Ai vắng mặt trong ‘bức ảnh 2.500 tỉ USD’ của ông Tập Cận Bình?
Chuyến công du Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình có để lại một tấm ảnh đáng chú ý, khi hàng loạt tỉ phú công nghệ như CEO Facebook, Microsoft, Apple, Amazon… sánh vai với lãnh đạo Trung Quốc. Tuy nhiên, ‘bức ảnh 2.500 tỉ USD’ này vẫn thiếu vắng vài gương mặt nổi bật.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng 30 CEO hàng đầu làng công nghệ Mỹ, Trung Quốc tại Diễn đàn Công nghiệp Internet Mỹ – Trung ở thành phố Seattle (Mỹ) – Ảnh Reuters
Khá hiếm những dịp mà công chúng có thể thấy giám đốc điều hành Facebook, Microsoft, Apple, Amazon… cùng hội tụ về một căn phòng và chụp vài kiểu ảnh.
Thế nhưng trong tuần này, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Mỹ, các tỉ phú hàng đầu làng công nghệ thế giới đều tụ họp về diễn đàn kinh tế tổ chức tại thành phố Seattle, bang Washington và cùng chụp với ông một bức ảnh.
Vài cái tên nổi bật trong đông đảo các CEO công nghệ Mỹ góp mặt trong tấm ảnh trên gồm: CEO Amazon Jeff Bezos, CEO IBM Ginni Rometty, nhà sáng lập mạng xã hội Facebook Mark Zuckerberg, CEO Microsoft Satya Nadella, giám đốc điều hành Apple Tim Cook… Tất cả đều đứng hàng đầu cùng ông Tập và tổng tài sản của họ lên đến 2.100 tỉ USD, theo Forbes.
Ở hàng hai và hàng ba là CEO Qualcomm Steve Mollenkopf, CEO Intel Brian Krzanich, giám đốc điều hành LinkedIn Reid Hoffman, CEO Airbnb Brian Chesky, nhà sáng lập Yahoo! Jerry Yang… Tài sản của tất cả các gương mặt xuất hiện ở hai hàng này là 344 tỉ USD.
Video đang HOT
Bức ảnh cũng có mặt nhiều cái tên nổi tiếng trong làng công nghệ Trung Quốc, chẳng hạn như tỉ phú Jack Ma của hãng thương mại điện tử Alibaba, giám đốc Pony Ma của Tencent, CEO Zhang Yaqin của Baidu hay CEO Cao Guowei từ hãng Sina. Bức ảnh góp mặt các yếu nhân làng công nghệ hai nước, những người sở hữu đến 2.500 tỉ USD.
Theo tờ Time, diễn đàn kinh tế tại Seattle còn có sự góp mặt của Henry Paulson, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ.
Các hãng công nghệ Mỹ đang rất mong chờ việc có thể đầu tư kinh doanh, khai thác số người dùng internet đông đảo tại thị trường phát triển nhanh Trung Quốc, quốc gia vốn có dân số gấp đôi Mỹ. Tuy vậy, con đường tiếp cận thị trường đất nước châu Á này không hề dễ dàng. Nhiều người có thể nhận ra điều này khi nhìn vào “tấm ảnh 2.500 tỉ USD” trên.
CEO Google Larry Page không có mặt tại sự kiện, và cũng không hiện diện trong tấm ảnh. Tương tự với ông Larry Page là CEO Uber Travis Kalanick. Theo Time, sự vắng mặt của hai người là đáng chú ý.
Google đã rời Đại lục từ năm 2010 còn Uber thì đang là tâm điểm của sự chú ý tại thị trường Trung Quốc khi không ngừng mở rộng dịch vụ của họ, chạy đua kinh doanh với hệ thống dịch vụ taxi.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Chủ tịch Trung Quốc 'né' Giáo hoàng Francis
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nán lại Seattle, đợi cho "Giáo hoàng siêu sao nhạc rock" Francis rời khỏi thủ đô Washington, ông mới đáp máy bay hạ cánh xuống đây.
