Ai sở hữu Chứng khoán Kenanga vừa bị kiểm soát đặc biệt?
Việc tăng gấp 3 vốn điều lệ và chào đón cổ đông chiến lược từ Malaysia vào năm 2009 được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện hoạt động kinh doanh của KVS. Dù vậy, trong giai đoạn 2009 – 2014, tình hình tài chính KVS vẫn gặp nhiều vấn đề, thậm chí gặp rủi ro về khả năng hoạt động liên tục.
Chứng khoán Kenanga Việt Nam bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Ảnh: Internet
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số 326/QĐ-UBCK về việc đưa CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam (KVS) vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Thời hạn kiểm soát đặc biệt trong vòng 4 tháng, từ ngày 19/5 đến ngày 18/9.
KVS được thành lập từ năm 2007, tiền thân là CTCP Chứng khoán Vàng Việt Nam, vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ đồng. Đến tháng 11/2008, công ty đổi tên thành Kenanga Việt Nam và tăng vốn lên 135 tỷ đồng vào năm 2009. Đây cũng là thời điểm K&N Holdings Berhad – công ty con của Kenanga Investment Bank Berhad (Malaysia) tham gia làm cổ đông chiến lược nắm 49% vốn công ty.
Ngoài K&N Holdings Berhad, 51% vốn KVS còn lại được nắm bởi các cá nhân trong nước gồm: Ông Cao Văn Sơn (8,89%), Cao Quang Hưng (5,61%), Cao Khánh Phương (9,17%), Cao Quang Hiệp (9,22%), Hồ Ngọc Thanh Xuân (8,48%), Phạm Khánh Loan (9,63%).
Tiếng nói của nhóm cổ đông người Việt cũng được thể hiện ở cơ cấu HĐQT với 4/7 là nhân sự cấp cao Việt Nam, gồm: Chủ tịch HĐQT Cao Văn Sơn và các thành viên HĐQT Trần Đức Vũ, Nguyễn Anh Thắng, Cao Khánh Phương.
Video đang HOT
Nhiều năm qua, không có quá nhiều thông tin về KVS. Cập nhật lần gần nhất KVS công bố thông tin tài chính là BCTC quý I/2015. Vào cuối cuối năm 2013, công ty này đã nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt tư cách thành viên giao dịch thị trường niêm yết và thành viên giao dịch thị trường đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Đến tháng 9/2015, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam đã có quyết định ngừng cung cấp hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán đối với KVS do bị Sở Giao dịch chứng khoán chấm dứt tư cách thành viên giao dịch.
Dù KVS không còn công bố các báo cáo (từ cuối quý I/2015), nhưng nhiều khả năng nhóm cổ đông Việt Nam vẫn duy trì tỷ lệ sở hữu chi phối ở KVS. Điều này thể hiện cơ cấu lãnh đạo KVS được công bố tại Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước không có sự thay đổi so với cách đây 8 năm trước. Trong khi đó, BCTC năm 2021 của Kenanga Investment Bank Berhad thể hiện họ vẫn nắm 49% vốn KVS.
Sự tham gia của cổ đông ngoại gốc Malaysia, cùng việc tăng vốn gấp 3 lần hồi năm 2009 được kỳ vọng sẽ giúp KVS cải thiện tình hình tài chính (lỗ lũy kế 2009 là 10,8 tỷ đồng).
Tuy vậy, giai đoạn 2009 – quý I/2015 cho thấy lợi nhuận của KVS vẫn không được cải thiện với lỗ lũy kế cuối quý I/2015 lên đến hơn 34,7 tỷ đồng. Mặt khác, doanh thu KVS khoảng thời gian kể trên ghi nhận không đến từ các hoạt động cơ bản của một công ty chứng khoán (hoạt động môi giới, đầu tư góp vốn, tư vấn, lưu ký chứng khoán), mà hầu hết nhờ vào lãi tiền gửi, lãi từ các hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng tạm ứng vốn đầu tư.
Bóc tách số liệu, tính đến cuối năm 2015, tiền và tương đương tiền của KVS đạt 55,8 tỷ đồng, chiếm hơn 60,3% tổng tài sản công ty. Đáng chú ý, KVS còn ghi nhận 35,3 tỷ đồng các khoản hợp tác kinh doanh, tạm ứng vốn đầu tư.
Cụ thể, đó là hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH Ngọc Linh (4,63 tỷ đồng) về việc hợp tác thực hiện dự án xây dựng khu cây xanh kết hợp sân thể thao và công trình dịch vụ công cộng.
