Ai là chủ rừng đầu tiên ở Việt Nam nhận được chứng chỉ FSC?
Quảng Trị là địa phương đầu tiên nhận được chứng chỉ rừng bền vững FSC. Đến nay, diện tích rừng có chứng chỉ ở Quảng Trị đã lên đến 22.000ha, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị rừng trồng, ổn định đầu ra sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu sạch cho chế biến.
Tiên phong làm rừng có chứng chỉ
Là một trong những hộ nông dân đầu tiên tham gia trồng rừng có chứng chỉ quản lý rừng bên vững (FSC), đến nay, ông Lê Biên Hòa (ở thôn Kinh Môn, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, Quảng Trị) sở hữu gần 50ha rừng gỗ lớn được cấp chứng chỉ.
Theo ông Hòa, nếu như trồng rừng theo cách truyền thống, mỗi ha rừng trồng 6 – 7 năm tuổi chỉ thu được 60 – 80 triệu đồng. Nhưng trồng rừng gỗ lớn được cấp chứng chỉ FSC, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích rừng đạt 200 triệu đồng/ha.
Cán bộ lâm nghiệp kiểm tra chất lượng rừng. Ảnh: T.L
Chia sẻ về quá trình phát triển diện tích rừng trồng có chứng chỉ FSC ở đất lửa, ông Hà Sỹ Đồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, những năm sau chiến tranh, độ che phủ rừng ở Quảng Trị chỉ còn 19%. Trước áp lực phát triển kinh tế, xã hội, vẫn tiếp tục mở cửa rừng tự nhiên nên rừng bị suy kiệt. Sau đó, Chương trình 327, 661 về phủ xanh đất trống đồi trọc đã góp phần lấy lại màu xanh cho những cánh rừng.
“Khi còn làm quản lý ở Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, tôi rất trăn trở làm sao phát huy tốt chức năng của rừng, nâng cao sinh kế cho người dân sống gần rừng mà vẫn bảo tồn đa dạng sinh học. Sau đó, tôi tham gia đoàn học tập kinh nghiệm về quản lý, bảo vệ rừng ở các nước và năm 2006, tôi được tiếp cận với chứng chỉ FSC đã được Hội đồng quản trị rừng thế giới áp dụng ở nhiều nước. Nhận thấy sự ưu việt của chứng chỉ này nên Công ty Bến Hải quyết tâm áp dụng” – ông Đồng cho biết.
Video đang HOT
Tính đến cuối năm 2018, tỉnh Quảng Trị có hơn 240.000ha diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng, độ che phủ rừng đạt 51%, trong đó có hơn 22.000ha rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC, tập trung chủ yếu ở các Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, Công ty Lâm nghiệp Triệu Hải.
Điều đáng ghi nhận là tỉnh thành lập được Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị. Riêng nhóm hộ tham gia trồng rừng có chứng chỉ là 572 hộ gia đình với hơn 1.876ha.
Có chính sách phát triển rừng gỗ lớn
Tuy vậy, theo ông Hà Sỹ Đồng, việc triển khai trồng rừng FSC ở Việt Nam đã khó, ở Quảng Trị càng khó hơn. “Khó là bởi tiếp cận với FSC có nghĩa là chúng tôi phải trồng, chăm sóc rừng theo một nguyên tắc hoàn toàn mới với 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí liên quan, không chỉ những diện tích rừng của công ty phải đảm bảo nguyên tắc này mà cả người dân cũng phải đồng thuận. Năm 2008, Hội đồng quản trị rừng thế giới đánh giá mô hình của Bến Hải và nhận xét còn nhiều lỗi, chưa đạt, chúng tôi vẫn quyết tâm đi theo con đường này và may mắn, năm 2010 thì thành công, Bến Hải trở thành đơn vị chủ rừng đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng chỉ FSC” – ông Đồng thông tin.
Ông Hà Sỹ Đồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị (ở giữa) trực tiếp tham gia trồng rừng ngập mặn. Ảnh: I.T
Theo ông Đồng, khó khăn lớn nhất trong việc trồng rừng có chứng chỉ chính là tâm lý nghi ngại của người dân về chứng chỉ FSC. Theo quy trình cũ, người dân trồng rừng theo phương thức đơn giản, nhưng theo quy trình mới, bà con phải ghi nhật ký trồng, chăm sóc, thậm chí vào rừng cũng phải có trang phục khác.
“Nhưng vượt qua được khó khăn ấy, trồng rừng theo FSC sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cả về kinh tế và môi trường. Hiệu quả kinh tế có thể tăng 30 – 40%, thậm chí 50% do rừng khai thác là rừng gỗ lớn. Nhưng điều quan trọng hơn, tham gia FSC, sức khỏe của người trồng rừng được bảo vệ, môi trường không bị tổn thương, gỗ có nguồn gốc xuất xứ nên tiêu thụ thuận lợi, ở đâu cũng được” – ông Đồng nhấn mạnh.
