Ai và vũ khí nào có thể bắn rơi MH17?
Mỹ tin rằng chuyến bay chuyến bay MH17 đã bị bắn hạ bằng một tên lửa đất đối không. Nếu điều này là thật, nó sẽ đặt ra 2 câu hỏi lớn: ai đã bắn tên lửa và vũ khí được sử dụng là loại nào?
Một hệ thống phòng thủ tên lửa Buk. (Ảnh minh họa)
Giới chức Ukraine nói rằng họ nghi ngờ một hệ thống tên lửa đất đối không do Nga chế tạo là vũ khí được dùng để bắn rơi chuyến bay số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines và đổ lỗi cho các phần tử ly khai thân Nga là thủ phạm.
Giới chức Mỹ, trong đó có những người từ các cơ quan tình báo khác nhau, cho hay họ vẫn đang thu thập thông tin về vụ việc và từ chối bình luận về thủ phạm.
Truyền thông Mỹ cũng dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ cho hay một thống radar đã quan sát thấy một hệ thống tên lửa đất đối không được kích hoạt và theo dõi một máy bay ngay trước khi MH17 bị rơi.
Một hệ thống thứ 2 nhìn thấy tia lửa vào thời điểm máy bay Malaysia bị bắn. Mỹ vẫn đang phân tích đường đi của tên lửa để tìm hiểu xem tên lửa xuất phát từ đâu.
Một quan chức Mỹ nói rằng tên lửa đã được sử dụng để bắn rơi máy bay, nhưng hiện chưa rõ tên lửa được bắn từ lãnh thổ tại Ukraine hay Nga.
Các chuyên gia nhận định rằng các tên lửa vác vai trong kho vũ khí của các nhóm ly khai ở đông Ukraine không thể bắn rơi máy bay của Malaysia.
“Ở độ cao hành trình thông thường, một máy bay chở khách dân sự nằm ngoài tầm với của một hệ thống phòng không vác vai mà chúng ta nhìn thấy trong tay của các nhóm ly khai ở đông Ukraine”, chuyên gia Nick de Larrinaga, từ tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, cho biết.
Video đang HOT
Rick Francona, một quan chức không quân Mỹ về hưu, cho hay các vũ khí vác vai chỉ có thể đạt độ cao 4.500 m.
“Điều đó chứng tỏ rằng đó chỉ có thể là một hệ thống tên lửa đất đối không hoặc không đối không. Tôi đoán nhiều khả năng là tên lửa đất đối không”, ông Francona nhận định.
Một vũ khí có thể được sử dụng là hệ thống tên lửa BUK, được phát triển trong thời Xô Viết.
Tên lửa BUK, được NATO gọi là SA-11, được cả lực lượng Ukraine và Nga sử dụng. Tên lửa BUK có thể bắn hạ một máy bay đang bay ở độ cao trên 9.000 m.
Hệ thống tên lửa BUK được trang bị một đầu đạn 70 kg, được thiết kế để bắn rơi các tên lửa hành, máy bay, máy bay do thám của đối phương. Nó thường được đặt trên một thiết bị theo dõi.
Theo ông Doug Richardson, một chuyên gia về tên lửa và rocket từ tạp chí quốc phòng IHS Janes, một hệ thống tên lửa BUK di động thường bao gồm 3 đơn vị tách biệt: radar, thiết bị phóng và một bộ phận chỉ huy.
Trong hoàn cảnh thông thường, hệ thống BUK có thể chụp được ảnh tinh vi về một phương tiện bay trên không trung, cho phép nó phân biệt giữa máy bay dân sự và máy bay đối phương.
Tuy nhiên, thiết bị phóng cũng có thể hoạt động một mình nhưng với độ cảm ứng radar thấp hơn nhiều. Nếu các nhóm ly khai sử dụng hệ thống BUK theo hướng này, họ có thể không phân biệt được máy bay đối phương và máy bay dân sự.
MH17 đã bị rơi ở đông Ukraine khi đang bay từ Hà Lan về Malaysia.
