Ai là “cha đẻ” của “đường bay vàng” trục Hà Nội – TPHCM?
Việt Nam thiết lập “đường bay vàng” qua không phận Lào và Campuchia là sự kiện quan trọng trong lĩnh vực hàng không và là tâm điểm chú ý trong những ngày qua. Tuy nhiên, thời điểm này cũng xuất hiện những tranh cãi về “cha đẻ” của đường bay này?
Không ít người nghĩ rằng ý tưởng “đường bay vàng” là của ông Trần Đình Bá – người nhiều năm qua đã liên tục viết bài, viết đơn, đề xuất, yêu cầu để gửi đi nhiều nơi, nhiều cấp, đặc biệt là gửi nhiều lần tới Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Thủ tướng Chính phủ – đề xuất thiết lập “đường bay vàng”.
Tuy nhiên, cựu phi công Mai Trọng Tuấn – người từng trình báo cáo về “đường bay vàng” lên Thủ tướng vào năm 2009 – lại cho biết, ý tưởng về “đường bay vàng” – đường bay thẳng Hà Nội – TPHCM – đã được in thành sách từ những năm 80 của thế kỷ trước (tháng 9/1983) trong cuốn dự án VUETA.
Trong dự án VUETA nêu rõ: Để thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia trên tinh thần đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng chủ quyền của mõi nước thì nên mở đường bay chung cho cả 3 nước, kéo thẳng kinh tuyến 106o Đông, từ Hà Nội đến TPHCM, rút ngắn được quãng đường bay 110 km…
Có thể coi đây là đường hàng không mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh – người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Đông Dương. Nếu bay theo đường này, thì cứ 9 chuyến bay được lãi ra một chuyến.
Đường bay được đề xuất kéo thẳng kinh tuyến 106o Đông từ Hà Nội đến TPHCM
Dự án VUETA đưa vào thực hiện được 13 năm, nhưng việc thiết lập đường bay chung cho cả 3 nước kéo thẳng kinh tuyến 106o Đông, từ Hà Nội – TPHCM, vẫn chưa được thực hiện.
Video đang HOT
Tháng 4/2009, đường bay thẳng Hà Nội – TPHCM chính thức được phi công Mai Trọng Tuấn tái đề xuất và gửi văn bản lên Thủ tướng Chính phủ và Cục Hàng không Việt Nam xem xét. Ông Tuấn nhìn nhận: “Có thể đây sẽ là một đường bay vàng”. Từ đó, báo chí trong nước và dư luận gọi nôm là “đường bay vàng”.
Dù rằng sau nhiều buổi làm việc, nhiều cuộc họp bàn, đường bay này chưa thể thực hiện được vì rất nhiều lý do mà Cục Hàng không Việt Nam đưa ra. Tuy nhiên chính Cục này cũng phải thừa nhận rằng đường bay theo kinh tuyến 106o Đông, nối Hà Nội – TPHCM rút ngắn được 142 km so với đường bay hiện tại.
Phi công Mai Trọng Tuấn khẳng định, hai con số rút ngắn quãng đường bay trên trục Hà Nội -TPHCM theo tính toán trước đó là 110 km và 142 km là tương đối chính xác (vì trong dự án VUETA, đường bay Hà Nội xuất phát từ sân bay Gia Lâm – PV).
Sau này có thông tin đường bay giúp rút ngắn 412 km và thời gian tiết kiệm tới 26 phút cho máy bay Boeing 777 là không đúng.
Đường bay thẳng Hà Nội – TPHCM sử dụng không phận Lào và Campuchia đang được xúc tiến triển khai
Phi công Mai Trọng Tuấn không nhận mình là “cha đẻ” của “đường bay vàng”, bởi ông biết rõ đường bay này đã được ấp ủ từ cách đây hơn 30 năm. Ông Trần Đình Bá là người có công trong việc “hối thúc” suốt nhiều năm để đến nay Bộ GTVT chính thức tiếp nhận và nghiên cứu thiết lập đường bay này.