Để đạt được mục tiêu 42.000ha rừng có chứng chỉ FSC vào năm 2025, tỉnh Quảng Trị sẽ rà soát, điều chỉnh, quy hoạch đất lâm nghiệp theo hướng ưu tiên, mở rộng diện tích đất phát triển rừng sản xuất, từng bước có kế hoạch chuyển từ rừng trồng gỗ dăm sang kinh doanh rừng gỗ lớn.
Tỉnh cũng kiến nghị Nhà nước cần có chính sách bảo lãnh tín dụng cho người trồng rừng FSC để họ có thêm điều kiện trồng rừng bền vững.
Theo Danviet
10 năm NTM: Quảng Trị huy động số tiền khổng lồ 65.630 tỷ đồng
Sau 10 năm xây dựng NTM, tỉnh Quảng Trị đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực.
Sáng 10/10, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010- 2020.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị tham quan các sản phẩm đặc trưng được trưng bày tại buổi lễ. Ảnh: Ngọc Vũ
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, Quảng Trị đã huy động được 65.630 tỉ đồng. Với số vốn "khủng" này, tỉnh đã từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân, góp phần nâng cao đời sống nhân dân về kinh tế cũng như tinh thần.
Đặc biệt, tại Quảng Trị đã tăng cường thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Các mô hình chuyên canh, sản xuất theo hướng hàng hóa có liên kết tạo lợi nhuận càng lớn cho người nông dân.
Một số mô hình tiêu biểu như trồng lúa hữu cơ, trồng sâm Bố Chính ở huyện Gio Linh, trồng rừng FSC (quản lí rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế)..., qua đó giúp đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Các giá trị văn hóa truyền thống không ngừng được giữ gìn, bảo tồn và phát huy; môi trường nông thôn được bảo vệ và cải thiện; hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh; an ninh trật tự khu vực nông thôn cơ bản được đảm bảo. Quảng Trị đã bước đầu định hình được xây dựng NTM kiểu mẫu, từng bước hướng đến miền quê đáng sống. Tập trung xây dựng NTM ở các xã miền núi đặc biệt khó khăn, biên giới, bãi ngang ven biển, tiến đến giảm dần khoảng cách giữa các vùng miền.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị tham quan sản phẩm sâm Bố Chính trưng bày tại hội nghị. Đây là sản phẩm nổi bật trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM ở Quảng Trị.
Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, phong trào xây dựng NTM đã thực sự trở thành một phong trào ý nghĩa, có tính nhân văn và sức lan tỏa sâu rộng, được người dân đồng tình hưởng ứng, mang lại hiệu quả cao.
Đến tháng 9/2019, Quảng Trị đã có 52/117 xã đạt chuẩn NTM; dự kiến đến cuối năm 2019 sẽ có thêm từ 6-8 xã đạt chuẩn, 1 huyện đạt chuẩn NTM.
Giai đoạn 2021-2025, tỉnh này phấn đấu có thêm 2 huyện đạt chuẩn NTM; 75% số xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn NTM, không còn xã đạt dưới 12 tiêu chí; phấn đấu đến năm 2030 có thêm 85% số xã đạt chuẩn NTM và có thêm 1 huyện đạt chuẩn NTM.
Phong trào đường hoa ở tỉnh Quảng Trị do người dân trồng giúp làng quê thêm xinh đẹp. Ảnh: Ngọc Vũ
Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, xây dựng NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Để đạt và nâng cao hơn các tiêu chí NTM, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tổ chức thực hiện chương trình giai đoạn mới dựa trên quan điểm "Chuyển từ lượng sang chất, nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chiến lược; nông thôn mới là căn bản; tái cơ cấu ngành nông nghiệp là then chốt; người nông dân là chủ thể".
Theo ông Chính, bên cạnh sự nỗ lực đoàn kết, đồng sức đồng lòng, phát huy nội lực của chính quyền, nhân dân thì tỉnh Quảng Trị còn mong nhận thêm nhiều sự quan tâm, đồng hành của Chính phủ, các Bộ, ngành, doanh nghiệp, nhà hảo tâm... để quá trình xây dựng NTM đạt hiệu quả cao hơn trong giai đoạn mới.
Theo Danviet
Phó Chủ tịch Quảng Trị cất công ra Thủ đô bán loại gạo quý như vàng Mang đến Họp báo công bố 63 nông dân xuất sắc 2019 và trao giải báo chí toàn quốc Tự hào nông dân Việt 2018 - 2019 do Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam và Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp tổ chức một món quà đặc biệt . Ông Hà Sĩ Đồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng...