Ai là người nên giữ tiền trong gia đình và những đáp án bất ngờ
Ai là người nên giữ tiền là một trong những chủ đề gây xung đột của nhiều cặp vợ chồng.
Nhưng theo nhiều gia đình, hôn nhân hoàn toàn vẫn có thể lãng mạn khi thẳng thắn trong chuyện tiền bạc.
Trào lưu chia đôi chi phí
Ở Việt Nam, không có quy định hay điều lệ nào chung cho các gia đình về việc giữ tài chính. Nhiều chị em cho rằng, khi cưới nhau thì tiền phải về chung một mối và nên để vợ lo toan. Có nghĩa, hàng tháng chồng sẽ đưa tiền để vợ lo toan cho cả gia đình. Như vậy, từ gạo muối, điện nước, đến lễ Tết, đối nội – đối ngoại… đều do phụ nữ tính toán.
Tuy vậy, nhiều người cho rằng, nếu vậy thì quả là nặng gánh tài chính. Thậm chí nếu tiết kiệm, dành dụm một chút thì bị chê là “ keo kiệt, ki bo”. Nếu rộng rãi một chút thì lại bị dèm pha “tiêu hoang thế”.
Chính vì vậy, hiện có trào lưu của nhiều cặp vợ chồng trẻ, tiền bạc của ai nấy quản lý, hàng tháng chi phí chia đôi, rất sòng phẳng. Khi đi làm về muộn, nếu thích thì cùng nấu ăn. Còn không thích thì cả hai đi ăn chung hoặc đi riêng theo quyền tự do của mỗi người, chứ không phải hình ảnh phụ nữ suốt ngày chăm lo căn bếp, cơm bưng nước rót… Khi cả hai đi du lịch thì cũng chia đôi chi phí.
Ảnh minh hoạ
Qua đó thấy rằng, quan niệm phụ nữ sau khi lập gia đình ở nhà làm nội trợ và “giữ tay hòm chìa khóa” đang dần thay đổi trong suy nghĩ nữ giới. Hiện xu hướng cả hai vợ chồng cùng quản lí tài chính khá phổ biến, hoặc trong đời sống lứa đôi cả hai chia sẻ tài chính, không phụ thuộc vào ai.
Ngược lại, một số quan điểm cho rằng nếu tiền ai nấy giữ thì gia đình chẳng còn có sự gắn kết. Theo năm tháng, vợ chồng còn chẳng có tiếng nói, sở thích và trách nhiệm chung. Chưa kể đến việc chăm sóc, chi phí để nuôi con cái, không phải lúc nào cũng sòng phẳng được. Còn việc ai là người nên giữ tiền thì còn phải tùy vào tính cách của mỗi người.
Video đang HOT
Nếu người vợ có xu hướng tiêu hoang phí, không biết thu vén, tiết kiệm, trong khi người chồng có thể làm tốt hơn thì nam giới giữ tiền cũng chẳng sao. Và điều này nên thống nhất để không ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình vì những bất đồng về tiền bạc.
Ở Nhật Bản, trước đây, sau khi lập gia đình sinh con, cho dù ở nhà nội trợ hay vẫn đi làm thì đa số phụ nữ Nhật vẫn quản lí toàn bộ tài chính gia đình. Tuy nhiên, quan niệm này cũng đang dần thay đổi.
Ông Nguyễn Thành Trung – Giám đốc Công ty du học Nhật Bản BNI là người đã ở Nhật và tìm hiểu về con người ở xứ sở hoa anh đào 12 năm. Ông Trung cho biết, ở Nhật, trước đây truyền thống phụ nữ kiểm soát tài chính gia đình bắt nguồn từ sự kết hợp của những người chồng làm công ăn lương chăm chỉ. Còn người vợ ở nhà làm nội trợ và nuôi dạy con cái để chồng dành hầu hết thời gian và toàn tâm toàn ý làm việc, hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản.
“Ở đất nước này, đàn ông làm việc rất chăm chỉ. Họ thường về nhà rất muộn vì nỗ lực đóng góp sức lực cho cơ quan và kiếm tiền về cho vợ.
Tờ The Japan Times từng đưa ra con số thống kê có khoảng một nửa số hộ gia đình Nhật Bản mà người vợ quản lí tất cả tài chính. Trong khi đó chỉ có 20% số hộ gia đình chồng kiểm soát tài chính. Còn lại khoảng 30% các cuộc hôn nhân thì cả hai vợ chồng cùng quản lí tài chính gia đình” – ông Trung nói.
Giám đốc Công ty du học Nhật Bản BNI cho biết thêm, hiện nay, xu hướng này cũng thay đổi nhiều. Phụ nữ Nhật Bản hiện nay không còn chỉ lo việc nội trợ nữa. Họ cũng khẳng định bản thân và đi làm kiếm tiền. Vì vậy, họ độc lập hơn và dần không quan tâm nhiều đến việc chồng kiếm bao nhiêu tiền một tháng.
Theo đó, họ sẽ chia sẻ việc nhà, còn tiền thì có thể cùng đóng góp chi tiêu chung. Vì vậy, xu hướng cả hai vợ chồng cùng quản lí tài chính hoặc cả hai chia sẻ tài chính khá phổ biến ở xứ xở hoa anh đào. Và các cặp đôi cảm thấy điều này khiến họ hạnh phúc hơn.
Quản lý tài chính là điều bất lịch sự
Ở một số địa phương ở Pháp, chuyện nắm giữ tài chính trong gia đình có vẻ lạ lùng. Chị Nghiêm Thị Hà – Kiến trúc sư người Việt lập gia đình và nhập quốc tịch Pháp cho biết, vấn đề ai là người quản lý tiền nong có thể là điều bất lịch sự, trừ khi mỗi người tự nói ra.
“Điều phổ biến ở đây là các cặp vợ chồng thường không muốn bận tâm về vấn đề tiền bạc của người còn lại. Họ cũng không ưa thích làm chuyện kiểm soát người khác, và cũng không muốn người khác làm phiền mình khi tra hỏi tiền nong. Người Pháp cũng khá rạch ròi trong tài chính và vợ chồng phải cùng nhau đóng góp công sức chứ không đặt áp lực lên bất kỳ ai”.
Cũng theo kiến trúc sư Nghiêm Thị Hà, sau khi kết hôn, chị không cầm tiền lương của chồng. Ai phụ trách phần lương của người nấy, mọi chi phí gia đình chia đôi sòng phẳng. Mặc dù vậy, gia đình chị Hà vẫn sống rất lãng mạn chứ không hề có cảm giác giống “người dưng” như nhiều người nghĩ.
Một số gia đình ở Mỹ không cho rằng gia đình sẽ bớt hạnh phúc nếu sòng phẳng tiền bạc. Họ nghĩ, khoản thu nhập không giống nhau nên sẽ có giải pháp chung cho từng cặp đôi.
Anh Nguyễn Duy Hùng – Việt Kiều Mỹ cho biết, ở bang Washington D.C, nhiều cặp đôi thống nhất quan điểm độc lập tài chính. Đối với họ, đó là cảm giác tự chủ và đem lại hạnh phúc.
Nhiều phụ nữ cũng đi làm như đàn ông và đối mặt với khó khăn tương tự. Ai cũng đi làm và không có lý do gì để đưa cho người còn lại. Theo đó, nhiều người quyết định mở một tài khoản tiết kiệm chung cho các mục tiêu chung. Cùng với đó, họ vẫn duy trì các tài khoản cá nhân riêng biệt.
“Làm như thế sẽ giúp hai vợ chồng sử dụng khoản tiền riêng của mình vào những lúc thích hợp. Ngoài ra, nếu ai đó cần chi tiêu riêng vẫn có tài khoản cá nhân mà không cần phải hỏi ý kiến của ai. Nhờ đó, mâu thuẫn trong tài chính sẽ giảm đi đáng kể”.