Cần phải nói thêm rằng, việc đạt được những thỏa thuận hợp tác với Lào và Campuchia, sự thống nhất về nguyên tắc để xúc tiến thiết lập đường bay thẳng Hà Nội – TPHCM qua không phận của 2 nước này là một sự kiện quan trọng của ngành hàng không nói riêng và GTVT Việt Nam nói chung. Đây cũng là sự tiếp nối của dự án hàng không chiến lược đã được ghi nhận từ 30 năm trước, nhằm mục tiêu rút ngắn thời gian bay, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Trên thực tế, để một đường bay nội địa trên không phận quốc tế có thể đưa vào khai thác và đạt được những hiệu quả kinh tế như mong đợi, cần phải có sự chia sẻ, giúp đỡ và hợp tác toàn diện, chặt chẽ cả về mặt kỹ thuật, chuyên môn, hoạt động quản lý, năng lực tài chính… của các cơ quan hữu quan và các hãng hàng không 3 nước có đường bay đi qua là Việt Nam – Lào – Campuchia.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Giả thuyết gây sốc: Phi công MH370 làm hành khách chết ngạt?
Hành khách chuyến bay MH370 đã chết ngạt vì thiếu oxy vài giờ trước khi phi công điều khiển một cú lao xuống Ấn Độ Dương.
Trên đây là kết luận của một nghiên cứu mới về thảm họa thuộc dạng lớn và bí ẩn nhất trong lịch sử hàng không thế giới. Phân tích của một nhà điều tra tai nạn máy bay kỳ cựu cho thấy, toàn bộ 239 người đã bất tỉnh khoảng 4 giờ trước khi chiếc Boeing 777 của hãng Malaysia Airlines biến mất dưới những lớp sóng biển.
Phi công Zaharie Ahmad Shah là cơ trưởng máy bay MH370 biến mất bí ẩn.
Theo nghiên cứu mới, viễn cảnh có thể nhất là phi công Zaharie Ahmad Shah đã chủ ý hạ áp ở cabin, do đó rút sạch không khí của những người trên khoang.
Mặc dù mặt nạ oxy phía trên các ghế ngồi sẽ tự động bung xuống nhưng lượng oxy này cũng chỉ đủ cung cấp trong 20 phút. Những ai không kịp đeo mặt nạ, chẳng hạn vì đang ngủ, sẽ tử vong trong vòng vài phút.
Kết quả là toàn bộ hành khách trên "máy bay ma" - trong đó có cả tổ lái ở carbin (nơi có nguồn cung oxy lâu hơn) - đã rơi vào hôn mê và chết ngạt.
Ahmad Shah nhốt phi công phụ ngoài buồng lái và trụ được đủ lâu - hoặc nhờ điều lại áp suất máy bay hoặc nhờ nguồn cung không khí lâu hơn - đã tránh né radar và "thực hiện kế hoạch của mình", các nhà điều tra kết luận. Sau đó, vị cơ trưởng này thực hiện một cú lao có kiểm soát xuống biển - đó là lý do tại sao không có mảnh vỡ nào được tìm thấy bởi vì máy bay đã chìm nguyên vẹn xuống lòng biển.
Giả thuyết trên là kết quả của nghiên cứu độc lập đầu tiên về thảm họa hồi tháng 3, do nhà điều tra tai nạn hàng không ở New Zealand, Ewan Wilson, thực hiện. Ông Wilson, người sáng lập hãng Kiwi Airlines và bản thân là một phi công thương mại - đã đi đến kết luận gây sốc này sau khi xem xét "mọi viễn cảnh có thể tưởng tượng được".
Tuy nhiên, Wilson không thể đưa ra được bằng chứng thuyết phục cho giả thuyết của mình.
Chiếc Boeing 777 số hiệu MH370 của Malaysia Airlines chở 239 người đã biến mất một cách bí ẩn trên bầu trời khi đang hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh. Mọi nỗ lực tìm kiếm trong nhiều tháng trời đều không phát hiện ra dấu vết máy bay, khiến cho vụ việc trở thành bí ẩn hàng không lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Theo Vietnamnet
Phi công Ba Lan lái MiG-29 bắn hạ MH17? Chuyên gia quân sự của Romania, phi công và là cựu phó chỉ huy của sân bay quân sự Otopeni, ông Valentin Vasilescu, đã đưa ra một kịch bản khác lí giải chuyện gì đã tạo nên thảm kịch MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines trên bầu trời miền Đông Urkraine những ngày chiến sự nóng bỏng. Theo chuyên gia này, chiếc...