Ai mới là bị hại của đại án 9.000 tỉ đồng?
Luật sư lập luận: Thực trạng VNCB khi ông Phạm Công Danh nhận tái cơ cấu là không có khả năng thanh khoản, lấy đâu ra lãi; mua ngân hàng chẳng qua là mua nghĩa vụ nợ.
Bị cáo Phan Thành Mai, nguyên tổng giám đốc VNCB, người bị VKS đề nghị phạt 24-26 năm tù. Ảnh: HOÀNG YẾN
“Ai mới thật sự là người bị hại trong vụ đại án 9.000 tỉ đồng?”. Đó là câu hỏi do nhiều luật sư (LS) bào chữa cho các bị cáo là cán bộ, nhân viên Ngân hàng VNCB đặt ra tại phiên xử ngày 19-8 vụ Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm.
Bào chữa cho Doãn Quốc Long, Nguyễn Quốc Sơn (bị truy tố về tội vi phạm các quy định về cho vay, VKS đề nghị phạt 6-7 năm tù), LS đề nghị cho hai bị cáo này hưởng nguyên tắc có lợi của BLHS mới và tuyên không có tội. Bởi các hành vi vi phạm của hai bị cáo không phải là hành vi được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và cũng không nằm trong các hành vi vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo BLHS mới.
LS bào chữa cho Huỳnh Nguyên Sang và Võ Ngọc Nguyễn Bình (bị VKS đề nghị 6-7 năm tù) cũng cho rằng hành vi của bị cáo không phạm tội. Vụ án xảy ra áp dụng theo BLHS 1999, đến BLHS mới chưa có hiệu lực khi vụ án xảy ra thì cụm từ “hành vi khác” hết sức mơ hồ đã được bỏ.
Các LS đề nghị HĐXX lưu tâm, cân nhắc việc có hay không sai phạm trong hoạt động tín dụng. Bởi với vai trò cán bộ tín dụng, các bị cáo đã làm đúng trách nhiệm.
Video đang HOT
LS của bị cáo Phan Thành Mai (nguyên tổng giám đốc VNCB, bị VKS đề nghị 24-26 năm tù) nhấn mạnh trong vụ án này phải xác định ai là người thiệt hại. Bởi điều này rất quan trọng, nó liên quan đến số phận pháp lý của hàng chục con người.
Theo LS này, VNCB không mất gì vì khi nhận tái cơ cấu đã âm vốn nên nói VNCB mất tiền là không đúng. Người bị thiệt hại chính là các cổ đông, trong đó Tập đoàn Thiên Thanh của ông Danh (sở hữu gần 85% cổ phần) là người bị thiệt hại nhiều nhất.
Thực trạng ngân hàng khi ông Danh nhận tái cơ cấu là không có khả năng thanh khoản, lấy đâu ra mà có lãi; mua ngân hàng chính xác là mua nghĩa vụ nợ. VNCB tồn tại được đến ngày hôm nay là nhờ tiền của ông Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.
LS cho rằng bị cáo Mai bị luận tội đồng phạm giúp sức với Danh nên cần làm rõ các hành vi của Danh rồi mới xét đến hành vi của Mai. Từng hành vi phải phân tích, mổ xẻ để xem có tội hay không. Và các quy kết tội của Mai phải tính từ thời điểm bị cáo được bổ nhiệm chứ không thể lôi những sai phạm trước để quy kết…
Theo Hoàng Yến (Pháp luật TPHCM)
Vụ Phạm Công Danh: Đến lượt bào chữa nhưng nhiều luật sư vắng mặt
Các luật sư đồng loạt xin giảm án hoặc xem xét cho bị cáo. Ngoài ra, nhiều luật sư không có mặt tại tòa và HĐXX cho biết đến lượt mà không có mặt coi như không bào chữa và các bị cáo thực hiện quyền tự bào chữa sau.
Bị cáo Hoàng Đình Quyết
Tiếp tục tranh tụng chiều 17/8, luật sư Bích Liên bào chữa cho Hoàng Đình Quyết và 44Phan Minh Tùng lên bào chữa. Bị cáo Quyết bị VKS đề nghị tổng cộng 20-22 năm tù còn bị cáo Minh Tùng 9-11 năm tù.
Theo Luật sư Liên, do chưa xác minh được mối quan hệ vay tiền giữa bà Bích và ông Danh vì thế chưa có cơ sở để luận tội bị cáo Hoàng Đình Quyết. Việc định giá cũng được Luật sư Liên nhắc đi nhắc lại trong bài bào chữa.
Đối với bị cáo Tùng, Luật sư Liên cho rằng nhiều hành vi bị truy tố thì thực tế bị cáo Tùng không có vai trò gì đối với nhiều việc. Truy tố bị cáo với vai trò người giúp sức là không đúng vì bản thân bị cáo không biết, không họp với ông Danh và cũng không được ông Danh chia sẻ về việc sử dụng tiền nên không thể coi bị cáo là giúp sức.
Luật sư Phan Trung Hiếu bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quốc Viễn. Bị cáo Viễn bị Viện kiểm sát đề nghị 14-16 năm tù.
Luật sư trình bày vai trò trách nhiệm chung của bị cáo Viễn. Ban kiểm soát có chức năng kiểm soát chung, chịu trách nhiệm nội bộ, trách nhiệm với cổ đông...Không chịu trách nhiệm với việc hàng ngày. Quyền của trưởng ban kiểm soát chỉ là cảnh báo bằng văn bản, không có quyền hạn gì liên quan việc các quyết sách có được thực hiện không.
Luật sư Lộc bào chữa cho Nguyễn Quốc Thịnh (bị Viện kiểm sát đề xuất 3-4 năm tù) và Hồ Thị Đi (3 năm tù cố ý làm trái, 3 năm tù về tội vi phạm quy định cho vay. Cho hưởng án treo).
Theo Luật sư, bị cáo Thịnh hay bị cáo Đi đứng tên và được nhận tiền cho việc đứng tên chứ không phải là để làm những việc phi pháp sau này. 2 bị cáo không hề được xem, đọc trước khi ký. Luật sư mong Hội đồng xét xử xem xét hành vi, thái độ trả lời thành khẩn, phạm tội do thiếu hiểu biết, không nhận lợi ích nào trên khoản tiền vay.
Luật sư mong muốn Hội đồng xét xử xem xét về động cơ phạm tội là không có, vai trò giúp sức hết sức mờ nhạt, thân nhân tốt, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Luật sư Lộc mong muốn Hội đồng xét xử xem xét áp dụng hình phạt thấp nhất cho bị cáo Thịnh là án treo.
Luật sư Trịnh Minh Tân bào chữa cho bị cáo Bùi Thị Hà Thu (3-4 năm tù vì vi phạm các quy định về cho vay), Nguyễn An Vinh (3 năm tù vì vi phạm các quy định về cho vay). Theo Luật sư, 2 bị cáo được bị cáo Danh thuê làm việc từ 2010. Mọi việc do bị cáo Danh và nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh chỉ đạo. Việc ký kết thì nội dung các bị cáo không biết. 2 bị cáo có thân nhân tốt, không biết ai là người thụ hưởng, khai báo thành khẩn, nhận chức do tin tưởng vào ông Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.
2 bị cáo cũng được Tập đoàn Thiên Thanh nhờ đứng tên các bất động sản trị giá hàng trăm tỷ đồng. Chính những điều này tạo niềm tin cho các bị cáo. Quan hệ giữa bị cáo và doanh nghiệp là quan hệ làm thuê nên khi được yêu cầu thì làm giúp Tập đoàn Thiên Thanh. Luật sư Tân đề xuất cho bị cáo Thu hưởng án treo còn bị cáo Vinh thì xin không bị tội.
Nhiều Luật sư vắng mặt. Hội đồng xét xử cho biết theo luật là các Luật sư bắt buộc phải có mặt thường xuyên tại tòa. Ai đến lượt mà không có mặt coi như không bào chữa và các bị cáo thực hiện quyền tự bào chữa sau.
Theo Cafef
Đại án 9.000 tỷ: Phạm Công Danh bị đề nghị mức án 40 năm tù Là người chịu trách nhiệm chính trong vụ án 9.000 tỷ đồng tại VNCB, bị cáo Phạm Công Danh bị đại diện VKS đề nghị mức án 40 năm tù. Bị cáo Danh bị đại diện VKS đề nghị mức án 40 năm tù. Ngày 16.8, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và 35 đồng phạm gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng...