Ai sẽ chấm dứt biểu tình ở Thái Lan?
Sau vài ngày tạm lắng, chính trường Thái Lan lại sôi sục căng thẳng khi phe đối lập quyết tâm được thua với chính phủ của bà Yingluck Shinawatra. Câu hỏi đặt là ai có đủ sức nặng đẩy lùi các cuộc biểu tình này?
Lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập, cựu Thủ tướng Thái Abhisit Vejjajiva (áo trắng) tham gia cuộc biểu tình ngày 9/12.
Sức hút của Nhà vua
Nếu nhìn vào những diễn biến bất ngờ ở thủ đô Bangkok của Thái Lan hôm 4/12, hẳn không ít người tin rằng chỉ có Nhà vua Bhumibol Adulyadej – người được nhân dân Thái Lan sùng kính – mới có thể giúp hạ nhiệt không khí căng thẳng hiện nay. Niềm tin càng được củng cố khi những người biểu tình đột ngột thay đổi thái độ sau nhiều ngày đối đầu căng thẳng với chính phủ vì một lý do duy nhất: hôm sau là ngày sinh nhật lần thứ 86 của Nhà vua.
Trong chốc lát, những người biểu tình đã chuyển từ thái độ giận dữ sang vui vẻ ra về, thậm chí một số người còn “tay bắt, mặt mừng” và tặng hoa cảnh sát trong khuôn viên Tòa nhà chính phủ, một hình ảnh trái ngược hoàn toàn với những cuộc đụng độ xảy ra trước đó vài ngày. Tinh thần dân tộc và tình cảm sùng kính dành cho Nhà vua đã kéo những con người ở hai chiến tuyến chút chốc xích lại gần nhau.
Trong thông điệp phát đi vào đúng ngày sinh nhật, Nhà vua Bhumibol Adulyadej đã kêu gọi cả nước đoàn kết vì sự ổn định, ám chỉ kế hoạch nối lại biểu tình của phe đối lập trong ngày 9/12 nhằm lật đổ bằng được chính phủ của bà Yingluck Shinawatra và hạn chế ảnh hưởng chính trị của anh trai bà là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, người bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự năm 2006 và hiện đang phải sống lưu vong ở nước ngoài.
Video đang HOT
“Đất nước Thái Lan đã có thời gian dài sống trong hòa bình bởi mọi người dân đều đoàn kết. Mỗi người dân Thái Lan nên tự nhận thấy điều này và hoàn thành vai trò của mình để mang lại lợi ích cho đất nước, đó là sự ổn định và an ninh của đất nước”, Nhà vua phát biểu tại lễ kỷ niệm sinh nhật có sự tham gia của các nhân vật cấp cao, trong đó có Thủ tướng Yingluck, các chính khách đối lập và các tướng lĩnh quân đội.
Phát biểu của Nhà vua đã được phát sóng rộng rãi trên tất cả các kênh truyền hình ở Thái Lan với mong muốn truyền đi tư tưởng đoàn kết rộng rãi trong thời điểm quốc gia đang bị chia rẽ sâu sắc. Thông điệp đó, ở góc độ nào đó, cũng đã tác động được đến tâm thức của phần lớn người dân Thái Lan khi trong ngày sinh nhật Nhà vua, mọi người dân – bất luận thuộc phe Áo đỏ hay Áo vàng – đều quên đi những hiềm khích để khoác trên mình chiếc áo mang màu hoàng gia và đổ ra đường chúc mừng sinh nhật Nhà vua.
Thế nhưng, niềm vui chẳng tày gang. Ngay trong lúc ăn mừng sinh nhật Nhà vua, vẫn có không ít người nhắc đến kế hoạch lật đổ Thủ tướng Yingluck khi nhìn thấy hình ảnh bà xuất hiện trên truyền hình. “Chúng tôi sẽ lại biểu tình”, “Chúng tôi sẽ biểu tình cho đến khi giành được chiến thắng” là những câu được nhiều người nhắc tới nhất.
