Ai là hung thủ vụ đánh bom thảm khốc Bangkok?
Bầu không khí sốc và hoảng loạn đang bao trùm thủ đô Bangkok của Thái Lan sau vụ đánh bom thảm khốc tối 17/8.
Chưa có cá nhân hay tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm.
Người dân sinh sống cạnh hiện trường cho biết họ không nhớ đã có vụ tấn công nào kinh khủng như vậy trước kia.
Các nhà điều tra Thái Lan làm việc tại hiện trường vụ đánh bom. (Ảnh: Reuters)
Ai là hung thủ?
BBC cho biết, Bangkok đã trải qua một thập niên thỉnh thoảng lại xảy ra xung đột bạo lực giữa các phe nhóm chính trị. Nhưng quân đội đã giành quyền lãnh đạo đất nước từ tháng 5 năm ngoái, thay thế một chính phủ dân bầu sau nhiều tháng bất ổn. Kể từ đó đến nay, thủ đô của Thái Lan tương đối yên bình.
Và các nhà chức trách Bangkok giờ đây đang ngồi lại với nhau để suy xét kẻ nào đã hành động và động cơ của chúng là gì.
Video đang HOT
Chắc chắn là danh sách nghi phạm rất dài. Một số người có thể nghĩ đến các phần tử Hồi giáo nổi dậy đòi một nhà nước độc lập ở miền nam Thái Lan. Nhiều quả bom đã nổ ở đó, nhưng lực lượng này chưa từng thực hiện một cuộc tấn công bên ngoài khu vực của mình. Do vậy, rất có thể vụ này là một sự thay đổi hoàn toàn về chiến thuật.
Không ít người khác dồn suy đoán vào tình trạng bạo lực chính trị hiện nay và băn khoăn liệu vụ nổ có liên quan đến các phe nhóm đã bị mất quyền lực.
Cũng có người tính đến khả năng vụ đánh bom là một hành động của khủng bố quốc tế. Nhưng đến nay, chưa có một dấu hiệu nào cho thấy tổ chức khét tiếng Nhà nước Hồi giáo (IS) hay một nhóm khủng bố nào khác đã thâm nhập vào thủ đô Thái Lan.
“Nhắm vào người nước ngoài”
Sẽ cần một khoảng thời gian để chính phủ đưa ra kết luận chính thức.
Ngay sau vụ tấn công, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan khẳng định ngay lập tức rằng những kẻ đặt bom chủ ý nhằm vào người nước ngoài để gây hại cho ngành du lịch và kinh tế của xứ sở chùa vàng.
Kênh truyền hình Nation TV đưa tin, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha thông báo chính phủ của ông đã thành lập một “phòng chiến tranh” để phối hợp phản ứng. Nhà lãnh đạo này nói rằng đó là tấn công “tồi tệ chưa từng có” mà Thái Lan phải hứng chịu.
Bộ trưởng Wongsuwan thề sẽ bắt được thủ phạm của vụ nổ cướp sinh mạng của ít nhất 22 người và làm bị thương hơn 120 người khác. Các nhà chức trách xác nhận trong danh sách nạn nhân xấu số cỏ 10 người Thái, 2 người Trung Quốc và một người Philippines.
Thương vong lớn là bởi vì địa điểm bị đánh bom, ngôi đền thờ Hindu nổi tiếng có tên Erawa, là một điểm thu hút du khách nổi tiếng. Ngay cạnh đó là một khách sạn 5 sao và một trung tâm mua bán nhiều người biết đến ở giao lộ Ratchaprasong – trung tâm của các cuộc biểu tình chính trị trong những năm gần đây.
Thị trường, đồng Baht bị ảnh hưởng
Theo hãng tin CNBC, căng thẳng và bất ổn tăng cao sau vụ tấn công đã khiến cho giá các cổ phiếu và đồng baht của Thái Lan lao dốc ngay trong sáng 18/8.
Chỉ số chứng khoán chuẩn SET của Thái Lan phiên mở đã giảm 2,7 phần trăm, xuống 1.408 điểm trong khi giá trị đồng baht mất 0,5 điểm so với đồng USD, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2009.
