Ai thắng ở Gaza?
“Thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza” dài chỉ vỏn vẹn một trang và gồm 24 dòng. Tuy nhiên, những gì toát lên giữa những dòng chữ đó dường như giải thích cho thái độ khác nhau của các bên tham gia nhất trí.
Một người đàn ông che mũi tránh khói sau một cuộc không kích của Israel ở Gaza City.
Cả Israel và Hamas cam kết sẽ ngừng cuộc xung đột vốn đã kéo dài 8 ngày ở trong và xung quanh Gaza khiến hơn 150 người chết, chủ yếu là người Palestine. Tuy nhiên, bầu không khí u ám đã bủa vây Thủ tướng Benjamin Netanyahu khi ông thông báo ngừng các hành động thù địch từ Jerusalem. Trái lại, khi đối diện ống kính máy quay ở Cairo, chủ tịch Hamas Khaled Meshaal tỏ ra rất hăng hái, chẳng khác gì tình hình trên đường phố Gaza, nơi ngập tràn những phát súng chỉ thiên ăn mừng.
Người Palestine có thể có điều gì đó để ăn mừng. Ngoài việc ngừng các hành động thù địch, thỏa thuận ngưng bắn còn tạo ra một cam kết: “cải thiện các điều kiện của người dân ở Dải Gaza”, như Hillary Clinton đã nói khi thông báo thỏa thuận này. Văn bản cũng nói về việc “mở cửa các trạm kiểm soát biên giới và khơi thông vận tải hàng hóa, đồng thời kiềm chế trước sự di chuyển tự do của những cư dân bị giới hạn”.
Ở nơi mà đôi khi được gọi là nhà tù lớn nhất thế giới này, điều đó dường như là một sự thay đổi lớn lao – một sự thay đổi mà nhờ đó Hamas sẽ có được sự công nhận hoàn toàn nếu nó trở thành sự thật.
“Tình trạng phong tỏa có thể được dỡ bỏ khỏi Gaza”, Meshaal tuyên bố. Thông điệp này mang một sự phấn chấn đầy hy vọng, nhưng theo lời của các quan chức Israel xuất hiện trên các kênh truyền hình vệ tinh thì “có thể” có thể biến thành “sẽ”.
Vì trong ít nhất 5 năm, Hải quân Israel dã ngăn cản tàu thuyền tiếp cận bờ biển Gaza, một sự phong tỏa mà – kết hợp với các giới hạn khắt khe khác nhằm vào thực phẩm chuyển tới dài đất này bằng đường bộ – đã khiến cho các nhà hoạt động ủng hộ Palestine tìm cách thách thức Israel trên biển. Luôn như vậy, Hải quân Israel đã ngăn các đội tàu nhỏ – trong vụ việc đình đám nhất, giết chết 6 người Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 5/2010 khi tập kích tàu Mavi Marmara. Ngay khi bị bắt giữ, các tàu này luôn bị điều hướng tới một cảng của Israel.
Nhưng trên CNN, đại sứ Israel ở Washington, Michael Oren, lưu ý rằng sẽ là đủ trong tương lai khi chỉ kiểm tra những tàu hướng tới Gaza, để chắc chắn họ không tuồn vũ khí vào dải đất này. “Đó không phải là một sự phong tỏa theo đúng nghĩa”, ông Oren nói. Chúng tôi có quyền kiểm tra tàu thuyền”.
Video đang HOT
Phát ngôn viên của Thủ tướng Netanyahu, Mark Regev, cũng đang đặt ra các nền tảng cho một cách tiếp cận mới. “Các giới hạn được thực thi như là kết quả của những hành động thù địch”, ông này nói với hãng Al Jazeera, ngụ ý rằng nếu tên lửa không phóng ra từ Gaza, bắt một nửa Israel làm con tin trong các hầm trú bom thì cuộc sống sẽ dễ dàng hơn đối với các cư dân ở dải đất này. Mục đích, theo ông Regev, là “một tương lai tốt hơn cho cả người Gaza và người Israel”.
“Nếu phía nam tĩnh lặng, thì điều đó cho phép chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ hơn”, ông này giải thích với CNN.
Không một quan chức Ai Cập nào xuất hiện trên các kênh ngôn ngữ tiếng Anh, vì vậy không rõ lắm liệu mảnh đất chính vào Gaza – trạm biên giới Rafah ở biên giới phía tây với Ai Cập – cuối cùng có được mở cửa hay không. Nhưng đó là một trong các yêu sách mà Hamas đặt ra, và Meshaal rất nhiệt tình ca ngợi chủ nhà – một chính phủ gồm phần đông là thành viên Tình Anh em Hồi giáo, tổ chức sinh ra Hamas. “Người Palestine sống nhờ vào lương tâm của Ai Cập”, ông Meshaal nhấn mạnh. “Ai Cập không bán rẻ cuộc kháng chiến của họ”.