Và đúng như tuyên bố trên, hàng chục nghìn người đã xuống đường biểu tình trong sáng 9/12 và bao vây Tòa nhà chính phủ, bất chấp những tuyên bố “đấu dịu” trước đó của bà Yingluck về việc giải tán Quốc hội, tiến hành tổng tuyển cử sớm hay thậm chí bà sẽ từ chức thể theo nguyện vọng của người dân. Thủ lĩnh lực lượng biểu tình Suthep Thaugsuban, cựu Phó Thủ tướng Thái Lan, còn tuyên bố đây là “trận chiến cuối cùng” và “sẽ không về nhà nếu không đạt được mục đích (lật đổ chính phủ)”.
Nhiều nhà quan sát cho rằng phe đối lập Thái Lan đang chơi lại nước cờ cũ khi sử dụng sức mạnh đường phố để kích động quân đội ra tay, tương tự như những gì đã làm trong cuộc biểu tình dẫn tới đảo chính 7 năm về trước lật đổ anh trai bà Yingluck.
Trong bối cảnh đó, mọi ánh mắt giờ đây đang đổ dồn về phía quân đội, lực lượng hậu thuẫn giới thượng lưu hoàng gia và tầng lớp trung lưu ở Bangkok.
Và vai trò quyết định của quân đội
Sau sinh nhật Nhà vua, có vẻ trọng trách xử lý khủng hoảng chính trị đang đè nặng lên vai quân đội. Mặc dù Tư lệnh Lục quân Thái Lan Prayuth Chan-ocha và các nhà lãnh đạo quân sự khác chưa hề hé lộ ý định giải quyết cuộc khủng hoảng nhưng theo giới quan sát, sớm muộn thì lực lượng này cũng sẽ có những hành động cụ thể hoặc đóng vai trò hòa giải giữa các bên.
“Sớm hay muộn quân đội cũng sẽ phải tham gia. Người ta cũng không nên loại trừ khả năng xảy ra đảo chính quân sự nếu như chính phủ dân sự không đủ khả năng chấm dứt bạo lực đường phố”, học giả nổi tiếng Pavin Chachavalpongpun làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Kyoto nhận định.
Theo ông Pavin Chachavalpongpun, Thái Lan đã quá quen với các cuộc đảo chính quân sự bởi trong suốt 80 năm qua, đất nước này đã trải qua tổng cộng 18 diễn biến tương tự. Cuộc đảo chính gần đây nhất là vào năm 2006 khi giới quân đội hoàng gia lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin, người đang sống lưu vong nhưng được cho là vẫn điều khiển chính trường Thái Lan thông qua bàn tay của em gái, Thủ tướng đương nhiệm Yingluck.
Nếu xét theo những chuyển động chính trị tại Thái Lan hiện nay, có thể nhận thấy lực lượng quân đội không mấy ưa thích chính quyền đương nhiệm. Thế nhưng giới lãnh đạo quân đội vẫn tỏ ra dè dặt, có vẻ không muốn tái diễn cuộc đảo chính năm 2006 vốn là căn nguyên dẫn đến tình trạng bất ổn dai dẳng nhiều năm qua. Đây là lý do vì sao quân đội Thái Lan quyết định chỉ hành động rất chừng mực: phái binh sĩ không vũ trang hỗ trợ lực lượng cảnh sát bảo vệ trật tự an ninh.
Trong khi đó, trên bình diện chính trị, quân đội đã cố gắng tạo điều kiện tối đa cho cuộc gặp giữa Thủ tướng Yingluck và lãnh đạo phong trào biểu tình Suthep Thaugsuban hôm 1/12. Mặc dù cuộc gặp này không đạt kết quả song Tướng Prayut Chan-O-Cha cho biết quân đội sẽ “để cho vấn đề được giải quyết bằng các biện pháp chính trị”, đồng nghĩa với việc quân đội không ra tay.
“Cho tới thời điểm gần đây, quân đội vẫn đứng ngoài cuộc khủng hoảng chính trị, nhưng tôi cho rằng họ đang có xu hướng can dự sâu hơn vào cuộc xung đột để giúp phá vỡ thế bế tắc. Đó chính là điều mà các nhà lãnh đạo biểu tình mong muốn. Tuy nhiên, quân đội ý thức được rằng sự can thiệp của họ có thể sẽ gây rối loạn xã hội về lâu dài”, chuyên gia Thitinan Pongsudhirak của trường Đại học Chulalongkorn ở Bangkok nói.
