đồng AIPA 41 là việc tăng cường sự tham gia của nghị sỹ trẻ AIPA đối với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, thành lập cơ chế mới trong AIPA đó là Hội nghị Nghị sỹ trẻ AIPA được tổ chức thường niên trong khuôn khổ Đại hội đồng AIPA. Điều này thể hiện một xu thế tích cực, đồng thời nâng cao nhận thức của các Nghị viện AIPA về vai trò của nghị sỹ trẻ đối với các vấn đề khu vực.
Tại Đại hội đồng lần này, AIPA đã kết nạp Nghị viện Nauy và Nghị viện Morocco là quan sát viên của AIPA. Đây là nội dung tăng cường, nâng cao vị thế và mở rộng hợp tác của AIPA. Đồng thời, Đại hội đồng đã tiến hành trao giải thưởng vì sự cống hiến xuất sắc cho AIPA đối với hai đại biểu.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Ngân, thành công của Đại hội đồng AIPA 41 lần này chính là sự tham gia tích cực của toàn thể thành viên AIPA.
Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch AIPA 41 Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao búa quyền lực của AIPA cho Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Brunei tại Việt Nam.
Mặc dù hạn chế về thời gian, AIPA 41 vẫn vượt qua khó khăn để cùng nhau thảo luận những vấn đề cốt lõi, toàn diện và tổng thể của ASEAN và AIPA. Những văn kiện thông qua ngày hôm nay là nền tảng quý báu để chúng ta cùng nhau nghĩ về một tầm nhìn mới cho ngoại giao nghị viện khu vực ASEAN trong tương lai, để tiến tới kỷ niệm 45 năm thành lập AIPO/AIPA trong 2 năm tới.
“Quốc hội Việt Nam sẵn sàng cùng quý vị xây dựng tầm nhìn mới này của AIPA để đưa AIPA bước sang một giai đoạn phát triển mới, thiết thực, hiệu quả và gắn kết hơn nữa với ASEAN”, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khẳng định.
Với tinh thần hữu nghị, đoàn kết, hợp tác của AIPA tiếp tục soi sáng cho AIPA, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân long trọng chuyển giao chức Chủ tịch AIPA tới Ngài Pehin Dato Abdul Rahman Taib, Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Brunei Darussalam.
“Xin chúc mừng Brunei Darussalam và mong được gặp lại các bạn trong năm 2021. Hy vọng khi đó đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát”, Chủ tịch AIPA 41 chia sẻ.
Việt Nam luôn tích cực, trách nhiệm và chủ động trong ASEAN
ASEAN luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Với vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020 hay với vai trò là thành viên Hiệp hội, Việt Nam luôn tích cực, trách nhiệm và chủ động trong ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: Tuấn Anh)
Thích ứng, chủ động và linh hoạt trước nhiệm vụ
Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN trong một năm tương đối đặc biệt khi cả thế giới phải chống chọi với "kẻ thù chung" mang tên Covid-19.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia ASEAN Việt Nam, Việt Nam đề xuất chủ đề ASEAN 2020 "Gắn kết và Chủ động thích ứng" trước thời điểm bùng phát dịch Covid-19. Việt Nam nhận thấy thời điểm hiện nay, định hướng lớn nhất của ASEAN là đoàn kết và gắn bó với nhau. Sự gắn kết là nhân tố tất yếu dẫn đến sự thành công của cộng đồng ASEAN. Đồng thời, muốn thành công hơn nữa trong một môi trường đang biến đổi rất mạnh mẽ và đặt ra nhiều thách thức mới cho ASEAN, việc chủ động thích ứng với tình hình đang thay đổi là hết sức cần thiết.
Không được đoán định từ trước, thách thức đầu tiên của ASEAN sau khi chủ đề ASEAN 2020 được đưa ra là sự bùng phát của dịch Covid-19, cho thấy chủ đề của Việt Nam là rất đúng. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, trong thời gian qua, hợp tác của ASEAN theo tinh thần "gắn kết và chủ động thích ứng" đã giúp ASEAN vững vàng để ứng phó với dịch Covid-19, trở thành hình mẫu của thế giới về ứng phó với dịch bệnh.
