Ai nắm quyền lãnh đạo đất nước Libya?
Sau khi chính quyền của Đại tá Gaddafi sụp đổ, một vài tổ chức và cá nhân đã nổi lên với hy vọng lấp khoảng trống quyền lực tại đất nước này.
Hội đồng chuyển giao quốc gia ( NTC). NTC,một phong trào bắt nguồn từ miền đông Libya, nổi lên và tỏ ra ưu việt trên trường chính trị hậu Gaddafi.
Cư dân của các thị xã, thành phố tại miền đông Libya đã thành lập NTC như là một chính quyền nổi dậy lâm thời trong những ngày đầu của cuộc nổi dậy chống lại Đại tá Gaddafi.
Nay NTC được hầu hết các cường quốc trên thế giới công nhận là giới chức trách hợp pháp duy nhất của quốc gia này,và đã di chuyển trụ sở chính của họ tới thủ đô Tripoli.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo NTC nêu rõ rằng tổ chức này là một cơ quan lâm thời sẽ giám sát quá trình chuyển giao tiến đến các cuộc bầu cử dân chủ, được dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2013.
Mustafa Mohammed Abdul Jalil – Chủ tịch NTC. Ông Mustafa Mohammed Abdul Jalil từng là Bộ trưởng Tư pháp dưới thời Gaddafi và đã được cử đến Benghazi trong những ngày đầu của cuộc nổi dậy để đối phó với những người biểu tình.
Ông Abdul Jalil từng làm việc hơn hai thập kỷ trên cương vị một thẩm phán. Trong thời gian đó, ông có tiếng là người thường xuyên có các phán xét tại tòa chống lại chính phủ.
Ông Abdul Jalil được các nhóm nhân quyền và các nước phương Tây khen ngợi về các nỗ lực cải cách luật hình sự của Libya trong nhiệm kỳ của ông tại Bộ Tư pháp.
Ngày 22/8, khi các phiến quân chiến đấu chống lại những người ủng hộ Đại tá Gaddafi để giành quyền kiểm soát thủ đô Tripoli, ông Abdul Jalil tuyên bố “thời đại của Gaddafi đã qua”.
Người ta cho rằng, ông sẽ đóng một vai trò chính trong bất kỳ chính phủ tương lai nào và vạch ra nhãn quan của ông về một quốc gia được dẫn dắt bởi Đạo Hồi ôn hòa.
“Chúng ta là một quốc gia Hồi giáo, với một xu hướng ôn hòa, và chúng ta sẽ duy trì điều đó”, ông nói với đám đông những người ủng hộ ông ở Tripoli thời gian gần đây.
Mahmoud Jibril – Người đứng đầu Ban chấp hành NTC. Ông Mahmoud Jibril là người đứng đầu Ban chấp hành NTC và trong những ngày đầu của cuộc nổi dậy, ông là tiếng nói nổi bật nhất của NTC trên trường quốc tế.
Ông nổi tiếng là một nhà kỹ trị có khả năng và được cho là người đưa ra rất nhiều quyết định hàng ngày liên quan đến việc điều hành NTC.
Một điện tín ngoại giao Mỹ bị rò rỉ hồi tháng 11 năm 2009 do đại sứ Mỹ tại Libya, Gene Cretz, viết đã mô tả ông Jibril là “một nhà đối thoại nghiêm túc, người ‘nắm được’ quan điểm của Mỹ”.
Tuy nhiên, mức độ tín nhiệm trên cương vị lãnh đạo của ông đã bị ảnh hưởng khi ông dường như cô lập mình trước một số người ủng hộ NTC vì các kế hoạch của ông cho chính quyền chuyển tiếp.
Một bài phát biểu gần đây của ông trong đó ông đề nghị đưa các lực lượng dân quân chống Gaddafi khác nhau dưới sự kiểm soát của NTC đã nhận được phản ứng khá lạnh lùng từ các nhà lãnh đạo quân sự.
Video đang HOT
Trước cuộc nổi dậy, ông tham gia vào một dự án mang tên “Tầm nhìn Libya” với các trí thức khác, tìm cách thiết lập một nhà nước dân chủ.
Ảnh minh họa.
Ali Tarhouni – Bộ trưởng Tài chính NTC. Ông Ali Tarhouni chạy trốn khỏi Libya vào những năm 1970 sang Hoa Kỳ, nơi ông làm giảng viên kinh tế tại Đại học Washington ở Seattle.
Ông trở về sau thời gian sống lưu vong vào những ngày đầu của cuộc nổi dậy chống lại Đại tá Gaddafi và được người dân Benghazi yêu quí khi xuất hiện trong các đoạn video trên internet kêu gọi quân đội Gaddafi không bắn vào thường dân.
Theo một bài báo trên tờ New York Times, một trong những việc làm đầu tiên của ông với tư cách lãnh đạo phe nổi dậy là chỉ đạo cho các chiến binh cướp ngân hàng trung ương tại Benghazi. Tin tức nói họ đã thu hồi được 320 triệu đôla Mỹ.
Kể từ đó, ông liên tục thực hiện nhiệm vụ gây quỹ cho chính phủ lâm thời và được nhìn nhận là một nhân vật chủ chốt trong các cuộc thương thuyết liên quan đến trữ lượng dầu mỏ của đất nước này.
Mặc dù ông có ít kinh nghiệm về chính trị, các nhà quan sát cho rằng ông được công chúng ưa chuộng và danh tiếng ngày gia tăng nhờ năng lực kinh tế của ông.
Abdul Hafez Ghoga – Phó Chủ tịch NTC. Ông Abdul Hafez Ghoga là một luật sư nhân quyền và một người tổ chức cộng đồng có trụ sở tại Benghazi.
Vị Cựu chủ tịch Hiệp hội luật sư Libya bị bắt ngày 19 tháng 2, ngay sau khi các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu, nhưng ông đã được thả vài ngày sau đó.
Ông nổi lên sau khi tự tuyên bố là phát ngôn viên của Hội đồng lâm thời, tranh vị trí với một người được ông Mustafa Abdul Jalil đưa lên.
Ông Ghoga sau đó được nêu danh là Phó Chủ tịch và là người phát ngôn của NTC vào đầu tháng Ba.
Abdel Hakim Belhaj – Chỉ huy quân đội tại Tripoli. Ông Abdel Hakim Belhaj điều hành lữ đoàn đã tấn công vào tổ hợp của Đại tá Gaddafi ở Tripoli và sau đó đã tuyên bố: “Bạo chúa đã bỏ trốn và chúng ta sẽ truy tìm ông ta.”
Cuộc tấn công quân sự này đã đưa đẩy cựu chiến binh Hồi giáo này trở nên nổi tiếng trên trường quốc tế.
Ông đã trở thành tiêu điểm chú ý sau một loạt cáo buộc bất thường rằng, ông đã bị bắt cóc và bị CIA tra tấn.
Ông đưa ra tuyên bố này trong một cuộc phỏng vấn trên truyền thông, và vài ngày sau đó các tài liệu được tìm thấy tại văn phòng của trưởng cơ quan tình báo của Đại tá Gaddafi dường như đã khẳng định điều này.
Tuy nhiên, ông cho biết ông không cảm thấy cay đắng và quá khứ sẽ không ảnh hưởng tới những nỗ lực của chính quyền mới tại Libya trong việc xây dựng các mối quan hệ với các nước khác trên thế giới.
Các chỉ huy quân sự tại Misrata. Misrata cách thủ đô Tripoli 200km và cách Benghazi 600km. Đây là thành lũy của phòng trào kháng chiến chống Gaddafi.
Trong khi các nhà lãnh đạo Benghazi thành lập NTC và đàm phán các khoản vay với các cường quốc nước ngoài, người dân Misrata đã chịu cuộc bao vây tàn bạo của quân đội Gaddafi.
Rất nhiều nhà lãnh đạo quân sự của Misrata cảm thấy bị NTC bỏ rơi trong cuộc chiến của họ chống lại Đại tá Gaddafi – một cuộc chiến mà cuối cùng họ đã giành chiến thắng, nhưng chỉ sau khi hàng trăm người đã bị thiệt mạng.
Nay một số người dân thành phố và các chỉ huy quân sự của họ cảm thấy dàn xếp chính trị đã bỏ qua cuộc đấu tranh của họ.
