Ai muốn làm nghìn tỉ phú? Microsoft!
Với mục tiêu đạt mức vốn hoá thị trường 1 nghìn tỉ USD, Microsoft vô cùng nghiêm túc và đã sắp chạm tới thành công.
Trong series truyền hình Thung lũng Silicon, nhân vật tỉ phú hư cấu Russ Hanneman đã vô cùng tự hào khi trở thành thành viên của “câu lạc bộ ba dấu phẩy”. Còn trong bộ phim dài tập trong đời thực ngành công nghệ, để có thể khoe khoang ngạo mạn, bạn cần phải có bốn dấu phẩy.
Tuần trước, Amazon đã sánh ngang cùng Apple trở thành hai công ty duy nhất có giá trị vốn hoá thị trường vượt mức 1 nghìn tỉ USD.
Thành viên tiếp theo gia nhập “câu lạc bộ” này có thể là Microsoft – người cũ trong lĩnh vực công nghệ. Thành lập năm 1974, ra đời trước Facebook 30 năm và chỉ khoảng hai năm trước Apple nhưng Microsoft khá chật vật khi phải cạnh tranh với nhóm công ty trẻ.
Với mục tiêu đạt mức vốn hoá thị trường 1 nghìn tỉ USD, Microsoft vô cùng nghiêm túc và đã sắp chạm tới thành công: mức vốn hoá của Microsoft hiện nay là 830 tỉ USD, đứng thứ ba trên thế giới chỉ sau Apple và Amazon.
Điều này gợi lại ký ức về bong bóng dotcom, khi Microsoft còn là công ty giá trị nhất trên thế giới với mức đỉnh 619 tỉ USD vào tháng 12/1999, tương đương với mức 930 tỉ USD hiện nay.
Video đang HOT
Có nhiều khác biệt lớn giữa hai thế hệ của Microsoft. Vào năm 1999, lợi nhuận của Microsoft chỉ là 20 tỉ USD. Tới tận năm ngoái, Microsoft mới có thể vượt qua mức đỉnh năm 1999. Tuy vậy, hiện nay, lợi nhuận ròng của công ty đạt 20 tỉ USD và lợi nhuận là 110 tỉ USD mỗi năm.
Vào năm 1999, nhà sáng lập Bill Gates tuyên bố Windows Media đã có thể phát video trực tuyến trên Internet và dịch vụ Hotmail đạt 40 triệu người sử dụng.
Nhiều sản phẩm của Microsoft đang héo mòn. Windows Media, Hotmail và Internet Explorer đã bị lu mờ trước YouTube, Gmail và Chrome của Alphabet. Tuy vậy, về giá trị vốn hoá, Microsoft vẫn dẫn trước Alphabet.
Về những thiết bị mới, Gates định nghĩa chúng là thế giới “PC cộng”. Khi cố gắng tăng tốc trong lĩnh vực smartphone, Microsoft đã sẩy chân, làm thiệt hại hàng tỉ đồng khi đầu tư vào Nokia. Khi PC dần mất đi vị thế cùng sự thất bại của hãng trong việc chuyển đổi sang nền tảng tiếp theo, Microsoft đã đánh mất vai trò độc quyền trong thị trường điều hành.
Dù vậy, Microsoft vẫn đạt được thành tựu nhất định khi chuyển sang công nghệ đám mây. Trong 5 năm, sản lượng công nghệ đám mây đã tăng từ tỉ lệ một con số lên mức một phần ba tổng sản lượng. Trong khi doanh thu Apple phụ thuộc hơn 50% vào iPhone, nguồn doanh của Microsoft lại khá đa dạng, từ ứng dụng tới dịch vụ và phần cứng khách hàng như Xbox.
Khác với những nhà phát triển đám mây lớn khác, ngành kinh doanh của Microsoft hướng tới nhiều đối tượng khách hàng, từ các doanh nghiệp khổng lồ tới những khách hàng cá nhân dùng phần mềm Office trực tuyến. (Mặc dù phần lớn các ứng dụng từ năm 1999 đã bị nhiều đối thủ thay thế, nhưng chưa ai có thể khai tử Excel.)
