Ai ‘nướng cháy’ lá phổi xanh Amazon của Trái đất?
Các chuyên gia tin rằng hoạt động phát quang rừng và nạn phá rừng là nguyên nhân khiến những cánh rừng Amazon đang phải kêu cứu trong biển lửa.
Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tới từ Đại học Maryland, rất nhiều đám cháy đang diễn ra ở khu vực Amazon xuất phát từ hoạt động phát rừng để làm nương rẫy hoặc chăn thả gia súc của người dân. Hình ảnh vệ tinh thu được cũng cho thấy khói bốc lên từ các đám cháy ở các khu canh tác nông nghiệp.
Phần lớn đất nông nghiệp hiện nay ở rừng Amazon thuộc lãnh thổ Brazil là hệ quả của nạn phá rừng nhiều năm qua.
“Các khu vực này từng là rừng mưa nhiệt đới và giờ thì nó là một đại dương ngập tràn đậu tương“, ông Matthew Hansen, Trưởng nhóm nghiên cứu tới từ Đại học Maryland cho hay.
Ông Hansen cùng các cộng sự phác thảo quy mô các vụ cháy qua từng tháng tại rừng Amazon thuộc lãnh thổ Brazil từ năm 2011. Từ biểu đồ này có thể thấy, cháy rừng ở các năm đều gia tăng từ tháng 8 đến tháng 10, trùng với thời điểm người dân phát quang để chuẩn bị cho mua trồng ngô và đậu tương mới.
Mức độ cháy rừng ở Amazon từ năm 2011 dựa trên dữ liệu từ 2 vệ tinh của NASA. (Ảnh: NYT)
Các nhà khoa học tới từ Viện nghiên cứu không gian quốc gia ước tính số lượng đám cháytrong 8 tháng đầu năm 2019 cao hơn 35% so với mức trung bình của 8 năm qua.
“Hỏa hoạn không phải là một hiện tượng tự nhiên trong những khu rừng này. Tất cả các vụ cháy trong khu vực này đều là do con người gây ra”, ông Mark Cochrane, một chuyên gia về cháy rừng và sinh thái học tại Đại học Maryland cho biết.
Theo ông Cochrane, phần lớn các đám cháy diễn ra trên các phần đất đã được dọn sạch. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những đám cháy xảy ra ở các khu vực mà cây cối vẫn đang rậm rạp. Ông Cochrane tin rằng đây là các đám cháy do phá rừng chứ không liên quan tới hoạt động phát nương, làm rẫy.
Nạn phá rừng ở Brazil tăng mạnh trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi Tổng thống Jair Bolsonaro lên nắm quyền. Nhà lãnh đạo Brazil từng quan ngại các biện pháp bảo vệ những cánh rừng nhiệt đới ở Brazil là một trở ngại cho phát triển kinh tế và kêu gọi nên sử dụng Amazon cho lợi ích kinh doanh, cho phép các công ty khai thác, nông nghiệp, và khai thác tài nguyên thiên nhiên tại đây.
Video đang HOT
Ông da Silva, lãnh đạo của Hiệp hội nông dân ở Novo Progresso, khu vực đang hứng chịu nạn phá rừng nặng nề ở miền Bắc Brazil nói rằng ông coi những đám cháy đang bùng cháy trong khu vực là một phần bình thường của cuộc sống.
“Chúng tôi đang canh tác trên Amazon để nuôi sống thế giới. Không có gì đáng phải tức giận về điều đó”, ông Silva cho hay.
Khói bốc lên từ các cánh rừng bị chặt hạ để phục vụ cho hoạt động canh tác nông nghiệp. (Ảnh: NYT)
Tại Novo Progresso cũng như nhiều vùng khác ở Brazil, nhiều người dân ủng hộ mạnh mẽ chính sách của ông Bolsonaro rằng cần ưu tiên phát triển kinh tế hơn các biện pháp bảo vệ môi trường. Họ cho rằng các đám cháy và nạn phá rừng là cần thiết để duy trì sinh kế của các nông dân, hoạt động của các trang trại xuất khẩu thịt bò và đậu nành và thiệt hại mà họ gây ra cho rừng mưa lớn nhất thế giới là khiêm tốn.
Họ cũng phẫn nộ khi nhiều nước đang cố gắng quyết định người Brazil nên quản lý vùng đất của mình như thế nào. Bản thân ông Bolsonaro hồi tuần trước cũng khẳng định Brazil sẽ cứu lấy Amazon chứ không phải cần nhờ vào cái chìa tay đầy toan tính từ các nước khác.
Trong khi nhiều người Brazil bình chân như vại, cả thế giới đang đỏ mắt khi đọc các con số thống kê rùng mình về nạn cháy rừng ở Amazon hiện tại.
Trong tháng này, 25.000 vụ cháy đã nướng chín “lá phổi xanh” của Trái đất, con số cao nhất trong 1 thập kỷ qua. Là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới với diện tích bằng một nửa nước Mỹ, rừng Amazon cung cấp 20% lượng oxy cho khí quyển Trái Đất. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm quá trình ấm lên toàn cầu và là ngôi nhà của rất nhiều loài động, thực vật. Điều này khiến các nhà lãnh đạo thế giới và các nhà môi trường coi Amazon là một di sản vô giá của thế giới cần được bảo tồn ngay lập tức.
Tuy nhiên, những tuyên bố đó khiến nhiều cư dân định cư ở gần những cánh rừng bạt ngàn này hay các chính trị gia theo quan điểm bảo thủ của Brazil nổi giận.
Các cột khói ở Amazon bốc lên trong ảnh vệ tinh của NASA chụp hôm 11/8/2019. (Ảnh: NASA)
Andre Pagliarini, một nhà sử học người Brazil nói rằng áp lực quốc tế kêu gọi bảo tồn Amazon có thể phản tác dụng khi người Brazil tin rằng các nước giàu có muốn giữ lấy sự nguyên sơ của Amazon để kìm hãm sự phát triển của quốc gia Nam Mỹ.
Theo ông Maurício Torres, Giáo sư tới từ Đại học Liên bang Pará, phần đất được tạo ra sau nạn phá rừng có trị giá gấp 50, 100, 200 lần so với ban đầu. Đó rõ ràng là một khoản hời quá lớn.
Nền kinh tế đang có dấu hiệu sa sút trong vài năm trở lại đây của Brazil càng đẩy thêm nhiều người vào rừng sâu. Khi suy thoái kinh tế kéo dài, sự phụ thuộc vào khu vực nông nghiệp lại tăng lên, nông dân Brazil càng thích phát quang làm rẫy. Dần dần, vì lợi ích kinh tế, chính phủ phớt lờ những người phá rừng.
Theo các chuyên gia, cam kết hạn chế bảo vệ môi trường đóng góp không nhỏ vào chiến thắng của ông Bolsonaro trong cuộc bầu cử năm ngoái.
Ông da Silva tin rằng nhà lãnh đạo đất nước nên duy trì cam kết hiện tại và không nên lung lay trước áp lực từ bên ngoài.
“Chúng tôi sẽ không từ bỏ quyền kiểm soát với Amazon và đó là sự thật. Nếu họ đe dọa tẩy chay hàng hóa Brazil để ép chúng tôi phục tùng, chúng tôi sẽ bán hàng cho Trung Quốc và những nơi khác”, ông nói.
(Nguồn: NYT)
SONG HY
Theo VTC
Tổng thống Pháp mắng Tổng thống Brazil vì chế nhạo vợ ông
Phụ nữ Brazil có lẽ xấu hổ vì Tổng thống Jair Bolsonaro, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm nay nói như vậy để đáp trả việc nhà lãnh đạo Brazil chế nhạo phu nhân của ông trên Facebook.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: Reuters)
Hai nhà lãnh đạo khó chịu với nhau trong vài tuần gần đây. Ông Macron đổ lỗi cho ông Bolsonaro về tình trạng cháy rừng Amazon và cho rằng nhà lãnh đạo này nói dối về chính sách biến đổi khí hậu.
Ông Bolsonaro hôm 26/8 đáp trả bằng một thông điệp trên Facebook so sánh ngoại hình của phu nhân 37 tuổi Michelle của ông với Phu nhân 66 tuổi Brigitte của ông Macron.
"Đừng có khiến người đàn ông xấu hổ hahahah", ông Bolsonaro viết. Thông điệp của ông bị chỉ trích là phân biệt đối xử.
Khi được hỏi về chuyện này tại một cuộc họp báo ở Biarritz, nơi các lãnh đạo G7 đang họp thượng đỉnh, ông Macron nói rằng những lời lẽ đó của ông Bolsonaro "cực kỳ thiếu tôn trọng" vợ ông.
"Thật đáng buồn, đáng buồn trước hết với ông ấy và với người dân Brazil", ông Macron nói. "Phụ nữ Brazil chắc hẳn cảm thấy xấu hổ vì tổng thống của họ lắm", Tổng thống Pháp mỉa mai.
"Vì tôi rất tôn trọng người dân Brazil, tôi hy vọng họ sẽ sớm có một vị tổng thống phù hợp với vị trí", ông Macron nói tiếp.
Cuối ngày 26/8, ông Bolsonaro lên án kế hoạch của ông Macron về việc thành lập một liên minh quốc tế để bảo vệ rừng Amazon. Ông nói trên Twitter rằng kế hoạch đó sẽ đối xử với Brazil như thuộc địa.
Nhà lãnh đạo Brazil nổi giận sau khi ông Macron, lãnh đạo chủ nhà thượng đỉnh G7 năm nay, đăng trên twitter bức ảnh rừng Amazon đang cháy kèm theo dòng chữ: "Ngôi nhà của chúng ta đang cháy. Theo đúng nghĩa đen". Ông Macron nói rằng ông Bolsonaro đã nói dối với những cam kết chống biến đổi khí hậu.
Tháng 7 vừa qua, ông Bolsonaro huỷ cuộc gặp với Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian để đi cắt tóc.
Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 1 năm nay, ông Bolsonaro không mặn mà với việc triển khai các quy định về bảo vệ môi trường ở Brazil và thông báo sẽ phát triển khu vực Amazon, nơi nạn chặt phá cây ở rừng mưa lớn nhất thế giới tăng mạnh trong năm nay.
BÌNH GIANG
Theo tienphong/Reuters
Thảm họa cháy rừng Amazon nguy hiểm đến mức nào? Rừng Amazon ở Brazil hứng chịu hàng nghìn đám cháy trong tuần qua, khói lan rộng một nửa đất nước, đe dọa cuộc sống của hàng chục triệu dân. Gần 79.000 vụ cháy rừng đã được ghi nhận ở Brazil trong 8 tháng đầu năm nay, cao nhất kể từ năm 2013, và một nửa trong đó xảy ra tại rừng Amazon, nơi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hàn Quốc có khả năng hạ lãi suất về mức 1,75%