Gái xinh 28 tuổi chưa có mảnh tình vắt vai, sau buổi xem mắt thì tá hỏa với 'list' yêu cầu của anh chàng 'bác học'
Chuyện cũng không có gì để kể nếu cô gái không nghe một vài yêu cầu vô lý của anh chàng về vợ tương lai sau vài lần nói chuyện...
Mình độc thân, đúng hơn là chưa mảnh tình 28 năm cuộc đời. Vì đã ở cái tuổi này nên được mọi người mai mối rất nhiều và mình cũng rất hợp tác nói chuyện làm quen. Gần đây nhất thì mình được giới thiệu 1 anh hơn mình 4 tuổi, từng đi du học, mới về Việt Nam năm ngoái. Chuyện cũng không có gì để kể nếu mình không nghe một vài yêu cầu của anh ấy về vợ tương lai sau vài lần nói chuyện.
Ảnh minh họa: Internet
Anh không cần vợ anh xinh đẹp, nhưng thông minh biết điều là phẩm chất bắt buộc bắt buộc.
Nếu vợ anh chứng minh được khả năng quản lý tài chính thì anh sẽ để vợ quản tiền, chứ đưa cô ấy hết suốt ngày phấn son, ngắm vuốt thì ko ổn, anh ko thích.
Cô ấy kiếm được nhiều tiền hơn anh thì đồng ý, tự cô ấy tiêu, ngắm vuốt tuỳ ý, nếu không thì nên tiết kiệm. Anh không thể chấp nhận cô ấy suốt ngày đòi ăn ngon, du lịch một năm mấy lần.
Anh không biết nấu ăn, đi học phải ăn quán suốt rồi nên mong cô ấy phải biết nấu ăn và suốt ngày đá đểu kiểu dò thông tin xem mình biết nấu ăn không dù mình bảo biết các cơ bản, các món ăn gia đình.
Anh ấy lúc nào cũng tỏ ra thông minh, biết nhiều, có những sở thích bác học như thích toán cao cấp, thích nói về vũ trụ, nói về lượng tử, các định luật vật lý. Chê mấy sở thích đọc truyện, nghe nhạc, xem anime, đọc manga của mình là vô bổ . Công việc của anh ấy thì ok, lương tầm 30 triệu. Có lẽ vì thế mà anh ấy nói chuyện lúc nào cũng theo kiểu cơ trên, có quyền lựa chọn xem có ưng mình hay không . Nhưng anh ấy không biết rằng lương mình là 60 triệu.
Ảnh minh họa: Internet
Anh ấy thì chắc cao hơn mình nửa cái đầu, tầm 1m68- 1m7, gương mặt coi là điển trai. Mình thì ngoại hình bình thường, may được cái da trắng, với đã niềng răng, nên cũng ko đến nỗi xúc phạm người nhìn. Thật thì mình rất bất thiện, nhưng vẫn cố nói chuyện tử tế, văn minh và nhẫn nhịn.
Mình có nói với người mai mối - anh họ mình vì là anh họ, nên bố mẹ biết luôn vụ này luôn em thấy anh ấy và em ko hợp, không có kết quả đâu ạ". Và cả bố mẹ và anh ấy đều bảo mình, ôi mày già lắm rồi, nào có ai hoàn hảo, cố nói chuyện rồi tiến tới hôn nhân thôi, chứ con gái có thì, mày cũng sắp 30 tuổi rồi còn đâu...
Tự nhiên nghĩ, đang sống sung sướng, thích gì mua nấy, thích ăn gì nấu ấy, rảnh dỗi thì đi du lịch cùng lũ bạn,... chả nhẽ vì tuổi già ập đến mà phải từ bỏ hết, lấy người mình không ưa, không ưng chiều lòng bố mẹ?
Nhà chồng không vui khi tôi cầm hết lương của ông xã Hai vợ chồng tôi đề ra chính sách siết chặt chi tiêu mùa dịch, để nếu xảy ra chuyện gì, chúng tôi vẫn còn một khoản dự trữ. Nhưng khi biết chuyện này, nhà chồng không hài lòng chút nào. Từ khi xảy ra đại dịch, vợ chồng tôi phải thảo luận, cân đối lại chuyện chi tiêu và phân công người giữ...