Ai lỗ ai lãi?
Trong những ngày sát năm mới 2014, hàng loạt doanh nghiệp lớn đồng loạt thông báo lãi lớn. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố năm 2012, lãi 4.404 tỷ đồng, năm 2013 doanh thu toàn ngành đạt 172 nghìn tỷ đồng nên cũng hứa hẹn có lãi tiếp. Còn báo cáo của Bộ Thông tin – Truyền thông cho thấy, năm 2013 tổng doanh thu của VNPT ước đạt 119.000 tỷ đồng, trong đó tổng lợi nhuận đạt 9.265 tỷ đồng, tăng 4.000 tỷ đồng so với năm 2012.
Với đà tăng trưởng này, VNPT còn đặt mục tiêu cho năm 2014 tăng trưởng lợi nhuận 7-10% và doanh thu cũng tăng khoảng 10% so với năm 2013. Viettel ước doanh thu năm 2013 đạt 162.886 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 35.086 tỷ đồng, lãi ròng gần 26.500 tỷ đồng. Thu nhập của cán bộ công nhân viên tại Viettel đạt bình quân 23,7 triệu đồng/người/tháng.
Điều đáng nói, theo kết luận của Thanh tra Bộ TT&TT, lợi nhuận khủng của các nhà mạng viễn thông năm 2013 một phần có sự đóng góp lớn của việc tăng giá cước 3G, tự ý cài đặt ứng dụng thu tiền vào sim điện thoại di động, thực hiện không đúng các quy định về khuyến mãi dịch vụ viễn thông… Vậy hóa ra lợi nhuận “khủng” khi ngành viễn thông không cải thiện chất lượng dịch vụ mà chỉ tăng giá!
EVN cũng lãi lớn khi giá điện tăng liên tục. Trong vòng 1 năm vừa qua, giá điện đã tăng 2 lần, tăng thêm 5%. Lần gần nhất giá tăng là 1-8-2013, lên mức bình quân 1.508,85 đồng/kWh và tiếp tục hứa hẹn sẽ tăng tiếp.
Dư luận bức xúc vì sự thiếu trung thực, các doanh nghiệp đã và đang lừa dối người tiêu dùng bởi suốt thời gian dài kêu lỗ, viện hàng loạt lý do để tăng giá, giờ lại đưa con số lợi nhuận lớn như vậy? Thế nhưng theo EVN và Bộ Công thương, giá điện của Việt Nam hiện nay đang thấp, chưa khuyến khích được đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài vào ngành điện để đảm bảo nhu cầu điện trong tương lai có thể tăng cao. Tuy nhiên Hiệp hội Năng lượng Việt Nam lại cho rằng: nếu thực hiện mức giá định hướng 1.835 đồng/kWh, cộng cả thuế sẽ thành khoảng 2.000 đồng/kWh, tức là giá điện ở Việt Nam đã tương đương giá điện các nước trong khu vực, khoảng 9cent/kWh. Biết tin ai?
Với các nhà mạng Viettel, MobiFone, VinaPhone tăng giá cước 3G vì bị lỗ, mặc dù không nói được lỗ vì đâu. Trong khi những người tiêu dùng bức xúc vì bị “móc túi” khi cước 3G có gói sau khi tăng đã bằng hơn 400% so với cước cũ thì cơ quan quản lý ngành này tại cuộc họp tổng kết về ngành viễn thông, tăng cước 3G là… đúng.
Thành ra, việc tù mù lỗ lãi vẫn cứ tiếp tục được các doanh nghiệp áp dụng để tăng giá. Các “đại gia” ngành xăng dầu cũng vậy, vốn đã “có tiếng” nhập nhèm công ích, lỗ giả lãi thật, nay lại công bố lãi khủng?
Video đang HOT
Rõ là cơ quan quản lý chưa đủ năng lực để thẩm định chuyện lỗ lãi của các doanh nghiệp, nên họ tự đưa ra giá có lợi cho mình. Trong khi người tiêu dùng không có sự lựa chọn vì các “đại gia” này nắm vị trí thống lĩnh thị trường.
Cơ quan quản lý cần làm rõ và công khai, minh bạch chi phí sản xuất, giá thành, xem ai lỗ, ai lãi để có chủ trương hợp lý tránh việc hưởng đặc quyền nhờ độc quyền. Giá cả sẽ vẫn nhảy múa khi còn tư duy độc quyền.