Một bản tin của hãng Bloomberg trích lời một tổ chức mang tên Hội đồng quân sự Misrata nói rằng họ đã rất ngạc nhiên là không có một ai từ Misrata nằm trong NTC.
Misrata vẫn trung thành với NTC, nhưng có những rạn nứt trong liên minh này.
Các phe nhóm Berber. Một nhóm thiểu số không phải người Ả Rập, có tên là người Berber, mà văn hóa và tiếng nói của họ đã bị đàn áp dưới chế độ của ông Gaddafi.
Họ đã tham gia vào cuộc nổi dậy chống lại chế độ của ông hồi tháng Hai và tạo ra một lực lượng chiến binh đáng kể, những người đã tràn vào thủ đô Tripoli hồi giữa tháng Tám.
Họ đang ở trong một liên minh lỏng lẻo với NTC, nhưng Benghazi cách xa vùng đất của người Berber vốn gần biên giới giáp Tunisia.
Giống cuộc chiến tại Misrata, nhiều người Berber cảm thấy cuộc chiến đấu của họ đã bị quên lãng sau khi Đại tá Gaddafi mất quyền lực.
Chưa có “phán quyết” đám tang ông Gaddafi
Dù theo tục lệ Hồi giáo, việc chôn cất cần được làm trong vòng 24 giờ, cho đến chiều 21/10 vẫn chưa rõ đám tang cho ông Gaddafi sẽ ra sao.
Đầu ngày, các hãng thông tấn và một số kênh truyền hình Ả Rập trích lời các quan chức Hội đồng Chuyển giao Quốc gia (NTC) từ Libya nói “sẽ chôn cất ông Gaddafi”.
Địa điểm chôn cất được cho là “một nơi bí mật tại Misrata”, sau khi người ta chuyển xác ông tới từ Sirte.
Nhưng vài giờ sau đó, các hãng thông tấn như Reuters chạy tin rằng có tranh cãi nên việc chôn cất Đại tá Muammar Gaddafi, 69 tuổi có thể “bị hoãn lại”.
Theo phóng viên BBC, Caroline Hawley từ Tripoli thì nhiều phe phái ở Libya đều cùng muốn “có quyết định” về chuyện này.
Hiện có vẻ như thành viên Bộ lạc Gaddadfa đang trao đổi với các chiến binh giữ xác ông Gaddafi để bàn về việc chôn cất.
Vẫn theo phong tục Bắc Phi, nếu các thành viên bộ lạc nhận là thân quyến của ông thì các nhóm chiến binh không thể từ chối việc trao xác.
Theo một chỉ huy quân sự của NTC, ông Abdel Majid Mlegta nói với hãng Reuters, thì một khi được trao lại thi thể người đã chết, bộ lạc Gaddadfa sẽ có trách nhiệm lo đám tang theo phong tục của họ.
Khả năng chôn cất ông ở một chỗ bí mật được nói đến để phòng ngừa cả hai trường hợp: phe căm ghét ông Gaddafi có thể phá mộ, còn những người ủng hộ có thể biến nơi đó thành điểm hành hương, thờ cúng.
Cả hai khả năng này, theo các bình luận trong vùng, đều không là điều các lãnh đạo Libya hiện nay mong muốn.
Trường hợp nếu như bộ lạc Gaddadfa không chấp nhận xác của ông hoặc không muốn làm theo thỏa thuận về tang lễ với phe chiến binh, NTC sẽ ra lệnh chôn ông tại một điểm bí mật, cùng với các tay súng bị giết trong đoàn xe trúng tên lửa trưa 20/10 ở Sirte.
Hiện thi thể ông Gaddafi hiện được đặt trong một phòng ở Misrata.
Theo PLVN
NTC đối mặt tội ác chiến tranh vì 'hành quyết' Gaddafi
Quân đội phe nổi dậy Libya đang bị cáo buộc phạm tội hành quyết Đại tá Gaddafi và con trai Mutassim một cách tàn nhẫn, có thể quy là tội ác chiến tranh. Liên Hợp Quốc đang thúc giục điều tra minh bạch cái chết của cha con Gaddafi.
Gaddafi vẫn còn sống sau khi bị bắt.
