Ai tin Nga đe dọa an ninh Mỹ?
Nga không đặt ra mối đe dọa quân sự trực tiếp đối với lãnh thổ Mỹ. GDP của Mỹ cao gấp 13 lần Nga còn chi tiêu quân sự gấp 10 lần.
Đồng tiền đi trước
Tờ The Hill của Mỹ mới đây có bài viết kêu gọi cần giúp đỡ các quốc gia láng giềng của Nga với lý do các nước này đang phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng từ phía Moscow. Theo tờ báo Mỹ, các quốc gia vung Biển Đen như Ukraine và Gruzia, cũng như Moldova và Belarus là nhưng mục tiêu ban đầu của “cương quôc” Nga, trong khi các nước khác ở Nam Caucasus và Trung Á cũng đang đối mặt với những chính sách quyết đoán của Nga.
Tờ báo Mỹ cáo buộc rằng các nhà lãnh đạo Nga đã tuyên bố châu Âu đã có một bản đồ hoàn toàn khác sau cuộc chiến với Gruzia và sáp nhập Crimea. Cũng theo The Hill, Nga không còn coi mình bị ràng buộc bởi bất kỳ hiệp ước quốc tế chính thức nào, cho phép quân đội nước này hiện diện ở hầu khắp các nơi trên thế giới.
Nga tuần tra chung với Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria
Đặc biệt, báo Mỹ cho rằng Nga ngang nhiên vi phạm cả 2 hiệp định la Hiệp định cac lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và Hiệp ước các lực lượng vũ trang thông thường châu Âu, vốn rât cơ bản và quan trọng cho sự ổn định và an ninh trên toàn châu Âu (chỉ có điều Mỹ đơn phương hủy bỏ INF và quyết chí mở rộng NATO, tăng cường hiện diện quân sự ở châu Âu-PV).
Người Mỹ không quên cáo buộc Nga liên can đến cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine hay lợi dụng Liên minh kinh tế Á-Âu, gây áp lực với Belarus, Gruzia…Từ những “dẫn chứng”, The Hill cho rằng các quốc gia láng giềng của Nga “đang chịu áp lực gia tăng hâu như hàng ngày”.
Để biện minh cho “trách nhiệm” của Mỹ, The Hill lấy ví dụ trường hợp của Ukraine. Theo đó, năm 1994, Ukraine đã từ bỏ kho hạt nhân quan trọng của mình để đối lấy sự đảm bảo cho các nguyên tắc an ninh và lãnh thổ, đươc Mỹ, Anh và Nga xac nhân. Tờ báo Mỹ nhấn mạnh rằng cùng với các lợi ích chiến lược trong việc ung hô một quốc gia có thể hỗ trợ trong viêc cân bằng với Nga, Mỹ có “nghĩa vụ đạo đức” phải ung hô một nhân tô quôc tê co trach nhiêm đa đông y làm suy yếu vị thế của minh chông lai sự gây hân tiềm tàng để theo đuôi cai đươc coi la luật pháp quốc tế.
The Hill chỉ trích quan điểm cho rằng Mỹ không nên dành nguồn lực của mình cho an ninh của các đồng minh. Lý do được nêu ra là, chi phí ngăn chặn các cuộc chiến châu Âu và cân bằng với một nước Nga ngày càng quyết đoán hiện nay sẽ thấp hơn chi phí cho các hoạt động quân sự mới tiềm tàng.
Video đang HOT
Mỹ chi tiền can thiệp trước để khỏi tốn chi phí sau này?
Mặc dù đánh giá Nga là một quốc gia quân sự hùng mạnh với kho vũ khí hạt nhân lớn, là một đôi thủ thách thức các lợi ích của Mỹ trên khắp thế giới, song The Hill dường như hạ thấp sức mạnh của Nga khi cho rằng giá năng lượng thấp và các lệnh trừng phạt của phương Tây đã tác động đến nền kinh tế Nga, và sản lượng kinh tế của Nga thâp hơn sản lượng kinh tế của bang Texas (Mỹ).
Do đó, “điều cần thiết” mà The Hill nêu ra là “sự lãnh đạo của Mỹ” vơi một chiến lược rõ ràng và những chính sách phù hợp đươc xây dựng trên nên môt ý chí chính trị mạnh mẽ.
Thận trọng với ngôn từ của Mỹ
Cũng liên quan tới vấn đề Ukraine, các nhân chứng xuất hiện trước phiên điều trần luận tội của Hạ viện Mỹ thường xuyên liên hành động của Nga với tình hình an ninh quốc gia Mỹ. Cựu cố vấn Nhà Trắng Fiona Hill nói rằng Ukraine “đóng một vai trò quan trọng trong an ninh quốc gia của chúng ta”. Quan chức đại sứ quán Mỹ tại Ukrane David Holmes tuyên bố rằng “điều quan trọng đối với an ninh quốc gia của chúng ta là chúng ta ủng hộ mạnh mẽ các đối tác Ukraine của chúng ta”.
Liệu những tuyên bố trên của người Mỹ có thật lòng hay không khi Ukraine chỉ được nhắc đến một lần trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 2017 vốn được nêu lên như một bằng chứng cáo buộc Nga “sẵn sàng vi phạm chủ quyền của các quốc gia trong khu vực”. Ngay cả giới phân tích phương Tây cũng hoài nghi về những lời nói của người Mỹ.
