Ai sẽ trở thành giám đốc IMF?
Với việc ông Dominique Strauss-Kahn bị bắt vì nghi án xâm hại tình dục nữ hầu phòng ở New York, giới quan sát đang đồn đoán xem ai sẽ thay thế giám đốc quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) một khi ông rút khỏi vị trí.
Christine Lagarde: Bộ trưởng Tài chính Phảp được xem là một ứng viên tiềm năng cho vị trí giám đốc IMF. Tuy nhiên việc 4 trong tổng số 11 giám đốc IMF là người Pháp kể từ năm 1946 có thể là một cản trở đối với bà. Ảnh: Bloomberg.
Tharman Shanmugaratnam: Bộ trưởng tài chính Singapore Tharman Shanmugaratnam được nêu danh là ứng viên có thể thay thế ông Strauss-Kahn. Ông đang là chủ tịch ủy ban tiền tệ quốc tế và tài chính của IMF. Ông từng cho biết nhiệm vụ cấp thiết của IMF lúc này là tiếp tục các hoạt động của họ khắp thế giới. Tharman nhận định khả năng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên IMF có thể đảm bảo được điều này. Ảnh: Bloomberg.
Trevor Manuel: Cựu bộ trưởng tài chính Nam Phi Trevor Manuel được chính phủ của ông tiến cử vào vị trí giám đốc IMF. Ông đang đứng đầu ủy ban kế hoạch Nam Phi và “được thế giới nể trọng”. Bộ trưởng Tài chính Nam Phi Pravin Gordhan phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg rằng IMF nên chọn một giám đốc từ một quốc gia đang phát triển: “Ứng viên đó sẽ mang một tầm nhìn mới, sẽ đảm bảo lợi ích cho tất cả các quốc gia”. Ảnh: Bloomberg.
Video đang HOT
Zhu Min: Nhà kinh tế học Trung Quốc không được coi là một ứng viên nặng ký cho vị trí này. Cựu phó thống đốc ngân hàng Trung Quốc này từng làm việc cho Ngân hàng Thế giới WB. Ông đang là cố vấn đặc biệt cho giám đốc IMF. Dù Zhu được nể trọng và Trung Quốc ngày càng củng cố vị trí trên nền kinh tế toàn cầu, châu Âu và Mỹ khó có thể chấp nhận việc bổ nhiệm ông. Ảnh: Bloomberg.
John Lipsky, người Australia, hiện tạm giữ vị trí giám đốc IMF thay thế cho ông Strauss-Kahn đang ngồi tù. Dù vẫn kiên quyết nghỉ hưu vào tháng 8, người ta cho rằng ông Lipsky sẽ được đề nghị kéo dài thời gian làm giám đốc IMF cho tới khi xác định được người kế nhiệm. Ảnh: AFP.
Montek Singh Ahluwalia: Phó chủ tịch ủy ban kế hoạch của Ấn Độ được cho là một ứng viên nặng ký cho ghế giám đốc IMF. Tuy nhiên, ông cho biết sẽ không ứng cử vào vị trí này. Trước đây, một người Ấn Độ cũng từng lãnh đạo IMF. Ảnh: Bloomberg.
Kemal Dervis: Nếu Kemal Dervis, cựu bộ trưởng kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, được chọn là người đứng đầu IMF, nó sẽ cho thấy sự nhượng bộ giữa các nước lớn và đang phát triển như Trung Quốc, Nga và châu Âu. Dervis từng lãnh đạo chương trình phát triển Liên Hợp Quốc. Ảnh: AP.
Il Sakong: Cựu bộ trưởng tài chính Hàn Quốc Il Sakong được thế giới chú ý sau khi giúp tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Seoul năm ngoái. Ông hiện dẫn đầu hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc. Trung Quốc và các nước ở châu Á có thể ủng hộ ứng viên từ khu vực này song việc Tổng thư ký Liên Hợp Quốc ban Ki-moon là người Hàn Quốc có thể gây bất lợi cho Il Sakong. Ảnh: Bloomberg.