Hợp đồng tạm ứng vốn đầu tư Công ty Bất động sản Đông Á (22 tỷ đồng) hợp tác đầu tư và đưa vào sử dụng dự án Khu Resort – Khu cầu Bình Hòa – Quảng Châu – Quảng Xương – Thanh Hóa với thời hạn 10 tháng; CTCP Công nghiệp TM & Dịch vụ Y tế Phúc Thái (7 tỷ đồng) hợp tác đầu tư hoàn thiện dự án xây dựng Bệnh viện Phúc Thái tại Thái Nguyên; và hợp tác đầu tư với Công ty TNHH Tư vấn và Quản lý Fraden – TNC (9,5 tỷ đồng).
Hồi cuối năm 2014, Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long đã nhấn mạnh việc KVS trong năm 2014 có sự thay đổi lớn về nhân sự chủ chốt, ngoài ra công ty chưa có kế hoạch kinh doanh, kế hoạch nhân sự trong tương lai và cũng chưa tìm được các đối tác. Đơn vị kiểm toán cảnh báo các sự kiện này ảnh hưởng trọng yếu đến khả năng hoạt động liên tục của công ty, vì vậy dẫn tới sự nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của KVS trong năm tài chính tiếp theo.
Trước đó, vào tháng 12/2013, KVS từng bị phạt 195 triệu đồng do không tách bạch tiền của nhà đầu tư và tiền của công ty, không tuân thủ quy định về hạn mức đầu tư và báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có nội dung sai lệch.
Tỷ USD dồn dập đổ vào, chứng khoán xác lập thêm kỷ lục lịch sử
Thị trường chứng khoán tiếp tục đón nhận kỷ lục lịch sử với số nhà đầu tư trong nước mở mới trong tháng 12 lớn nhất trong lịch sử 21 năm thành lập thị trường.
Thông tin Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa công bố, trong tháng 12, nhà đầu tư trong nước mở mới 226.580 tài khoản chứng khoán, tăng hơn 6.000 tài khoản so với tháng trước. Tính đến cuối 2021, nhà đầu tư trong nước mở hơn 4,27 triệu tài khoản, trong đó cá nhân chiếm gần 4,26 triệu tài khoản. Các nhà đầu tư nước ngoài là 39.510 tài khoản.
Như vậy, trong năm 2021, các nhà đầu tư mở mới 1,5 triệu tài khoản (chủ yếu là của các nhà đầu tư cá nhân trong nước), bằng 4 năm trước đó cộng lại. Đây được xem là yếu tố quan trọng giúp thị trường chứng khoán tăng mạnh trong cả năm qua, đạt mức cao kỷ lục 1.500 điểm.
Trong năm 2021, TTCK thăng hoa với tất cả chỉ số của ba sàn đều tăng so với cuối 2020. Cụ thể, VN-Index tăng 394,41 điểm, tương ứng 35,7%, lên 1.488,88 điểm. Tích cực hơn, HNX tăng 133,3% lên 473,99 điểm trong khi UPCoM-Index tăng 51,3% lên 112,68 điểm.
Dòng tiền đổ vào chứng khoán và bất động sản.
Thanh khoản trong 2021 tăng gấp 2,6 lần 2020, đạt 26,6 nghìn tỷ đồng/phiên, đặc biệt giá trị giao dịch chứng khoán trong tháng 9 liên tục đạt trên 1 tỷ USD, có những phiên lên tới 2 tỷ USD. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7,77 triệu tỷ đồng, tăng 46,8%, đạt 123% so với GDP 2020 chưa điều chỉnh, 92,6% so với GDP đã điều chỉnh.
Theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trần Văn Dũng, 1,5 triệu tài khoản mở mới trong năm 2021 có chất lượng tài khoản cao hơn hẳn so với trước về quy mô giao dịch và không dùng nhiều ký quỹ như trước đó. Các nhà đầu tư cá nhân là nhóm dẫn dắt thị trường chứng khoán lên đỉnh cao kỷ lục trong năm 2021.
Sở dĩ dòng tiền đổ vào thị trường cổ phiếu mạnh bởi lãi suất ngân hàng trong năm vừa qua và hiện vẫn ở mức thấp, các kênh đầu tư khác kém hấp dẫn. Bên cạnh đó, chứng khoán trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn và được biết đến một cách rộng rãi hơn. Việc mở tài khoản mới cũng dễ dàng hơn nhờ công nghệ e-KYC.
Với dòng tiền vẫn mạnh mẽ như những phiên đầu năm mới, thị trường chứng khoán được dự báo sẽ có những kỷ lục cao mới. Nhiều doanh nghiệp lớn bứt phá trong năm khó khăn 2021 và có triển vọng tốt trong 2022.
Bộ Tài chính chủ động phương án nhân sự để chứng khoán hoạt động ổn định Ngay sau khi có kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) đối với Đảng ủy cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) nhiệm kỳ 2015 - 2020, Bộ Tài chính đã chỉ đạo UBCKNN, các Sở GDCK, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và các đơn vị có liên quan kiểm điểm và triển khai các...