Giá trị vốn hoá 1 nghìn tỉ USD đòi hỏi Microsoft phải đạt được lợi nhuận cao hơn và tăng trưởng nhanh hơn. Tuy vậy, mức vốn hoá trên là mục tiêu khả thi và sẽ là thành tựu bất ngờ dành cho Microsoft.
Theo Genk
Thương vụ mua chip Huawei AI của Microsoft chẳng khác nào "gáo nước lạnh" dội lên đầu Nvidia
Dù thương vụ hợp tác mua chip AI của Huawei cho các trung tâm dữ liệu của Microsoft vẫn chưa đi đến hồi kết nhưng ngay từ bây giờ, Nvidia đã có lý do để lo lắng.
Theo giới thạo tin, Microsoft và Huawei đang bí mật đàm phán một bản hợp đồng hợp tác với nhau. Trong đó, Huawei sẽ cung cấp chip AI cho hệ thống trung tâm dữ liệu khổng lồ của Microsoft.
Mặc dù các cuộc thảo luận chưa đi đến hồi kết nhưng nếu thành công, đây sẽ là mối lo lớn đối với các đối tác của Microsoft ví dụ như Nvidia.
Tại thời điểm này, Nvidia hiện là nhà cung cấp chip duy nhất cho các trung tâm dữ liệu của Microsoft tại Mỹ. Tuy nhiên, Microsoft đang tính đến việc bổ sung thêm một đối tác khác từ Trung Quốc, cụ thể là Huawei. Việc có thêm một đối tác cung ứng chip sẽ giúp Microsoft có thể cân đối chi phí cho các trung tâm dữ liệu hiện tại hoặc sắp mở trong tương lai.
Hợp tác với Huawei là một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi với Microsoft
Huawei đang nỗ lực mở rộng mảng kinh doanh chip AI và việc hợp tác với Microsoft cũng là một cách hiệu quả để làm "ấm" lại mối quan hệ vốn đang băng giá với chính phủ Mỹ, kể từ khi các quan chức Mỹ cấm cửa Huawei bán thiết bị viễn thông và smartphone tại Mỹ.
Dù chưa có cơ sở nào để khẳng định sẽ có bản hợp đồng chính thức giữa hai bên nhưng theo giới phân tích, vấn đề giờ chỉ còn là thời gian. Bởi lẽ, AI đang trở thành một phần quan trọng trong chiến lược dài hạn của gã khổng lồ xứ Redmond và việc hợp tác với Huawei đem lại rất nhiều cái lợi cho Microsoft, ít nhất là về giá bán chip hấp dẫn hơn.
Nếu như Trung Quốc thường yêu cầu các công ty nước ngoài khi tiếp cận thị trường này cần hợp tác, liên doanh với các đối tác địa phương thì với việc Huawei hợp tác cùng Microsoft để kinh doanh tại thị trường Mỹ cũng là một bước đi hết sức đúng đắn.
Thương vụ hợp tác mua chip AI giữa Huawei và Microsoft sẽ có thêm những diễn biến mới trong tuần tới. Chúng ta hãy cùng chờ xem, Huawei có đạt được điều mình mong muốn hay không. Ngoài ra, giới công nghệ cũng đang rất chờ đón những động thái khác từ phía Nvidia trong việc gây sức ép với Microsoft.
Theo Genk
Microsoft tự tin rằng sự phát triển mạnh mẽ của Amazon là cơ hội cho họ Microsoft thấy một cơ hội để đánh chiếm lấy một mảng kinh doanh từ ông lớn ngành bán lẻ. Khi Amazon bén mảng vào những lĩnh vực kinh doanh mới, Microsoft nhận thấy rằng đây là một cơ hội tốt để "cướp" khách hàng trong mảng đám mây. Trong một cuộc họp tại Hội nghị Công nghệ Toàn cầu của Citi ở New...