Tội ác chiến tranh
Các nhóm nhân quyền và bà Safia, vợ Gaddafi cũng kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về cái chết của nhà cựu lãnh đạo Libya. Nhiều câu chuyện khác nhau đã được kể về cái chết của đại tá Gaddafi, người từng được ví là "vua của các vị vua Arab", với điểm chung duy nhất: Ông vẫn còn sống khi bị các tay súng Hội đồng dân tộc chuyển tiếp NTC bắt giữ.
Những đoạn phim quay bằng điện thoại di động hoặc những bức ảnh chụp được đều chứng tỏ Gaddafi và con trai bị thương khá nặng khi bị bắt giữ hôm 20.10, trước khi bị chết vì nhiều vết thương do đạn bắn.
Trong khi ở Libya, cái chết của Gaddafi khiến người dân hân hoan mừng chiến thắng, thì giới lãnh đạo lâm thời nước này đã được cảnh báo, việc hành quyết chớp nhoáng cha con Gaddafi sẽ không được cộng đồng quốc tế dung thứ.
Rupert Colville, người phát ngôn Cao uỷ Nhân quyền Liên Hợp Quốc cho biết, hiện chưa rõ đại tá Gaddafi chết như thế nào và cần thiết phải có một cuộc điều tra.
Mô tả cảnh quay những giờ phút cuối cùng của Gaddafi là "nhiễu loạn và đáng lo ngại", ông Colville khẳng định rằng nhà cựu lãnh đạo đã bị hành quyết. "Nếu đúng thế, điều đó là tội ác và chúng ta sẽ phải xem xét giải quyết như thế nào. Theo luật quốc tế, việc hành quyết nhanh chóng rõ ràng là bất hợp pháp".
Theo ông Colville, các tay súng NTC có thể phải đối mặt với cáo buộc tội ác chiến tranh. "Giết hại một ai đó mà không xem xét đến trình tự pháp lý, ngay cả ở những nước chấp nhận bản án tử hình, cũng nằm ngoài các quy định của pháp luật".
Diễn biến bắt Gaddafi.
Điều tra
Liên Hợp Quốc, Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra độc lập, vô tư về diễn biến cái chết của Gaddafi. Trong khi đó, kênh truyền hình Syria đưa tin, bà Safia, vợ Gaddafi yêu cầu Liên Hợp Quốc điều tra cái chết của chồng và con trai bà.
Thủ tướng Anh David Cameron lại cho rằng, chính Libya chứ không phải Liên Hợp Quốc phải tiến hành điều tra. Người phát ngôn của Thủ tướng cho hay, đó là việc của NTC.
Một số đoạn băng video quay được cảnh Gaddafi sau khi bị bắt ở gần Sirte, cho thấy ông ta còn đi lại và nói chuyện với những người bắt giữ. Tuy nhiên sau đó, thi thể Gaddafi trong những bức ảnh chụp được có một vết đạn ở thái dương bên trái cùng vết đạn ở bụng và ngực.
Ông Mahmoud Jibril, thủ tướng lâm thời Libya thừa nhận Gaddafi hầu như không bị thương khi bị bắt. "Khi chuyển ông ta lên xe tải, ông ta không có vết thương nào. Nhưng khi xe bắt đầu chuyển bánh, ông ta bị trúng đạn và bị thương ở đầu. Sau đó, Gaddafi được xe cứu thương đưa tới Misrata nhưng chết vì vết thương quá nặng".
Bộ trưởng Thông tin Mahmoud Shammam cho rằng, viên đạn bắn trúng Gaddafi có thể từ những tay súng cách mạng hoặc của chính những người trung thành với Gaddafi. Nhưng một thành viên của NTC thừa nhận Gaddafi bị đánh đập dã man, sau đó bị giết. "Đây là chiến tranh mà" - người giấu tên này nói.
Theo Lao Động
Vợ ông Gaddafi lên tiếng Bà Sofia, vợ của đại tá Gaddafi, ngày 21-10 kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra về cái chết của chồng mình và cậu con trai Mo'stassim. Nhiều đoạn video thu được từ chiến trường cho thấy thông tin mâu thuẫn về thời khắc cuối đời của Gaddafi. Tuy nhiên, những đoạn video đều cho thấy khi bị các tay súng NTC bắt,...