Ai trả phí soi chiếu an ninh sân bay?
Trước đây, phí soi chiếu an ninh hàng không được thu trọn gói từ doanh nghiệp vận chuyển hàng không, còn từ ngày 1-10 hành khách đi máy bay phải trả phí này với mức 10.000 đồng/hành khách.
Kiểm tra an ninh hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM – Ảnh: Quang Định
Theo quyết định của Bộ Tài chính, từ ngày 1-10 vừa qua, nhiều loại phí tại sân bay đã được điều chỉnh.
Điều đáng nói là hầu hết những loại phí trên đều được điều chỉnh theo hướng tăng thêm đối với hành khách, đồng thời tạo cơ chế thu cao hơn cho các đơn vị kinh doanh, cung cấp dịch vụ hàng không tại sân bay, trong đó chủ yếu là Tổng công ty Cảng hàng không VN.
Chẳng hạn như phí phục vụ hành khách quốc nội tăng thêm 10.000 đồng/hành khách (từ 60.000 đồng lên 70.000 đồng đối với các sân bay nhóm A như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng…;
Tăng từ 50.000 đồng lên 60.000 đồng đối với các sân bay nhóm B như Tuy Hòa, Quy Nhơn…); phí phục vụ hành khách quốc tế tại sân bay Tân Sơn Nhất lên đến 20 USD/hành khách.
Đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh lại mức phí soi chiếu an ninh hàng không và chuyển việc chi trả từ doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hành khách sang hành khách.
Video đang HOT
Trước đây, phí soi chiếu an ninh hàng không được tính theo phương pháp căn cứ vào loại máy bay và thu trọn gói từ doanh nghiệp vận chuyển hàng không.
Như đối với các chuyến bay quốc tế, loại máy bay đến 100 chỗ ngồi thu phí 240.000 đồng, loại từ 101-200 chỗ thu phí 400.000 đồng, loại từ 201-300 chỗ thu phí 720.000 đồng…
Theo quy định mới, từ ngày 1-10, việc tính phí sẽ thực hiện theo từng hành khách và thu trực tiếp trên mỗi hành khách thông qua các hãng hàng không khi bán vé, với mức phí 10.000 đồng/hành khách.
Việc đảm bảo an ninh an toàn hàng không là trách nhiệm trước hết của cơ quan nhà nước, sau nữa là của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không.
Hành khách đương nhiên là chấp hành các quy định về an ninh an toàn hàng không theo khuyến cáo, và cơ quan nhà nước, doanh nghiệp thấy cần đảm bảo an toàn thì phải có trách nhiệm thực hiện.
Cách thu trước đây thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp là phù hợp. Hơn nữa, hành khách đã phải chi trả tiền phí phục vụ hành khách tại sân bay rồi, sao lại có thêm phí an ninh?
Khi hành khách mua vé máy bay, các loại phí tăng thêm này đã được hãng tính vào giá vé.
Dù các hãng hàng không đã lên tiếng phủ nhận việc họ tăng giá vé máy bay mà đó chỉ là việc sân bay tăng phí và họ thu hộ, nhưng rõ ràng hành khách vẫn là người phải bỏ thêm tiền để có được chiếc vé máy bay với mức ít nhất là 20.000 đồng nữa.
Mỗi hành khách chỉ cần tăng thêm vài chục ngàn đồng thì con số hàng triệu hành khách mua vé đi máy bay một năm sẽ làm cho doanh thu của Tổng công ty Cảng hàng không VN và các hãng tăng thêm đáng kể.
Ông Võ Huy Cường (phó cục trưởng Cục Hàng không VN):
Thu theo thông lệ quốc tế
Các hãng hàng không khi cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không của mình sẽ thu cước vận chuyển để bù cho chi phí và lợi nhuận điều này thể hiện trên giá vé máy bay. Các khoản thu khác là thu hộ bao gồm phí, giá và các loại phí khác.
Chẳng hạn hiện nay khách đang phải trả thuế VAT, phí phục vụ hành khách và mới đây VN mới thu riêng của hành khách mỗi người 10.000 đồng phí soi chiếu an ninh (mức phí này ở Singapore 8 đôla Singapore, Campuchia khoảng 3 USD, Thái Lan 1,92 USD…).
Phí soi chiếu an ninh này trước đây thu trực tiếp của các hãng (tính trên số chỗ ngồi trên máy bay nhân lên tổng số máy bay có) thì nay sẽ được cảng hàng không thu trực tiếp từ hành khách đi trên chuyến bay đó để giống theo thông lệ quốc tế đang áp dụng và tạo bình đẳng cho các hãng hàng không.
Như vậy sau ngày 1-10, mỗi hành khách đi trên các chuyến bay nội địa đều phải trả thêm 20.000 đồng/người/chặng (gồm một khoản tăng thêm 10.000 đồng phí phục vụ hành khách và một khoản thu mới 10.000 đồng phí soi chiếu an ninh), cái này không phải tăng giá vé mà là khoản các hãng thu hộ cho cảng hàng không mà thôi.
Ông Lê Hồng Hà (tổng giám đốc Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific):
Bớt chi phí bị tính oan
Theo quy định trước kia, hãng hàng không phải trả phí soi chiếu an ninh cho cơ quan quản lý nhà nước căn cứ theo số chuyến bay của hãng nên nhiều chuyến bay khách chỉ có 150 người nhưng hãng vẫn phải trả cho 180 khách.
Nay phí soi chiếu an ninh này đã được tính chính xác hơn, ở một khía cạnh nào đó hãng đã bớt đi được chi phí mà lâu nay đang bị trả oan.
Theo Tuổi Trẻ
Ngày 11/8, thêm 94 lao động tại Libya về nước
Ngày 11/8, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) thông bao, chuyến bay thứ hai VN9052 đưa người lao động tại Libya về nước đã xuất phát từ Cairo, Ai Cập lúc 23h30 (giờ địa phương), tức 03h30 ngay 11/8 theo giờ Việt Nam.
Người lao động Việt Nam tại Libya về tới sân bay Nội Bài ngày 10/8. (Ảnh: TTXVN)
Tổng số lao động đi trên chuyến bay này gồm 94 người Việt Nam và 1 người Hàn Quốc. Những hành khách này là công nhân lao động làm việc tại Libya, được tập hợp và đưa đến Cairo để về Việt Nam. Chuyến bay VN9052 ngày 11/8/2014 dự kiến hạ cánh tại sân bay Nội Bài lúc 13h50 cùng ngày.
Trước đó, vào lúc 13h30 ngày 10/8 chuyến bay đầu tiên của Vietnam Airlines đã đưa 184 lao động Việt Nam và 2 lao động Hàn Quốc về đến sân bay Nội Bài an toàn.
Theo Vietbao
Tung tin có bom, vật liệu nổ khi đi tàu bay tăng đột biến Theo Cục hàng không Việt Nam, từ tháng 1/2014 đến 31/7/2014 đã xảy ra 171 vụ việc vi phạm về an ninh hàng không, tăng 77 vụ tương ứng với 82% so với cùng kỳ năm 2013. Đặc biệt, số vụ tung tin có bom, vật liệu nổ khi đi tàu bay tăng đột biến... Ảnh minh hoạ Số vụ vi phạm quy...