Theo ANTD
Khó tin: Dù lãi, EVN vẫn cắt thưởng Tết
Năm nay, dù kinh doanh có lãi, song Tập đoàn điện lực VN (EVN) sẽ không thưởng Tết mà chỉ ứng lương trước. Bên cạnh đó, EVN sẽ thực hiện tăng giá điện thêm 5% bắt đầu từ ngày (22/12).
Trao đổi tại phiên họp báo chiều 21/12, Phó Tổng Giám đốc EVN Đinh Quang Tri cho biết: Dự kiến năm nay EVN lãi khoảng 3.500 - 4.000 tỷ đồng. Khoản tiền này sẽ dùng để bù đắp vào khoản lỗ các năm trước để lại chứ không nằm trong kế hoạch thưởng Tết.
Cắt thưởng để bù lỗ
Theo ông Tri, thưởng Tết phải dựa trên cơ sở đã có các quỹ trích lập từ lãi. Trong khi đó, Tập đoàn vẫn đang phải dùng lãi năm nay để bù vào lỗ cho các năm trước.
"Hiện nay, chúng tôi vẫn chưa có kế hoạch gì cho thưởng Tết. Có chăng thì có thể tìm cách ứng lương trước chứ thưởng thì không có".
Tổng lỗ kinh doanh điện trong hai năm 2010 và 2011 của EVN còn dồn lại 11.000 tỷ đồng. Riêng năm 2011, EVN lỗ gần 5.300 tỷ đồng. Nguyên nhân được giải thích chủ yếu do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất.
Năm ngoái, nếu giá thành sản xuất kinh doanh điện đang cao hơn so giá bán 56 đồng/kWh và như vậy, cứ mỗi 1 kWh điện thương phẩm cung ứng đến người tiêu thụ cuối cùng thì khâu sản xuất - kinh doanh chịu gánh lỗ 56 đồng.
Sau khi khấu trừ những thu nhập phát sinh từ các hoạt động có liên quan như tiền bán công suất phản kháng, lãi tiền gửi, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư vào các công ty cổ phần phát điện, thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện, trong năm 2011, EVN vẫn bị lỗ 3.181 tỷ đồng.
Họp báo công bố điều chỉnh giá bán điện của EVN chiều 21/12
Năm nay dự kiến EVN lãi khoảng 3.500 - 4.000 tỷ đồng. Số tiền này sẽ dùng để "đắp" vào phần hụt của các năm trước. Những phần chưa bù đắp hết được sẽ chuyển vào kế hoạch năm tới. Và theo đó, dự kiến của Tập đoàn, trong 2013, sẽ tiếp tục có lãi để bù vào phần còn lại.
Không tác động đến hộ nghèo
Bên cạnh việc cắt thưởng Tết, EVN thực hiện tăng giá điện thêm 5% bắt đầu từ ngày mai (22/12).
Giá điện mới sẽ tăng gần 5%, từ mức 1.369 đồng/kWh lên mức 1.437 đồng/kWh.
Trong khi người dân hoang mang về quyết định tăng giá này của EVN, ông Hoàng Văn Tùy, Phó Trưởng Ban Tài chính- kế toán, EVN cho biết, việc tăng giá điện lần này không có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Ví dụ, các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp sử dụng điện sinh hoạt đến 50 kWh/tháng không bị tác động, do được giữ nguyên giá bán điện là 993 đồng/kWh. Các hộ sử dụng điện sinh hoạt bình thường tăng chi 6.600 đồng/tháng ở 100 kWh đầu tiên.
Khi sử dụng từ 150 kWh/tháng thì hộ gia đình tăng chi thêm 11.000 đồng/tháng, sử dụng 200 kWh/tháng thì tăng chi 16.200 đồng/tháng, sử dụng 300 kWh/tháng tăng chi 27.000 đồng/tháng.
Ở mức sử dụng cao nhất là từ 400 kWh/tháng trở lên thì mỗi hộ gia đình chỉ tăng chi thêm 38.200 đồng/tháng.
Lần điều chỉnh giá điện này không có sự thay đổi về đối tượng áp giá, cơ cấu biểu giá và chỉ điều chỉ mức giá đối với các đối tượng theo cơ cấu đã được quy định.
Theo 24h
Năm 2014, lạm phát tiềm ẩn khả năng tăng cao Dự báo về tình hình giá cả, thị trường trong năm 2014, Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính cho rằng, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường và doanh nghiệp trong năm 2013 sẽ tiếp tục phát huy tác dụng. Tuy nhiên, năm 2014 cũng tiềm ẩn nhiều khả năng...