Ông này cũng đưa ra những ngôn từ nhằm trấn an bất kỳ ai – người Ai Cập hoặc người Palestine – những người lo sợ ý thức hệ hoặc địa lý sẽ kéo Gaza vào quỹ đạo của Cairo khi vùng đất này ra khỏi trạng thái cô lập, hoặc tiếp tục tách rời Bờ Tây, nơi đang nằm dưới sự điều hành của một tổ chức Palestine khác, đảng Fatah do Tổng thống Mahmoud Abaas đứng đầu.
“Gaza là một phần của xứ xở Palestine”, Meshaal khẳng định. “Nó không phải là một thực tể tách riêng”.
Còn quá sớm để nói những dòng chữ nhỏ trong thỏa thuận ngừng bắn, trên thực tế, sẽ trở thành những gì. Văn bản chỉ nói rằng các vấn đề như tự do di chuyển “sẽ được giải quyết” sau khi ngừng bắn được 24 giờ.
Thực tế, vào đêm ngày 21/11, chính phủ của Thủ tướng Netanyahu đã đem thước ra đánh giá thành tích của 8 ngày xungđột, gần như tất cả là từ trên không. Số mục tiêu bị tấn công: 1.500; Các thành phần cấp cao bị tiêu diệt: 7; Số tên lửa hướng tới Israel: 1.506; Số bị Vòm Sắt bắn hạ: 421. Nếu so sánh kỹ – giữa tên lửa được phóng khỏi Gaza và số mục tiêu Israel oanh kích – có thể gây ấn tượng mạnh. Phát ngôn viên Lực lượng Quốc phòng Isarel tuyên bố Chiến dịch Trụ cột Quốc phòng đã “gây ra thiệt hại lớn cho Hamas và các năng lực quân sự của họ”.
Mục tiêu đề ra của chiến dịch khi bắt đầu là “khôi phục khả năng ngăn chặn” nhưng gần như tất cả các tên lửa phóng ra từ Gaza là vào ngày thứ 8 cũng như ngày thứ 3 và thứ 4.
“Họ muốn phá hủy cơ sở hạ tầng kháng chiến của Hamas”, Meshaal nói. “Tôi không nghĩ họ đã làm nhiều đến thế. Chúng tôi có thể tính được bao nhiêu tòa nhà họ đã phá hủy. Họ không có gì khác để thể hiện, và tên lửa của chúng tôi tiếp tục tấn công họ, ít nhất là đến phút cuối. Những người tự do không thể bị ngăn chặn. Cuộc phiêu lưu của Israel đã thất bại”.
Theo Dantri
Một tuần tang thương của Gaza, Israel
Người dân ở dải Gaza và cả Israel phải sống trong sợ hãi khi những thống kê về số người thiệt mạng của cả hai phía cứ tăng dần trong suốt một tuần qua.
Tòa nhà ở dải Gaza bị đánh sập một phần sau loạt oanh tạc của các chiến đấu cơ Israel. Tính tới thời điểm này, số người Palestine thiệt mạng đã lên tới 109 người. Ảnh: AFP
Người dân Palestine mang trên vai các thi thể trong một nghi lễ đưa tang ở thành phố Gaza. Ảnh:EPA
Một thanh niên đứng trên đống đổ nát của một ngôi nhà ở phía đông thành phố Gaza sau một loạt tấn công của Israel. Quân đội Israel cho hay đã tấn công khoảng 100 mục tiêu khác nhau khắp dải Gaza bằng các chiến đấu cơ, chiến hạm và pháo. Ảnh: EPA
Người phụ nữ Palestine nói chuyện điện thoại tại hiện trường một vụ tấn công của Israel. Nhà những người hàng xóm của cô đã bị đánh trúng và đổ sụp. ẢNh: EPA
Khói bốc cao ở thành phố Gaza sau một đợt tấn công của Israel. Quân đội Israel tấn công dải Gaza những ngày qua sau khi các nhóm phiến quân Hồi giáo ở đây bắn rocket vào phía nam của Israel. Ảnh: AP
Cô gái này được giải cứu sau khi ngôi nhà của gia đình cô bị sập vì bom đạn của Israel. Ảnh: AP
Khói bốc cao trong khi những mảnh vụn bay trong không trung sau một vụ nổ ở đài truyền hình Al-Aqsa tại thành phố Gaza. Ảnh: AFP
Theo VNE
Dải Gaza ngày thứ 6 liên tiếp chìm trong khói lửa Bất chấp sự lên tiếng của cộng đồng quốc tế, ngày 19-11, Israel vẫn tiếp tục không kích dải Gaza làm ít nhất 3 người thiệt mạng, nâng tổng số người thiệt mạng lên 85 người trong đợt tấn công liên tiếp 6 ngày qua. Trước đó, trong ngày đẫm máu nhất 18-11, 31 thường dân, trong đó có một gia đình 11...