Trên thực tế, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho biết, dịch bệnh Covid-19 đã làm đảo lộn nhiều hoạt động, chương trình đã được ASEAN nhất trí và đưa vào kế hoạch, trong đó có các hoạt động trong khuôn khổ Năm Chủ tịch ASEAN 2020. Tiến độ triển khai các ưu tiên hợp tác cũng bị ảnh hưởng.
"Trong bối cảnh đó, Việt Nam, trong cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, đã linh hoạt chuyển hướng, đồng thời có những điều chỉnh cần thiết và kịp thời đối với kế hoạch tổ chức các hoạt động nói trên. Phải nói rằng, việc điều chỉnh này là quyết định hết sức khó khăn nhưng chúng ta quyết tâm làm và được các nước ủng hộ", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Vai trò và đóng góp của Việt Nam, Chủ tịch ASEAN 2020 đối với nỗ lực hợp tác chung của khu vực chống dịch Covid-19 được Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khái quát qua ba từ khóa: Thích ứng, Chủ động và Linh hoạt.
Thích ứng thể hiện ở khía cạnh trong tình hình khẩn cấp xảy ra, Việt Nam nhanh chóng xác định cần chuyển trọng tâm hoạt động trong ASEAN, theo đó Việt Nam phối hợp với các nước ASEAN tập trung vào hợp tác ứng phó dịch bệnh, coi đây là ưu tiên hàng đầu của ASEAN trong giai đoạn hiện nay.
Việt Nam chủ động đề xuất và điều phối nỗ lực hợp tác trong ASEAN và với các đối tác. Trong nội bộ ASEAN, trước khi Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố Covid-19 là đại dịch, Việt Nam đã chủ động và kịp thời ra Tuyên bố Chủ tịch về ứng phó của ASEAN với dịch bệnh Covid-19, sớm triệu tập Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN, đề xuất thành lập và họp Nhóm Công tác liên ngành (cấp Thứ trưởng) của Hội đồng Điều phối ASEAN về ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp...
Trước việc không thể áp dụng phương thức truyền thống là gặp gỡ và họp trực tiếp do dịch bệnh, Việt Nam tổ chức nhiều cuộc điện đàm giữa các nhà lãnh đạo và tận dụng nền tảng công nghệ thông tin, linh hoạt thúc đẩy tổ chức nhiều cuộc họp trực tuyến trong ASEAN cũng như với các đối tác, góp phần duy trì kết nối, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, phản ứng nhanh và kịp thời để giải quyết vấn đề cấp thiết chung của khu vực.
Hiện nay, khi vấn đề phục hồi sau đại dịch Covid-19 được bàn luận rộng rãi, Thứ trưởng nhấn mạnh các biện pháp phục hồi ASEAN cần phù hợp với các giai đoạn ngắn hạn-trung hạn-dài hạn, cũng như phải cân bằng được mục tiêu kép...
Lễ ra mắt sách "25 năm Việt Nam tham gia ASEAN qua góc nhìn của người trong cuộc", ngày 28/7 tại Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh)
Vững vàng, tự tin trong ASEAN và hội nhập
Năm 2020 đánh dấu tròn 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2020). Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định rằng, 25 năm qua đã chứng kiến sự thay đổi và chuyển biến hết sức mạnh mẽ của cả ASEAN và Việt Nam.
