Ai mang công bằng cho trẻ ngoài giá thú?
Có những đứa trẻ sinh ra ngoài sự mong đợi của người cha, bởi đó là kết quả của mối tình ngoài luồng vụng trộm.
Quy đổi tình phụ tử ra tiền mặt
Tâm sự với PV báo Người Đưa Tin, Nguyễn Thùy Linh (28 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) kể lại mối tình của mình với một người đàn ông có vợ trong nỗi đau quá khứ. Cô yêu và giành hết tình cảm của mình cho anh ta. Và chuyện gì đến cũng phải đến, Linh có bầu.
“Khi biết mình có thai, tôi đã hỏi ý kiến anh ấy, và nhận được câu trả lời nếu em muốn để lại nuôi thì em để mà nuôi, nhưng anh cũng không mong muốn điều này, vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống của cả 2 chúng ta, tôi đã bật khóc”, cô gái nghẹn ngào.
Dù vậy, Linh quyết định giữ lại đứa trẻ bởi Linh tin vào lòng trắc ẩn của người tình. Nhưng sự thờ ơ, vô trách nhiệm của người cha đã làm cho tình yêu của cô biến thành lòng căm hận. Linh quyết định bế con đi tìm lại sự công bằng và danh dự cho bản thân, cho đứa con.
Người mẹ chỉ biết ôm con chờ đợi lòng trắc ẩn của người cha(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Chị tâm sự: “Đã không nuôi dưỡng thì phải chu cấp, tôi nói vậy nhưng hắn thẳng thừng chối bỏ trách nhiệm, bảo tôi có gan giữ lại đứa bé thì phải tự nuôi. Chỉ đến khi tôi dọa sẽ đem con đến tận nhà trả, sợ bị bại lộ mối quan hệ mờ ám, hắn mới ậm ừ đồng ý sẽ cấp dưỡng. Nhưng con đường đi đòi món nợ trách nhiệm này không hề đơn giản. Hứa rồi đó, nhưng cứ đến tháng tôi đều không nhận được. Tôi lại phải gọi điện giục, nhiều khi mặt đối mặt để lấy được tiền nhưng rồi cũng chỉ được một vài tháng. Sau đâu lại vào đó, mỗi tháng nhỏ giọt được vài đồng”.
“Phụ nữ nuôi con một mình không hề đơn giản. Bao nhiêu khoản phải lo, rồi chân yếu tay mềm, không có người đàn ông bên cạnh thấy rất tủi thân. Cực chẳng đã mới phải muối mặt để có tiền lo cho con mình đầy đủ. Rồi còn con mình lớn lên không được cha dìu dắt, liệu rồi sẽ trưởng thành thế nào? Nhiều khi muốn làm ầm lên nhưng lại sợ bị người ta chửi vả, xúc phạm vì cướp chồng người khác mà không thấy xấu hổ còn đòi tiền cấp dưỡng”, Linh buồn bã nói.
Có luật nhưng vẫn khó
Luật sư Thiên, văn phòng luật Thái An cho biết: “Theo pháp luật quy định, con trong giá thú, con ngoài giá thú đều bình đẳng như nhau trước pháp luật. Trong những mối quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân, nếu người cha không công nhận con thì người phụ nữ phải truy nhận cha cho con. Khi đã truy nhận cha cho con, thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận người đàn ông này là cha thì đồng nghĩa với nghĩa vụ cấp dưỡng là đương nhiên. Hai người có đăng ký kết hôn hay không thì quyền mẫu tử, phụ tử là không thay đổi và đương nhiên phải thực hiện nghĩa vụ”.
Vấn đề phức tạp ở chỗ, người cấp dưỡng không chịu thực hiện trách nhiệm của mình một cách đều đặn hoặc cố tình lờ đi. Luật sư Hà Đăng, văn phòng luật Hà Đăng cho biết: “pháp luật không quy định rõ rằng mức tiền cấp dưỡng, phụ thuộc vào khả năng kinh tế của người cấp dưỡng nên cũng khó đưa ra được những hình phạt cụ thể nêu trần trừ trong việc thực hiện. Mọi chuyện đều xử lý theo tình cảm và trách nhiệm của người cha là chủ yếu”.
Theo Nguoiduatin
"Chiến tranh" trước mặt con
Mâu thuẫn, bực tức dồn nén từ hôm trước của hai vợ chồng như quả bom hẹn giờ. Dù đã cố kiềm chế và nín nhịn cho qua, nhưng rốt cuộc chỉ một hành động không vừa mắt cũng đủ để quả bom phát nổ.
ảnh minh họa
Chồng to tiếng, vợ gào thét. Ai nấy đều ra sức đổ lỗi và quát nạt nhau. Trong lúc đang nóng mặt vì sự giận dữ, tôi và chồng quên mất con trai nãy giờ đang hoảng sợ, núp sau cánh cửa nhìn bố mẹ.
Chỉ đến khi thấy con chạy lại ôm chân mẹ vừa khóc vừa la, bố ơi đừng đánh mẹ con, cả hai mới giật mình dừng lại. Vậy là lời hứa, không bao giờ được gây gổ lớn tiếng với nhau trước mặt con của chúng tôi đã bị phá vỡ. Bỏ qua những uất ức chưa kịp tuôn ra hết, tôi cúi xuống ôm chặt lấy con vỗ về. Khi thấy con đã bớt thút thít, ngước lên nhìn, tôi bắt gặp ánh mắt vừa thảng thốt, vừa lo lắng của bố nó. Không khí nặng nề bao trùm cả nhà.
Có thỏa thuận đó giữa hai vợ chồng bởi tôi không muốn con trai của mình cũng giống như mẹ nó, bị một ký ức đau buồn đeo bám suốt những năm tuổi thơ.
Năm tôi bảy tuổi, gia đình tôi có một biến động lớn, ngày mẹ sinh em bé cũng là ngày bố bị buộc thôi việc. Cuộc sống khó khăn chồng chất khó khăn. Đã vậy em trai tôi còn thường xuyên nhập viện vì chứng suy dinh dưỡng. Mẹ vì thế cũng phải xin nghỉ làm để chăm em. Gánh nặng kinh tế dồn hết lên vai bố. Khoản lương ít ỏi của việc bốc xếp không đủ để bố trang trải các khoản chi. Buổi tối bố phải đem ống bơm và đồ nghề ra ngã tư đường sửa xe. Cứ như thế, bố làm việc quần quật từ sáng đến tối.
Khoảng thời gian đó tôi rất buồn và cô đơn, nhưng chí ít nó yên bình và tự do nhất trong ký ức tuổi thơ tôi. Khi em trai tôi được khỏe mạnh, bố kiếm được công việc khác lương cao, cả nhà được đoàn tụ, thì lại là lúc một cơn sóng khác dữ dội không kém ập đến đe dọa hạnh phúc của gia đình.
Từ lúc nhận công việc mới, bố thường xuyên về nhà trễ. Có hôm gần sáng bố mới ngất ngưởng về nhà. Và lần nào cũng vậy, mẹ vừa khóc vừa gào thét trách bố chỉ biết ăn nhậu, chỉ biết sung sướng cho bản thân mà không nghĩ tới vợ con. Bình thường bố là người rất hiền, ít nói, chiều con thương vợ. Nhưng khi có hơi men ngà ngà, bố như biến thành con người khác, cộc cằn và dữ tợn.
Có một đêm, tôi đang ngủ chợt giật mình thức giấc khi nghe tiếng bố la thất thanh, em ơi đừng chết. Nhìn xuống đất, tôi hoảng sợ thấy mẹ đang nằm trên vũng máu, nước mắt tuôn đầm đìa không ngừng khóc gọi tên tôi và em trai. Ngay lúc đó, bố vội vàng cõng mẹ đến bệnh viện, để lại tôi với thằng em ba tuổi đang say ngủ ở nhà. Suốt đêm đó, tôi chỉ biết ôm chặt áo khoác của mẹ và lẩm bẩm, mẹ ơi đừng bỏ con!
Sau này lớn lên, tôi mới biết, đêm đó, trong lúc cự cãi bố đã không dằn được cơn nóng giận mà bạt tai mẹ. Hành động đó đã đẩy mẹ đến sự phẫn uất cực độ. Không nói không rằng, mẹ chạy ra sau bếp lấy dao cắt cổ tay mình. Vì mẹ hành động quá nhanh và quá bất ngờ nên bố không kịp cản lại. Đến khi giằng được con dao ra thì máu đã chảy rất nhiều. Đúng lúc đó tôi thức giấc và chứng kiến toàn bộ sự việc.
Sau lần đó, bố bỏ luôn nhậu nhẹt. Hạnh phúc cuối cùng cũng đã quay lại với gia đình tôi, những trận khẩu chiến không bao giờ còn xuất hiện. Vết thương lòng của mẹ vì thế cũng nhanh chóng khép lại. Nhưng không ai biết tôi vẫn bị những hình ảnh kinh khủng đó đeo bám.
Vì vậy, tôi đã tự hứa với chính mình và thỏa thuận với chồng, sẽ không bao giờ để con thấy bố mẹ bất hòa. Hãy cho con một tuổi thơ yên bình và lớn lên trong sự lạc quan, hạnh phúc.
Theo VNE
Trang khác Hân là bạn thân của tôi. Thông minh xinh đẹp và có duyên ăn nói cho nên quanh Hân luôn có nhiều chàng trai theo đuổi. ảnh minh họa Sếp của tôi cũng trở thành một trong những chàng trai đó sau mấy lần Hân đến tìm tôi ở công ty. Sau đó, tôi trở thành cái cớ để Hân và sếp gặp...