Ở khía cạnh được công chúng mến mộ, Giáo hoàng Francis đang "hưởng quy chế" của ngôi sao ca nhạc - Ảnh: AFP
Báo New York Times bình luận dẫu ông Tập đã có "màn chào sân" khá dễ chịu tại Seattle, chặng dừng chân đầu tiên của ông trên đất Mỹ nhưng chẳng phải vì tình cảm với thành phố này mà ông nán lại lâu, đợi đến 9 giờ sáng 24.9 mới khởi hành rời khỏi Seattle. Tờ báo này đưa ra một lý do khác: tại Washington, một nhà lãnh đạo được mến mộ hơn, Giáo hoàng Francis vào ngày 24.9 có lịch làm việc với quốc hội Mỹ.
Ông Tập không muốn "đọ" với Giáo hoàng Francis, người mang biệt danh "Giáo hoàng siêu sao nhạc rock" bởi sự hâm mộ mạnh mẽ mà công chúng dành cho ông. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn đảm bảo rằng đến khi ông đặt chân đến Washington, vào lúc 17 giờ chiều cùng ngày, Giáo hoàng Francis đã rời khỏi đó.
Báo Huffington Post đưa tin các đài truyền hình tại New York bận rộn truyền hình trực tiếp các hoạt động của giáo hoàng, "bồi" thêm đầy ắp các câu chuyện bên lề chuyến thăm của ông, vì thế khá lơ là trước lễ đón ông Tập tại Washington, nơi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nghiêm trang đứng cạnh nhà lãnh đạo Trung Quốc khi bản quốc ca của 2 nước trỗi lên.
Ông Tập Cận Bình đã chọn giải pháp an toàn với quyết định nán lại Seattle - Ảnh: AFP
Ông Tập quyết định "giữ khoảng cách" với Giáo hoàng dẫu quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican đã ấm lên so với trong quá khứ. Cả 2 nhà lãnh đạo này đều được bầu lên hồi năm 2013. Giáo hoàng từng "khoe" với Thông tấn xã Công giáo rằng: "Tôi gởi điện mừng đến Chủ tịch Tập Cận Bình khi ông ấy được bầu, chỉ sau tôi 3 ngày. Và ông ấy đã hồi đáp ". Rồi khi Giáo hoàng đến thăm Hàn Quốc hồi năm ngoái, Trung Quốc đã cho phép ông bay qua không phận nước này. Giáo hoàng cũng đã bày tỏ mong muốn được đến thăm Trung Quốc nhưng đến nay chưa nhận được câu trả lời nào. Được biết giữa Trung Quốc và Vatican không có quan hệ chính thức.
Quay lại với quyết định hoãn đến Washinton của Chủ tịch Tập, việc đến đây trễ như vậy rất bất tiện cho ông, bởi ông có quá ít thời gian để chuẩn bị cho buổi ăn tối quan trọng bàn chuyện công việc với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong thực đơn thì đã có sẵn rất nhiều "món" khó nuốt như cáo buộc tin tặc Trung Quốc tấn công mạng ở Mỹ, đánh cắp các thông tin quan trọng và nhạy cảm.
Sự gần gũi của Giáo hoàng Francis là một trong những lý do khiến ông rất được mến mộ - Ảnh: AFP
Đó là cuộc gặp riêng giữa 2 nhà lãnh đạo để "mào đầu" cho những vấn đề chính gây chia rẽ giữa 2 nước.
Ông Tập sẽ được chính thức chào đón bằng 21 phát đại bác trong ngày hôm nay 25.9, dự một hội nghị thượng đỉnh chính thức, tham gia họp báo và sau đó dự buổi chiêu đãi cấp nhà nước mà Tổng thống Obama dành cho ông tại Nhà Trắng trong buổi tối.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Chủ tịch Trung Quốc được đãi món Nhật với rượu xoàng Trong thực đơn mà chính quyền Seattle chiêu đãi Chủ tịch Tập Cận Bình trong đêm đầu tiên ông đến Mỹ đầy rẫy những nguyên liệu Nhật, nước có quan hệ đầy sóng gió với Trung Quốc. Còn rượu vang thì chỉ ở hạng "tầm tầm". Toàn cảnh buổi tiệc chiêu đãi ông Tập Cận Bình tại Seattle - Ảnh: AFP Bữa tiệc...