Theo đó, ASEAN, từ một tổ chức được lập ra trong nghi kỵ, đối đầu ở khu vực, đã trở thành một tổ chức khu vực thành công năng động và sáng tạo với tiềm năng kinh tế đứng thứ năm thế giới và thu hút được sự quan tâm và hợp tác của cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, Việt Nam từ một nước có nền kinh tế bao cấp và lạc hậu đã trở thành một nước có thu nhập trung bình với nền kinh tế thị trường năng động và đang tích cực hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới. Sau những bước ban đầu còn chập chững, Việt Nam nay đã là một thành viên chủ động, tích cực và trách nhiệm, chung tay cùng các nước thành viên ASEAN khác ứng phó với các thách thức đang nổi lên cũng như đóng góp xử lý những vấn đề chiến lược liên quan đến hòa bình, phát triển, thịnh vượng của ASEAN; qua đó, góp phần thúc đẩy vị thế của ASEAN cũng như vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
Thứ trưởng nhấn mạnh, gia nhập ASEAN mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích quan trọng. Thứ nhất, tham gia ASEAN giúp Việt Nam có điều kiện để phát triển nhanh, vững chắc: có một môi trường hòa bình, ổn định để tập trung cho phát triển; mở rộng quan hệ với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, các đối tác lớn, quan trọng; mở rộng thị trường, thu hút thêm nhiều nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển đất nước; hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế.
Thứ hai, là thành viên ASEAN góp phần nâng cao năng lực cho Việt Nam, theo đó để hội nhập với ASEAN và thế giới, Việt Nam tiến hành đổi mới, hoàn thiện thể chế theo hướng phù hợp hơn với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; Việt Nam đẩy mạnh nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành trong các hoạt động quốc tế và đa phương.
Thứ ba, tư cách là thành viên ASEAN góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như giúp Việt Nam tự tin tham gia vào các sân chơi quốc tế. Việt Nam đã trở thành thành viên tích cực không chỉ của ASEAN mà của cả cộng đồng quốc tế. Từ chỗ chỉ tham gia, nay Việt Nam đã đủ vững vàng, tự tin tham gia hội nhập quốc tế, đóng góp thực chất vào các công việc chung của thế giới.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng họp trực tuyến ASEAN hợp tác hậu Covid-19, ngày 30/7. (Ảnh: Tuấn Anh)
Song song với đó, theo Thứ trưởng, trong 25 năm qua, Việt Nam đã có những đóng góp rất quan trọng cho ASEAN.
Thứ nhất, là một nước tầm trung trong khu vực, với dân số đứng thứ ba, diện tích đứng thứ tư ở Đông Nam Á, việc Việt Nam tham gia ASEAN đã giúp cho tổ chức này lớn mạnh về tiềm lực, phạm vi cũng như vững mạnh về tổ chức, giúp ASEAN trở thành một tổ chức vững mạnh, chấm dứt những nghi kỵ, chia rẽ, đối đầu, mở ra một thời kỳ phát triển mới của hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Thứ hai, Việt Nam đã tích cực tham gia và đóng góp vào xây dựng định hướng phát triển và các quyết sách lớn của ASEAN, trong đó có thể kể đến Hiến chương ASEAN, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các Kế hoạch Tổng thể kèm theo, Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC), Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI)...
Thứ ba, thời gian qua Việt Nam đã có đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào việc triển khai thực hiện các quyết định chung của ASEAN. Việt Nam tham gia triển khai đầy đủ và sâu rộng hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực chính trị- an ninh, văn hóa- xã hội và kinh tế cũng như chủ trì tổ chức sự kiện có liên quan theo nghĩa vụ thành viên. Việt Nam là một trong số những nước đạt tỷ lệ thực thi cao các chương trình, biện pháp liên kết kinh tế của ASEAN.
Vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu, chỉ ba năm sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ sáu tại Hà Nội (12/1998), hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010, tạo tiền đề quan trọng cho nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2020.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã đóng góp vào việc hình thành, củng cố, phát triển các thể chế do ASEAN thành lập và dẫn dắt. Có thể kể đến quyết định mở rộng Cấp cao Đông Á (EAS) để kết nạp thêm Mỹ và Nga, lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM ), vận động để đại diện cho ASEAN dự Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Hàn Quốc và Canada...
ASEAN không đặt ra vấn đề 'chọn bên' Bên lề AMM 53 tổ chức trực tuyến, Vụ trưởng Vụ ASEAN cho biết vai trò trung tâm của ASEAN thể hiện trên nhiều phương diện và ASEAN không đặt ra vấn đề "chọn bên". Trả lời phóng viên bên lề hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) về vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy...