Ai ngờ được Hàng Châu không chỉ có trà ngon, mà còn đẹp mê hồn
Hàng Châu được nhiều tạp chí du lịch uy tín trên thế giới đánh giá là thiên đường dành cho những ai yêu phim cổ trang. Ẩm thực Trung Hoa thì khỏi phải nói nhiều món ngon nức tiếng và Hàng Châu cũng không ngoại lệ. Đặc biệt hơn, nơi đây còn là quê hương của một trong ba danh trà thượng hạng.
Hàng Châu trong mắt tôi giống như một phi tần. Một phi tần đẹp đến mức đủ khiến ai lỡ lạc bước ngang qua cũng phải ngẩn ngơ.
Bắc Kinh đem đến cho tôi cảm giác vội vã, hùng dũng, uy nghiêm như một chính thất uy quyền, thì phi tần Hàng Châulại dịu dàng mỏng mạnh tới mức khiến người ta rung động cả tim.
Những hầm cầu vượt thì quá bình thường, đô thành nào cũng có nhưng cầu vượt mà có cả những mái nhà cổ nằm phía trên thì Hàng Châu dường như độc nhất.
Hàng Châu vẫn phát triển, vẫn cao ốc, đô thị hóa nhanh đến chóng mặt. Nhưng người kỹ sư tận tâm nào đó đã bảo tồn nguyên vẹn cái hồn của Hàng Châu, đã khéo léo đan xen những giá trị cũ và mới. Khiến người ta không hề mang cảm giác phản cảm hay tiếc nuối, thay vào đó là ngưỡng mộ và hài lòng.
Những hầm cầu vượt độc đáo của Hàng Châu
Nói chẳng ngoa, nơi đây xứng đáng khi lọt vào danh sách top những thành thị đẹp nhất trên thế giới.
Hàng Châu hay bạn bè quốc tế thường gọi là Hángzhu. Đây là một thành phố nằm trong đồng bằng châu thổ sông Trường Giang của Trung Quốc, và là thủ phủ tỉnh Chiết Giang. Hàng Châu cách Thượng Hải 180 km về phía tây Nam.
Không chỉ nổi tiếng về vẻ đẹp, Hàng Châu còn là một trong những thành thị thịnh vượng bậc nhất ở Trung Quốc trong khoảng 1000 năm trở lại đây.
Video đang HOT
Điểm tham quan mà ai cũng phải ghé qua là Tây Hồ (X Hú, ). Nơi đây có lụa tơ tằm, trà xanh Long Tĩnh nổi tiếng ở Trung Quốc, nơi đây cũng có nghề nuôi dâu tằm lấy tơ rất phát triển và cũng là nơi gắn liền với con đường tơ lụa nổi tiếng.
Thuyền rồng lộng lẫy trên Tây Hồ
Ghé thăm Tây Hồ một chiều nắng vàng nhẹ. Những hàng cây xanh mơ màng của Hàng Châu khiến người ta thấy lòng mình nhẹ nhàng và yên bình hẳn. Ngay cả Hoàng đế và cả các nhà thơ đều say đắm nét đẹp nơi Tây Hồ thì nói chi du khách bình phàm hữu duyên ghé tới.
Vì đây là nơi du khách đổ về nhiều nhất, nên Tây Hồ luôn được chính quyền thành phố Hàng Châu giữ gìn sạch sẽ, chăm chút để bảo tồn khung cảnh thơ mộng cuốn hút với màu nước trong xanh, soi bóng hàng liễu, những ngọn đồi sương mù bao phủ và đâu đó trong những ngõ phố cũ có vài cánh cổng đá của những nhà quyền thế xa xưa.
Hoàng hôn trên Tây Hồ
Sau những giờ khám phá Hàng Châu, và tất nhiên là đã làm “an lòng” bằng vô số mỹ thực, người ta tìm đến trà Long Tĩnh. Đây chính là loại trà ngự dụng của vua Càng Long và Khang Hy.
Người đời Minh nắm được kiến thức trồng và chăm sóc trà một cách hệ thống, họ tin rằng trồng trà ở vùng đất bằng phẳng sẽ khiến lá trà bị nhiễm khí đất, còn cây trà trên núi cao có thể hút được tinh hoa của mặt trời, gió mát, mưa rơi, vì thế ở vùng núi là nơi trông trà tốt nhất.
Nông dân lựa kỹ từng búp chè Long Tĩnh tươi
Thời kỳ này người ta còn phát minh ra phương pháp trồng trà và tạo giống trà vô tính, tức là cắt cành cây trà rồi ghép trồng ở nơi khác. Cây trà trồng sau nhiều năm, đất sẽ dần dần bạc màu, cây trà sẽ không nảy mầm nữa, lúc này cần chặt cây già đi, hoặc dùng lửa đốt cây cũ, đợi đến mùa xuân năm thứ hai sẽ mọc mầm non ở gốc cây.