Gordon Brown: Dù nhiều người cho rằng cựu thủ tướng Anh là một ứng viên nặng ký cho ghế giám đốc IMF vì vai trò của ông khi giúp bình ổn kinh tế thế giới năm 2009 và trong suốt hội nghị G-20, ông sẽ gặp nhiều trở ngại từ chính dư luận trong nước. Báo chí Anh cho rằng Bộ trưởng Tài chính George Osborne có nhiều khả năng sẽ ngăn chiến dịch của ông Brown chạy đua vào vị trí giám đốc quỹ tiền tệ quốc tế. Ảnh: Washington Post.
Theo VNExpress
Tổng Giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn từ chức
Ông Strauss-Kahn tuyên bố muốn dành tất cả sức lực và thời gian để chứng minh mình vô tội.
Ngày 19/5, chính trị gia kỳ cựu người Pháp Dominique Strauss-Kahn đã tuyên bố từ chức Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tuyên bố của ông Kahn được đưa ra ít ngày sau vụ bê bối tình dục mà ông bị cáo buộc âm mưu cưỡng hiếp một nữ phục vụ phòng khách sạn Sofitel tại New York (Mỹ). Tuy nhiên, ông Strauss-Kahn vẫn khẳng định mình vô tội trước những cáo buộc cưỡng bức tình dục.
Trong một bức thư gửi Hội đồng quản trị IMF, ông Strauss-Kahn: "Thật buồn là ngày hôm nay tôi phải gửi tới Ban Giám đốc IMF đơn xin từ chức. Tôi muốn nói rằng tôi bác bỏ với thái độ cứng rắn nhất đối với mọi cáo buộc chống lại tôi. Tôi muốn bảo vệ định chế mà tôi đã vinh dự được phục vụ và đã tận tâm cống hiến". Trong thư, ông Strauss-Kahn tuyên bố muốn dành tất cả sức lực và thời gian để chứng minh mình vô tội.
Ông Strauss-Kahn (ngồi) tại toà án Mỹ.
Ông Strauss-Kahn được bầu vào chức vụ Tổng Giám đốc điều hành IMF hồi tháng 11/2007 với nhiệm kỳ 5 năm. Hiện ông đang phải ngồi tù ở New York, chờ đợi hội đồng xét xử của thành phố này quyết định ông có phạm tội cưỡng bức tình dục và giam giữ trái phép một nhân viên dọn phòng của Khách sạn Sofitel ở khu Manhattan thuộc New York hay không. Các luật sư biện hộ cho ông Strauss-Kahn ngày 18/5 đã đệ đơn yêu cầu cho phép thân chủ của họ tại ngoại chờ điều tra và xét xử.
Trong một diễn biến liên quan, tờ "Thời báo New York" trực tuyến cho biết ông Strauss-Kahn đã đệ đơn xin bảo lãnh, trong đó ông cam kết từ chối quyền được dẫn độ và vẫn chịu sự giám sát 24/24 giờ. Động thái này diễn ra ngay trước phiên tòa xem xét đơn xin bảo lãnh mới của ông diễn ra ngày 19/5. Trước đó, ông Strauss-Kahn đã bị thẩm phán tòa án New York từ chối cho nộp tiền bảo lãnh với lý do sợ ông bỏ trốn.
Cho tới nay, Pháp và Mỹ chưa có thỏa thuận về dẫn độ tù nhân.
Theo Pháp Luật XH
"Ông trùm" IMF từng là khách của tú bà New York Dominique Strauss-Kahn từng là khách hàng của tú bà nổi tiếng ở New York, Mỹ. Đây cũng là người lên tiếng phàn nàn về hành vi hung hăng của người đứng đầu thể chế tài chính quốc tế lớn này. Tiết lộ với tờ Times, tú bà Kristin Davis, 35 tuổi, tuyên bố của giám đốc IMF đã sử dụng dịch vụ đường...