Ai nên hạn chế ăn tỏi?
Người bị bệnh gan, mắt, dạ dày, huyết áp thấp hoặc đang uống thuốc nên hạn chế ăn tỏi.
Tỏi có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai ăn tỏi cũng tốt. Dưới đây là một số trường hợp nên lưu ý khi ăn tỏi.
Tỏi có thể điều chỉnh lipid máu, giảm cholesterol, chống đông máu, giảm lượng đường trong cơ thể… Ảnh: H ealth
Bị bệnh gan
Nhiều người ăn tỏi để phòng ngừa viêm gan, tuy nhiên thực tế tỏi có hại cho bệnh nhân viêm gan. Tỏi không ngừa được virus viêm gan, ngược lại một số thành phần trong tỏi có thể kích thích dạ dày và ruột, ức chế tiết dịch tiêu hóa ở đường ruột, do đó làm tăng các triệu chứng viêm gan.
Ngoài ra, các thành phần trong tỏi làm giảm tế bào máu đỏ và hemoglobin trong máu, có thể dẫn đến thiếu máu.
Người bị viêm đường ruột hoặc tiêu chảy không do vi khuẩn thì không nên ăn tỏi. Nguyên nhân do tỏi kích thích ruột dẫn đến tăng acid uric niêm mạc ruột, gây phù nề, khiến bệnh tồi tệ hơn.
Video đang HOT
Những người bị bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc và các bệnh về mắt khác nên hạn chế ăn tỏi. Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng việc tiêu thụ tỏi lâu dài với số lượng lớn sẽ làm tổn thương gan và mắt. Lâu dần, nó dẫn đến rất nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như thị lực kém, ù tai, mất trí nhớ.
Nếu mắc bệnh về mắt, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B1 và riboflavin như gan động vật, thịt nạc, trứng, sữa, cà rốt, cà chua…
Một số bệnh khác
Người bị huyết áp thấp ăn tỏi làm tụt huyết áp đến mức nguy hiểm. Phụ nữ mang thai không được dùng. Người bị bệnh về đường tiêu hóa nên ăn hạn chế ăn tránh bị kích thích.
Ngoài ra, tỏi có thuộc tính chống đông máu tự nhiên và được coi là tốt nhất trong điều trị các rối loạn tuần hoàn. Do đó, nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu thì không nên ăn, khiến xuất huyết nhiều.
Tóm lại, ăn tỏi, ớt và các loại thực phẩm cay khác có lợi cho người khỏe mạnh để duy trì sức khỏe lâu dài. Tuy nhiên người bị bệnh nặng và đang được chăm sóc y tế thì nên hạn chế ăn. Các thành phần trong tỏi không chỉ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, mà còn có thể làm bệnh nặng thêm.
Thùy Anh
Theo Look Chem
4 bệnh về mắt cần cẩn trọng khi trời nắng nóng
TS Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương, cảnh báo một số bệnh về mắt đang gia tăng trong mùa xuân, hè.
Bệnh viện Mắt Trung ương, lúc cao điểm, có gần 3.000 bệnh nhân/ngày. TS Hoàng Cương thông tin nhiều bệnh nhân tới khám trong tình trạng viêm kết mạc. Đây là dạng bệnh về mắt do nhiễm khuẩn hay còn được gọi là bệnh đau mắt đỏ, có thể khiến người bệnh khó chịu, đỏ mắt hay kích thích mắt. Đa số viêm kết mạc là do vi khuẩn gây ra.
Số bệnh nhân tới khám gia tăng khi vào hè.
Bên cạnh đó, khi vào mùa hè, người dân cũng mắc hội chứng khô mắt. Hội chứng này xuất hiện ở tất cả lứa tuổi với các biểu hiện như cay mắt, cảm giác buốt như kim châm, dụi mắt, chói mắt, có các vệt sáng qua mắt thất thường, trào nước mắt. Nó gây đau, xước giác mạc, chảy nước mắt, khô khốc.