Có lẽ rút kinh nghiệm từ cuộc đảo chính trước, giới tướng lĩnh quân đội – những người tự coi mình là người bảo vệ nền quân chủ Thái Lan – sẽ không dễ dàng để bị cuốn vào vòng xoáy mới, nhất là khi phong trào Áo đỏ nay đã mạnh hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, nếu buộc phải lựa chọn, họ sẽ không ngần ngại đứng về phía người dân và kín đáo gây áp lực với chính quyền dân sự cho dù đang chịu sự chỉ huy trực tiếp của Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Yingluck.
Đức Vũ
Theo Dantri
Quân đội Thái Lan thuyên chuyển và đề bạt hàng loạt sỹ quan cấp tướng
Ngày 11-3, tại trụ sở Bộ Quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Sụ-cam-phon, Bộ trưởng Quốc phòng nước này, cho biết, ông đã trình danh sách thuyên chuyển và đề bạt sỹ quan cấp tướng của Quân đội Thái Lan bắt đầu từ tháng 4-2013 lên Thủ tướng Chính phủ để xem xét phê chuẩn.
Tướng Sa-con, một trong những người được đề nghị thuyên chuyển đợt tháng 4-2013
Theo danh sách đề bạt và thuyên chuyển đợt tới đây, các đơn vị không có sự điều chuyển nào bao gồm: Văn Phòng Bộ Quốc phòng, Bộ chỉ huy Lục quân, Hải quân và Không quân. Chỉ có một số đơn vị của Lục quân, bao gồm Quân khu 3 và Quân khu 4, là có điều chuyển một số chức danh.
Tướng Su-cam-phon cho biết, danh sách thuyên chuyển và bổ nhiệm sỹ quan lần này không có nhiều thay đổi, chỉ điều chuyển ở một số vị trí sắp tới chuẩn bị nghỉ hưu, dự kiến vào tháng 9-2013, tập trung ở Quân khu 4 và Quân khu 3 của Lục quân. Ông Sụ-căm-phôn cũng nhấn mạnh, danh sách thuyên chuyển và đề bạt lần này đã được thống nhất đưa ra sau hai cuộc họp giữa ông với Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng và Tư lệnh các quân binh chủng của Quân đội Thái Lan vào ngày 4 và 9-3-2013.
Các chức danh được điều chuyển trong đợt này bao gồm: Trung tướng Pri-cha Chan-o-cha, hiện đang là Chỉ huy trưởng Quân khu 3, được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu 3, thay Trung tướng Chan-chay-na-rong nghỉ hưu Trung tướng Sa-con, hiện đang là Phó Giám đốc Bộ chỉ huy Bảo vệ An ninh Nội địa Vùng 4 kiêm Trưởng Bộ phận Tình báo BCH Bảo vệ An ninh Nội địa Vùng 4, được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu 4, thay Trung tướng U-dom-chay nghỉ hưu Thiếu tướng Cha-lom-chay, hiện đang là Phó Chỉ huy trưởng Đơn vị Tác chiến đặc biệt, được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Đơn vị Tác chiến đặc biệt, thay Trung tướng Sup-pha-rat nghỉ hưu Thiếu tướng A-cha-nay, hiện đang là Chỉ suy Sư đoàn Kỵ binh số 3, được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Sư đoàn Kỵ binh số 2 bảo hoàng, thay Thiếu tướng Su-ra-sac nghỉ hưu.
Theo ANTD
Thủ tướng Yingluck giải tán hạ viện, nhưng vẫn cầm quyền Sang nay (9-12), thủ tướng Thai Lan Yingluck Shinawatra đa tuyên bố giải tán ha viên và tiến hành bầu cử sớm, trong lúc hàng nghìn người biểu tình chống chính phủ xuống đường tuần hành. Trong bai phat biêu trên truyên hinh, ba Yingluck cho răng kê tư khi nhâm chưc vao thang 8-2011, chinh phu đa cam kêt giai quyêt moi...