Các khả năng khác bao gồm các tên lửa S-200 do Nga chế tạo mà quân đội Ukraine đang sử dụng, cùng các tên lửa S-300 và S-400 của Nga. S-300 và S-400 có thể tương đương với các khẩu đội phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ.
Tuy nhiên, lực lượng ly khai thân Nga không có khả năng sở hữu, kiểm soát một vũ khí tinh vi như vậy và sử dụng để bắn rơi máy bay.
Hôm qua, các tay súng ly khai đã lên tiếng bác bỏ sở hữu những hệ thống hiện đại.
Tuy nhiên, hãng tin AP cho biết, một trong số các nhà báo của hãng này đã nhìn thấy một hệ thống giống tên lửa BUK do Nga chế tạo gần thị trấn Snizhne ở miền đông Ukraine.
Các phần tử ly khai từ Cộng hòa nhân dân Donetsk tự phong đã xông vào một căn cứ của quân đội Ukraine hôm 29/7 và khẳng định thu giữ ít nhất một vũ khí như vậy. Sau đó họ đã đăng tải bức ảnh về một hệ thống tên lửa trên trang Twitter, nhưng xóa nó sau khi MH17 bị bắn rơi.
Cũng có khả năng máy bay Malaysia bị bắn rơi bởi một hệ thống BUK của chính phủ Ukraine. Tuy nhiên, hầu hết các hệ thống BUK do chính phủ kiểm soát được đặt tại các địa điểm cố định, nơi các hãng hàng không dân sự đều biết rõ.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Mỹ ký hợp đồng bán vũ khí trị giá 11 tỷ USD cho Qatar
Qatar sẽ mua các tên lửa Patriot của Mỹ trong một hợp đồng vũ khí lớn trị giá 11 tỷ USD. Washington cũng đang chờ đợi quyết định của quốc gia Vùng Vịnh về một hợp đồng máy bay chiến đấu béo bở.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Qatar trong lễ ký kết thỏa thuận mua bán vũ khí tại Washington ngày 14/7.
Bộ trưởng quốc phòng Qatar, Tướng Hamad bin Ali al-Attiyah, và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngày 14/7 đã tham gia lễ ký kết thỏa thuận mua bán vũ khí sau các cuộc hội đàm tại Washington.
Giới chức quân đội Mỹ giấu tên cho biết, theo thỏa thuận trên, Mỹ sẽ cung cấp cho Qatar khoảng 10 hệ thống tên lửa Patriot, 24 trực thăng tấn công Apache và 500 tên lửa chống tăng Javelin.
Qatar đã và đang đầu tư vào các hệ thống phòng thủ tên lửa để chống lại mối đe dọa từ Iran, trong bối cảnh của Tehran xây dựng kho vũ khí tên lửa.
Đây cũng là lần đầu tiên Qatar mua các hệ thống tên lửa Patriot, trong khi các quốc gia Vùng Vịnh khác như Kuwait, Ả-rập Xê-út, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất đã mua chúng trong quá khứ.
Giới chức Mỹ từ lâu đã hối thúc các đối tác tại khu vực Vùng Vịnh thiết lập một mạng lưới phòng thủ tên lửa phối hợp để chống lại mối đe dọa từ Iran, nhưng sự hợp tác này đang diễn ra chậm chạp.
Hợp đồng vũ khí trên là hợp đồng lớn nhất của Mỹ trong năm 2014. Nó diễn ra trong bối cảnh Qatar đang cân nhắc các đề xuất trong cuộc cạnh tranh máy bay chiến đấu, với sự tham gia của các công ty Boeing (Mỹ), BAE Systems (Anh) và Dassault Aviation (Pháp).
An Bình
Theo Dantri/AFP
Nga sẽ không "khoanh tay đứng nhìn" Theo nhận định của giới phân tích, việc Liên minh châu Âu (EU) quyết định ký hiệp ước liên kết với Ukraine, Moldova và Gruzia là một thất bại đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, song cuộc chiến cam go của Moskva nhằm tranh giành phạm vi ảnh hưởng trong không gian hậu Xôviết còn lâu mới kết thúc. Nga đã phản...