Lính Mỹ cùng lính Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ tập trận đổ bộ ở khu vực Biển Đên hồi tháng 7/2019
Trang mạng của Viện chính sách chiến lược Australia (ASPI) cho rằng, ít nhất cũng có thể tin các động thái của Nga liên quan tới Ukraine và việc sáp nhập Crimea là những hành động phòng thủ được thiết kế để cảnh báo. Sáp nhập Crimea có thể được xem là một động thái tiên quyết để chống lại sự bao vây, ngăn chặn và cản trở việc đánh mất các căn cứ quan trọng chiến lược ở Biển Đen và tiếp cận Địa Trung Hải.
Châu Âu, vốn được Mỹ cảnh bảo nhiều lần về “mối đe dọa Nga” cũng không coi các động thái của Nga là mối đe dọa trực tiếp. ASPI trích dẫn nhà nghiên cứu Tormod Heier cho biết, ngay cả sau khi Nga sáp nhập Crimea, chỉ rất ít thành viên NATO “nhận thức Nga là mối đe dọa hiện hữu”.
ASPI cho rằng, gạt vũ khí hạt nhân sang một bên, Nga không đặt ra mối đe dọa quân sự trực tiếp đối với lãnh thổ Mỹ. GDP của Mỹ cao gấp 13 lần của Nga và chi tiêu quân sự của Washington cũng lớn 10 lần của Moscow. Khả năng phô diễn sức mạnh của Nga, trên biển hoặc trên không, không thể nào so sánh với Mỹ. Vì vậy, mối quan tâm an ninh quốc gia của Mỹ tại Ukraine không thể nảy sinh một cách hợp lý từ nhận thức về mối đe dọa thông thường thực sự đối với lãnh thổ Mỹ.
Chủ nghĩa phiêu lưu quân sự và coi thường chủ quyền quốc gia ở châu Âu đã kéo Mỹ vào hai cuộc chiến tranh thế giới. Có thể lập luận rằng việc thực thi lệnh cấm đối với hành vi đó là vì lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.
Nếu không có Nga, Mỹ sẽ còn đi xa hơn nữa với các hành động đơn phương
Tuy nhiên, ASPI có ý mỉa mai khi nói thêm rằng “ngoại trừ việc Mỹ đã liên tục phá hoại các quy tắc được nêu trong tuyên bố của Liên hợp quốc đề cập cụ thể đến các vấn đề đó và phớt lờ các nghị quyết đồng thuận về các quy tắc của Hội đồng Bảo an. Các hành động của họ liên quan đến việc Israel sáp nhập Cao nguyên Golan, chủ quyền đối với các khu định cư, và công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel không chỉ là những ví dụ nổi bật, mà còn đưa ra những so sánh rõ ràng với Nga và Crimea”.
Theo nhà nghiên cứu Emily S. Rosenberg, một số nhà sử học quan sát thấy rằng sau năm 1945, “an ninh quốc gia” đã trở thành “ý tưởng chủ đạo”, thay thế “lợi ích quốc gia” và “an ninh tập thể”. Khái niệm này đã được thể chế hóa trong Đạo luật An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Harry Truman năm 1947. Theo đó, những người tán thành điều này cố gắng “gắn nhãn” thuật ngữ an ninh quốc gia vào các chương trình nghị sự thời hậu chiến.
Tuy nhiên, ASPI cho rằng việc sử dụng “an ninh quốc gia” để biện minh cho sự hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine hay để tăng cường tầm quan trọng và mức độ ưu tiên của một vấn đề sẽ “làm loãng” khái niệm này.
ASPI cho rằng trong một thế giới đang trở nên phức tạp hơn và, có lẽ, nguy hiểm hơn khi các mối quan hệ quyền lực kinh tế và quân sự liên tục thay đổi, dường như phải thận trọng để phân tích rõ ràng “những lợi ích quốc gia” và tránh các thuật ngữ có xu hướng không khuyến khích và phù hợp với những lợi ích đó, trong đó có “an ninh quốc gia” vốn đang được Mỹ thường xuyên sử dụng.
Thành Minh
Theo baodatviet.vn
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật không chấp thuận Nga dự Hội nghị G7
Với 339 phiếu thuận và 71 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật không chấp thuận việc Nga tham gia Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) lần thứ 45 diễn ra từ ngày 24 đến 26/8/2019 tại thành phố biển Biarritz, Tây Nam nước Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo The Hill, ngày 3/12, với 339 phiếu thuận và 71 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông dự luật không chấp thuận việc Nga tham gia Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong tương lai.
Trước đó, hồi tháng 8/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí với đề xuất của người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron mời Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Mỹ trong năm 2020.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/8 đã bày tỏ sự ủng hộ về việc Nga trở lại Nhóm G8, nhấn mạnh rằng "sẽ phù hợp hơn nhiều" khi Moskva là thành viên trong nhóm các cường quốc thế giới.
Thông điệp trên được "ông chủ Nhà Trắng" đưa ra chỉ vài ngày trước khi khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Pháp.
Phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump khẳng định: "Tôi chắc chắn sẽ ủng hộ điều đó... Sẽ phù hợp hơn nhiều nếu Nga có trong thành phần này. Sẽ phải là G8, bởi rất nhiều điều chúng ta thảo luận có liên quan đến Nga."
Khi còn có Nga là thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển có 8 nước thành viên (gọi tắt là G8).
Theo vietnamplus.vn
Tội ác không thể dung thứ của kẻ gây ra 5 vụ giết người và 1 vụ mưu sát tại Nga Vladimir Ionesyan sinh năm 1937 trong gia đình người Armenia ở Tbilisi của Gruzia. Mùa đông năm 1963, chỉ trong vòng 20 ngày, hắn đã thực hiện 5 vụ giết người và 1 vụ mưu sát tại Nga. Các nạn nhân của kẻ giết người hàng loạt này là 2 phụ nữ và 4 trẻ em. Ionesyan - kẻ giết người hàng loạt...