“Nếu vụ việc liên quan đến khủng bố thì nó có thể tác động tiêu cực đến niềm tin của các nhà đầu tư và chúng ta có thể dễ dàng thấy đồng baht trượt sâu hơn…”, CNBC dẫn bình luận của Stephen Innes, một nhà giao dịch cấp cao tại công ty công nghệ tài chính OANDA.
Theo NTD
Các nước kịch liệt lên án vụ đánh bom tại Bangkok
Cộng đồng thế giới ngày 18/8 lên án vụ đánh bom đẫm máu xảy ở thủ đô Bangkok khiến 22 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương.
Sáng 18/8, Tổng thống Singapore Tony Tan cho biết, ông đã bị sốc khi nghe thông tin về các vụ nổ ở Bangkok và đặc biệt là trước thông tin có một công dân Singapore thiệt mạng và một số người khác bị thương trong vụ tấn công.
Ông Tony Tan đã gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân và cầu nguyện cho những người bị thương nhanh chóng hồi phục, đồng thời hi vọng thủ phạm của những hành động "tấn công khủng bố khủng khiếp này" sẽ nhanh chóng bị đưa ra trước công lý.
Quang cảnh nơi xảy ra vụ đánh bom đẫm máu tại Thái Lan. Ảnh AP
Chính phủ Malaysia cùng ngày xác nhận 2 công dân nước này đã thiệt mạng và 2 người khác bị thương trong vụ tấn công mà Thủ tướng Malaysia Najib Razak gọi là một hành động "cực kỳ tàn ác". Bộ Ngoại giao Malaysia cũng đã gửi lời chia buồn sâu sắc và cảm thông với các nạn nhân và gia đình của họ.
Thủ tướng Australia Tony Abbot cũng lên án mạnh mẽ vụ tấn công, đồng thời kêu gọi công dân nước này vẫn đi du lịch tới Thái Lan, như một hành động thể hiện quyết tâm đấu tranh đến cùng với chủ nghĩa cực đoan và khủng bố.
Ông Abbot nhấn mạnh: "Tất cả người dân Australia đều rất buồn và cảm thông sâu sắc với Chính phủ và nhân dân Thái Lan, đồng thời gửi lời chia buồn với các nạn nhân và gia đình. Tôi muốn nhắc lại rằng, những vụ tấn công vừa qua chỉ càng tăng cường quyết tâm của Chính phủ và nhân dân Australia trong việc làm tất cả những gì có thể để chống lại chủ nghĩa cực đoan và khủng bố".
Trong khi đó, Chính phủ Campuchia đã quyết định tăng cường an ninh sau vụ nổ bom tại thủ đô Bangkok. Người phát ngôn lực lượng cảnh sát quốc gia Campuchia, Trung tướng Kirt Chantharith cho biết, Chính phủ đã yêu cầu lực lượng cảnh sát trên khắp cả nước tăng cường an ninh và thu thập tất cả các thông tin liên quan đến an ninh để tránh nguy cơ xảy ra các vụ việc tương tự. Campuchia sẽ theo dõi sát tình hình.
Theo ông Ang Kim Eang, người đứng đầu Hiệp hội các đại lý du lịch Campuchia, việc tăng cường an ninh là cần thiết nhằm giúp du khách cảm thấy an toàn hơn khi ở Campuchia. Bộ Ngoại giao Campuchia cùng ngày cũng yêu cầu các quan chức Đại sứ quán Campuchia tại Thái Lan khuyến cáo công dân sau vụ nổ./.
Thu Hoài Tổng hợp
Theo_VOV
Ô nhiễm không khí "lấy mạng" 4.000 người TQ mỗi ngày? Một nghiên cứu mới của Mỹ chỉ ra rằng, ô nhiễm không khí đang "giết chết" khoảng 4.000 người Trung Quốc một ngày. Theo nghiên cứu của các nhà vật lý tại Đại học California, Berkeley (Mỹ), cứ một trong 6 người Trung Quốc yểu mệnh, chết trẻ là do ô nhiễm không khí. Họ ước tính khoảng 1,6 triệu người ở Trung...