Vì luôn cảm thấy khó chịu trong mắt, người khô mắt giảm tập trung công việc, hay than phiền về bệnh tật, giảm năng suất lao động. Nếu không dược điều trị, các triệu chứng trên sẽ xuất hiện thường xuyên, nặng hơn, làm giảm thị lực và gây ảnh hưởng sinh hoạt, học tập và lao động của người bệnh.
Theo TS Cương, hiện, Việt Nam có khoảng 4-6 triệu người bị khô mắt ở các mức độ khác nhau. 60% người làm việc văn phòng mắc các bệnh về mắt, đặc biệt là căn bệnh này.
Đặc biệt, nắng ấm là thời điểm côn trùng sinh sôi, phát triển mạnh nên các trường hợp đau mắt (viêm kết mạc, viêm giác mạc) do côn trùng bay vào mắt cũng đang gia tăng.
Các tai nạn chủ yếu là côn trùng tiết túc (loại có dịch tiết, chân có đốt và sắc). Khi dụi, ngạnh ở chân sắc nhọn gây chấn thương mắt, sẽ gây đau đớn. Đốt chân gãy ra còn xiên thủng các mô mắt. Đặc biệt, khi bị day dụi, công trùng sẽ tiết dịch (tương tự axit) khiến mắt cảm giác phải bỏng, rát, phù nề mi, sưng tấy.
"Khi khám, bác sĩ còn thấy các mảnh chân, vòi của côn trùng trong lòng đen (giác mạc) gây trợt bong từng mảng. Bệnh nhân đau đớn, nước mắt chảy giàn giụa, giảm thị lực. Khi nhuộm màu, hiện các vết thương, vết loét rất rõ", bác sĩ Cương chia sẻ.
Bác sĩ cảnh báo sai lầm thường gặp của người bệnh là đưa tay lên dụi mắt khi thấy ngứa do tiếp xúc với côn trùng. Do chà xát liên tục và quá mạnh đã dẫn đến biến chứng viêm, ảnh hưởng đến thị lực.
Theo TS.BS Hoàng Cương, một số bệnh về mắt hay chấn thương mắt có thể để lại hậu quả lâu dài. Vì vậy khi mắc bệnh, người dân cần khám bác sĩ chuyên khoa mắt, điều trị đúng liều lượng và dứt điểm, đồng thời có biện pháp phòng ngừa đơn giản.
Ông Cương khuyến cáo việc đầu tiên phải tạo thành thói quen, đó là vệ sinh tay, mắt bằng nước sạch, cần ý thức rõ ràng làm sạch mắt là điều cần thiết, quan trọng để phòng bệnh.
Khi bị bụi hoặc nước bẩn bắn vào mắt, bạn có thể chớp mắt vào cốc nước sạch, tránh day dụi mắt. Hàng ngày, chúng ta làm sạch mắt bằng cách 6-8 tiếng một lần, nhỏ nước muối sinh lý hoặc tối thiểu một ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Biện pháp này cũng rất hiệu quả trong phòng tránh bệnh khô mắt.
Bác sĩ cũng lưu ý khi tẩy trang, chị e nên dùng nước muối để rửa trôi những chất ăn mòn hoặc vi khuẩn lọt vào trong mắt. Đây chính là một trong các nguyên nhân gây tình trạng đau mắt mà ít người để ý.
Đặc biệt, mỗi người cần sử dụng một lọ thuốc nhỏ mắt riêng, kể cả nước muối sinh lý để tránh lây chéo, nhiễm khuẩn các bệnh về mắt cho nhau.
Theo Zing
Gần 200 bệnh nhân đau mắt đỏ mỗi ngày, cảnh báo vào mùa dịch Những ngày gần đây số lượng bệnh nhân đến Bệnh viện Mắt Trung ương khám tăng mạnh, đặc biệt khi thời tiết nóng nực, oi bức. Bệnh dễ lây lan TS.BS Hoàng Cương - Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, vào dịp hè số lượng bệnh nhân khám mắt tăng từng ngày, có ngày bệnh viện tiếp nhận, khám cho 1.600 người,...