Hái trà thường tiến hành vào 3 mùa trong năm trừ mùa đông, lá trà hái vể sẽ được gọi là “xuân trà”, “hạ trà” “thu trà”, lá trà hái vào những mùa khác nhau thì hình dáng bên ngoài lẫn chất lượng bên trong đều có sự khác nhau rất lớn.
Xuân trà thường được hái trước sau hai tiết khí trong lịch âm là Kinh chập (tầm 6/3 hàng năm) và Cốc vũ (tầm 20/4 hàng năm); hái sớm quá thì lá trà chưa hoàn toàn phát triển, hái muộn thì lá trà bị già cứng, đều không phải loại ngon.
Một khay trà Long Tĩnh thơm đúng điệu
Ngồi bên bên cạnh ly trà Long Tĩnh thơm nghi ngút khói, nhấp một ngụm để cảm nhận vị chát thanh đặc trưng của trà chánh gốc, tự nhiên thấy lòng thanh thản lạ. Hèn chi có người từng bảo trà cũng là đạo, uống trà đúng cách là thiền.
Ngồi trong một con hẻm nhỏ, tách biệt với cả Hàng Châu ồn ã ngoài kia, hương trà cứ lan nhanh trong không khí, à, thiên đường hạ giới là đây chứ đâu mà tìm kiếm xa xôi.
Theo trí thức trẻ
Học sinh lớp 1 Trung Quốc phải viết báo cáo khoa học 12 trang
Phụ huynh cho rằng giáo viên giao bài tập quá nặng, khiến họ phải làm giúp và trẻ không học được điều gì.
Bài tập của một trường tiểu học nổi tiếng ở Hàng Châu, Trung Quốc khiến phụ huynh phản ứng gay gắt, theo SCMP ngày 17/10. Trong Tuần lễ vàng (Golden Week - dịp nghỉ Quốc khánh Trung Quốc), trẻ phải nhặt lá rụng "ở các giai đoạn phát triển" gần nơi mình sống, đo chu vi, màu sắc, kích cỡ và kết cấu của chúng.
"Làm sao mà học sinh lớp 1 có thể hiểu được khái niệm về chu vi? Đây rõ ràng là bài tập về nhà của cha mẹ. Những chiếc lá rụng đều màu vàng hết, vậy phải đi tìm lá tươi rụng ở đâu đây?", một ông bố giận dữ nói.
Học sinh lớp 1 ở Hàng Châu phải viết báo cáo khoa học về những chiếc lá rụng. Ảnh: SCMP
Các em cũng được yêu cầu nộp hai bản báo cáo viết tay dựa trên những phát hiện của mình, dài tổng cộng 12 trang. Ở Trung Quốc, giáo dục tiểu học bắt đầu từ 6 tuổi.
Ông bố giấu tên làm nghề kỹ sư cho biết đã hoàn thành bài tập trong hai ngày. "Tôi phải viết 600-700 từ cho mỗi bản báo cáo và đảm bảo đúng với tình trạng của những chiếc lá. Việc này mệt mỏi hơn nhiều so với công việc bình thường của tôi!", anh nhận xét.
Người đàn ông bổ sung rằng con trai chỉ góp công nhặt lá và tô màu sơ đồ. Do mới vào lớp 1 được nửa tháng, cậu bé gần như không thể viết bất kỳ từ nào, và vấn đề khoa học chưa bao giờ được giáo viên giải thích. Như vậy, bài tập về nhà 12 trang hoàn toàn dành cho phụ huynh, không giúp trẻ học điều gì. Anh còn lo trẻ sẽ trở thành người ỷ lại trong tương lai khi thấy bố mẹ làm bài tập giúp.
Trẻ Trung Quốc vào tiểu học năm 6 tuổi. Ảnh: SCMP
Hiệu trưởng ngôi trường tư thục (cũng được giấu tên) nói với các phóng viên rằng dự án khoa học không yêu cầu học sinh hoàn thành trong kỳ nghỉ một tuần. Các em được phép dùng bảng phiên âm Pinyin hoặc nhờ bố mẹ viết báo cáo nếu không biết chính xác ký tự Trung Quốc cần dùng cho một số từ.
Theo nhà trường, các giáo viên cũng đã giải thích về tuổi thọ của chiếc lá cho học sinh lớp một và muốn chúng hiểu khái niệm này qua bài tập về nhà.
Thùy Linh
Theo VNE
Lái siêu xe Ferrari 488 đưa con đi học, ông bố bị giáo viên và phụ huynh của lớp tẩy chay Các giáo viên và phụ huynh cho rằng việc sử dụng chiếc xe thể thao đắt tiền như Ferrari 488 để đưa con đi học sẽ gây ra sự so sánh thiếu lành mạnh trong lớp, không có lợi cho việc phát triển tình bạn giữa các học sinh. Một người đàn ông sống tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung...