Ai là tác giả tên gọi “trạm thu giá”?
Tông cuc Đương bô co văn ban yêu câu cac doanh nghiêp đôi tư “tram thu phi” sang “tram thu gia” trươc khi tranh cai vê tên goi này nô ra.
Liên quan đến tên gọi “trạm thu giá”, theo tìm hiểu của phóng viên, vào ngày 9.3, Tổng cục Đường bộ đã có văn bản yên cầu các chủ đầu tư đổi tên gọi trạm BOT.
Cụ thể, văn bản số 1296 được ông Nguyễn Mạnh Thắng (Phó tổng cục trưởng Đường bộ) ký, nội dung về việc thực hiện Thông tư số 35 của Bộ GTVT. Tại đây, Tổng cục Đường bộ yêu cầu các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, Tổng công ty thực hiện thay thế biển hiệu “trạm thu phí” sang “trạm thu giá”.
Điều bất ngờ văn bản ngày ban hành văn bản là 9.3 nhưng Tổng cục yêu cầu thời gian thực hiện hoàn thành đổi từ “trạm thu phí” sang “trạm thu giá” trước 7.3.2018.
Nội dung không sai?
Trả lời Zing.vn, ông Nguyễn Mạnh Thắng khẳng định đã nhận được chỉ đạo từ lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục phải có ý kiến về các nội dung trong văn bản 1296. Trong đó có nội dung yêu cầu chủ đầu tư đổi tên “trạm thu phí” sang “trạm thu giá”.
Tổng cục Đường bộ phải giải trình về văn bản yêu cầu nhà đầu tư chuyển tên gọi từ “trạm thu phí” sang “trạm thu giá”. Ảnh: Trần Anh.
Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, cho biết Tổng cục đã yêu cầu các đơn vị giải trình, kiểm điểm về văn bản này. Trong quá trình kiểm điểm, xác định được lỗi ở đâu, Tổng cục sẽ xử lý.
Tuy nhiên, cũng theo ông Huyện, nội dung văn bản không có gì sai vì thực hiện theo Thông tư 35.
Video đang HOT
Một lãnh đạo Bộ GTVT lại khẳng định không biết và chưa nhận được văn bản 1296 của Tổng cục Đường bộ. Vị này cho rằng khi ban hành văn bản, Tổng cục không báo cáo Bộ.
Phó thủ tướng yêu cầu điều chỉnh tên gọi “trạm thu giá”
Tại phiên họp về điều hành giá ngày 29.5, Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ GTVT điều chỉnh tên gọi “trạm thu giá” BOT. Phó thủ tướng cho rằng thực chất vấn đề là chuyển từ phí sang giá, nhưng phải đặt tên cho đúng, cho phù hợp và đảm bảo trong sáng ngôn ngữ tiếng Việt.
Lãnh đạo Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ GTVT tiếp tục rà soát các trạm BOT đã quyết toán để giảm giá phí dịch vụ đường bộ.
Mới đây, trong báo cáo gửi Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Bộ GTVT khẳng định việc đổi tên “trạm thu phí” sang “trạm thu giá” có lộ trình cụ thể và được thực hiện theo Luật phí và lệ phí đã được Quốc hội thông qua.
Tại Thông tư 49 của Bộ GTVT đã quy định rõ, đầy đủ tên gọi là “Trạm thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ là nơi thực hiện thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông”. Nhưng một số chủ đầu tư đã gọi tắt là “trạm thu giá” tạo ra những ý kiến trong dư luận.
Trước đó, Bộ GTVT cho rằng một số nhà đầu tư gọi tắt “trạm thu giá” tạo ra những ý kiến trong dư luận. Ảnh: Việt Linh.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể nói rằng việc đổi tên trạm thu phí BOT thành trạm thu giá BOT căn cứ quy định của Chính phủ. Bởi BOT là sản phẩm của doanh nghiệp, sản phẩm đó do doanh nghiệp ấn định giá. Còn phí là mang tính Nhà nước.
Theo người đứng đầu Bộ GTVT, việc điều chỉnh phí cần sự cho phép của HĐND, Quốc hội, còn giá là dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp nên có thể điều chỉnh cho hợp lý tùy theo tình hình.