Nga tiếp tục tấn công vào Ukraine, khiến 3 người chết

Khách du lịch Đức bị trục xuất khỏi Mỹ vì không đặt phòng khách sạn

Cuộc chiến nguy hiểm hơn đang rình rập nước Mỹ phía sau chính sách thuế quan

Du khách Nga lách lệnh cấm thị thực, tiếp tục du lịch khắp châu Âu

Peru: Phát hiện hài cốt phụ nữ có niên đại 5.000 năm

Liên hợp quốc kêu gọi Ấn Độ, Pakistan kiềm chế sau vụ tấn công ở Kashmir

Ngoại trưởng Nga lên tiếng về việc đạt được thỏa thuận với Mỹ trong vấn đề Ukraine

Ukraine đang chuẩn bị cho 'kịch bản tồi tệ nhất': Mỹ rút toàn bộ viện trợ

Tunisia đốt trại của những người di cư bất hợp pháp

Chuyên gia nói chính sách thuế của Mỹ tạo cơ hội để Trung Quốc tăng ảnh hưởng

Nga nỗ lực ngăn chặn tình hình Iran leo thang
Có thể bạn quan tâm

Chồng nói buồn vì con gái giống hệt mình, mẹ chồng cau mặt thốt ra câu khiến tôi choáng váng
Góc tâm tình
20:23:09 25/04/2025
Cảnh báo nóng liên quan đến Hoa hậu Mai Phương Thuý
Sao việt
20:05:20 25/04/2025
Lý do hoãn phiên tòa ca sĩ Duy Mạnh kiện Mercedes-Benz Việt Nam
Pháp luật
19:46:16 25/04/2025
10 món ăn đường phố ngon nhất Đông Nam Á, Việt Nam có tới 2 đại diện
Ẩm thực
18:51:42 25/04/2025
Đi từ 1h trưa để xem sơ duyệt "concert quốc gia" Day 3: Không muốn bỏ lỡ, bận cỡ nào cũng phải có mặt
Netizen
18:43:40 25/04/2025
Neymar vẫn là niềm hy vọng của Brazil
Sao thể thao
18:31:56 25/04/2025
Google thắng lớn nhờ đầu tư cho AI
Thế giới số
18:27:52 25/04/2025
Hongqi giới thiệu SUV địa hình đầu tiên, chờ khách hàng đặt tên
Ôtô
18:23:33 25/04/2025
Biển người giăng kín các địa điểm ở TPHCM đón xem sơ duyệt diễu binh 30/4
Tin nổi bật
18:23:33 25/04/2025
Clip khó tin: Vòng eo 56 cm của "Tiểu Long Nữ đẹp nhất màn ảnh" gây hỗn loạn cả tuyến phố
Sao châu á
18:22:11 25/04/2025