Bộ GTVT khẳng định tiếp thu ý kiến dư luận và đã yêu cầu Tổng cục Đường bộ làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để sử dụng tên gọi cho phù hợp.
Theo Văn Chương (Zing)
Vì sao Bộ Giao thông chuyển đổi "thu phí" sang "thu giá" đường bộ?
Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), việc chuyển từ "phí sử dụng đường bộ" sang "giá dịch vụ sử dụng đường bộ" được quy định trong Luật phí và lệ phí do Quốc hội ban hành. Tuy nhiên, một số trường hợp nhà đầu tư sử dụng tên gọi tắt là "Trạm thu giá" đã tạo ra những ý kiến trong dư luận.
Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết Bộ vừa có báo cáo Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về việc chuyển đổi cơ chế quản lý dịch vụ đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh từ cơ chế quản lý phí sang cơ chế quản lý giá.
Lãnh đạo Bộ GTVT thông tin, việc chuyển đổi cơ chế quản lý phí sang giá có lộ trình cụ thể và được thực hiện theo Luật phí và lệ phí đã được Quốc hội thông qua. Cụ thể:
Giai đoạn trước 1/1/2017, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10, theo đó "Phí sử dụng đường bộ" nằm trong danh mục Phí, lệ phí quy định tại Pháp lệnh này và do Nhà nước quản lý, ban hành (đối với đường quốc lộ thuộc thẩm quyền Bộ Tài chính ban hành, đối với đường địa phương thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành).
Căn cứ quy định nêu trên, Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ như Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 07/9/2004 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ và Thông tư 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ. Đối với từng dự án cụ thể, Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu riêng cho từng dự án và mức thu nằm trong khung quy định chung tại Thông tư 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
"Trước thời điểm 1/1/2017, dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được quản lý theo cơ chế phí ban hành theo Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Thông tư 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính." - lãnh đạo Bộ GTVT cho hay.
Cụm từ "trạm thu phí" được sử dụng trước thời điểm 1/1/2017
Giai đoạn từ 1/1/2017 đến nay, Quốc hội đã ban hành Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017.
"Theo danh mục các sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá ban hành kèm theo Phụ lục 02 của Luật phí và lệ phí của Quốc hội có 17 loại phí được chuyển thành giá sản phẩm, dịch vụ trong đó "Phí sử dụng đường bộ" được chuyển đổi thành "Giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh." - lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định.
Trên cơ sở Luật phí và lệ phí và Luật Giá, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá trong đó Khoản 7, Điều 1 quy định: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng đường bộ gồm đường quốc lộ, đường cao tốc các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do trung ương quản lý. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng đường bộ do địa phương quản lý các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh.
"Như vậy, kể từ 1/1/2017 dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được thực hiện quản lý theo cơ chế Giá là phù hợp với Luật phí và lệ phí, Luật Giá và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Triển khai Luật Phí và lệ phí, Luật Giá, Nghị định số 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ GTVT quản lý và Thông tư 49/2016/TT-BGTVT ngày 30/12/2016 quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ." - lãnh đạo Bộ GTVT cho hay.
Từ 1/1/2017, trạm thu phí chuyển đổi thành trạm thu giá theo quy định tại Luật phí và lệ phí của Quốc hội
Lãnh đạo Bộ GVT cũng lý giải, tại các Thông tư này đã quy định rõ, đầy đủ "Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ là nơi thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông". Tuy nhiên, có một số trường hợp các nhà đầu tư đã sử dụng tên gọi tắt là "Trạm thu giá" tạo ra những ý kiến trong dư luận vừa qua.
Bộ GTVT khẳng định việc tiếp thu các ý kiến của người dân và sẽ yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để sử dụng tên gọi cho phù hợp.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bộ trưởng GTVT hứa làm rõ tên "trạm thu giá" BOT tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, đến phiên chất vấn kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, ông sẽ đăng đàn làm rõ những vấn đề liên quan đến BOT, trong đó có cả nội dung chuyển tên "trạm thu phí" thành "trạm thu giá" BOT. Trước những quan điểm còn khác nhau liên quan đến việc đổi tên...