Ai hưởng lợi trong cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á?
Bất chấp kinh tế chung vẫn còn suy thoái, các nước châu Á đang lao vào cuộc chạy đua vũ trang mới với lý do chính đáng là tăng cường sức mạnh phòng vệ trước những mối đe dọa chủ quyền lãnh thổ đang gia tăng.
Tàu chở trực thăng mới Izumo của Nhật Bản
Ngư ông đắc lợi trong cuộc chạy đua vũ trang mới này vẫn là các nhà sản xuất và xuất khẩu vũ khí, đầu bảng luôn là Mỹ, kế đó là Nga.
Nguồn gốc gây căng thẳng ở châu Á từ Triều Tiên bao năm qua giờ thêm Trung Quốc tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng. Không chỉ với những nước nhỏ ở Đông Nam Á, Trung Quốc còn gây căng thẳng với cả Nhật Bản và Hàn Quốc là hai cường quốc kinh tế châu Á, cũng như với cả Ấn Độ. Nguy hiểm nhất là việc Trung Quốc đang ráo riết thực hiện kế hoạch mở rộng quyền kiểm soát vùng biển suốt từ biển Đông lan rộng tới biển Hoa Đông ở Đông Bắc.
Khi Bắc Kinh leo thang căng thẳng, ngân sách quốc phòng của các nước trong khu vực càng tăng cao, đơn đặt hàng vũ khí càng dài hơn, giá trị lớn hơn. Trong cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Á này, các nước cùng đổ ra biển, tăng cường sức mạnh hải quân.
Ngày 16-8-2013, truyền hình trung ương Trung Quốc đưa tin quân đội nước này bắt đầu cuộc tập trận bắn đạn thật mười ngày ở vùng biển gần các đảo mà hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh chấp (Tokyo gọi là Senkaku, Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư). Lần này, Trung Quốc cho cả chiếc Liaoning, tàu sân bay đầu tiên của họ tham gia tập trận.
Theo giới quan sát quốc tế, tàu sân bay Liaoning là một phần trong cuộc chạy đua vũ trang hải quân ba bên giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Trong thời gian qua, cả ba cường quốc châu Á này đều tung ra những tàu chiến lớn hơn và hiện đại hơn.
Video đang HOT
Ngày 6-8-2013, Nhật Bản khánh thành tàu chở trực thăng Izumo có trọng tải 19.500 tấn. Đây là tàu trực thăng thứ ba của Nhật Bản và là tàu chiến lớn nhất do Nhật Bản tự sản xuất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ngày 12-8, Ấn Độ khánh thành tàu sân bay đầu tiên của mình. Ấn Độ, nước đông dân thứ hai thế giới, trong mười năm qua đã tăng gấp ba lần ngân sách quốc phòng. Hồi tháng 2-2013, Ấn Độ tuyên bố tăng thêm 14% ngân sách quốc phòng. Cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc tuy không nóng như giữa Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng diện tích lãnh thổ lớn hơn. Việc tăng cường khả năng quốc phòng sẽ khiến Ấn Độ phải chi tới 650 tỷ rupee (10,5 tỷ USD).
Cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á góp phần lớn trong việc tăng kim ngạch mua bán vũ khí toàn cầu lên 30%, đạt 73,5 tỷ USD từ năm 2008 tới 2012. Theo tạp chí quốc phòng HIS Jane, chi phí quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng 35% (501 tỷ USD) trong vòng tám năm tới. Riêng Trung Quốc sẽ tăng chi phí quân sự lên tới 64% (207 tỷ USD) vào năm 2021, trong khi Ấn Độ tăng 54%, Indonesia tăng 113%.
Chính sự nóng lên ở khu vực đã tạo cơ hội cho các lực lượng quân sự Mỹ trở lại châu Á, cụ thể là Đông Nam Á. Philippines trước kia xua đuổi các căn cứ quân sự Mỹ trên đất nước mình nay cũng hoan hỉ chào đón sự trở lại của tàu chiến Mỹ.
Theo CA TPĐN
Trung Quốc sắp mang lại thảm họa cho châu Á?
Việc Trung Quốc có hệ thống tên lửa S-400 sẽ kéo khu vực châu Á vào một cuộc chạy đua vũ trang không có hồi kết.
Thời gian gần đây, Bắc Kinh bày tỏ sự quan tâm muốn mua tiêm kích thế hệ 4 Su-35 và hệ thống tên lửa phòng không tầm siêu xa S-400 Triumf. Trong đó, Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đến hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf. Việc bán S-400 cho Trung Quốc đang trở thành một vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận thế giới.
Ngay chính nội bộ nước Nga cũng nổ ra khá nhiều cuộc tranh luận về việc có nên bán S-400 cho Trung Quốc hay không khi mà nạn sao chép lậu vũ khí Nga đang khiến Moscow phải đau đầu. Nhưng có một thực tế là Moscow rất cần sự ủng hộ của Bắc Kinh về phương diện chính trị, bán vũ khí cho Trung Quốc cũng là một phần quan trọng trong hợp tác giữa 2 nước tạo nên một cực khác chống chọi lại với Mỹ và NATO.
Sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-400 là điều không phải bàn cãi. Nó xuất hiện ở đâu sẽ thay đổi cán cân quân sự ở đó.
Khả năng Trung Quốc sẽ mua được S-400 là rất cao. Nếu Bắc Kinh thực sự mua được S-400, đó sẽ là thảm họa đối với khu vực châu Á, điều đó sẽ đẩy khu vực nhạy cảm này vào một cuộc chạy đua vũ trang với hậu quả khôn lường.
Đối tượng đầu tiên sẽ phải hứng chịu những "thiệt thòi" nếu Trung Quốc có S-400 là Đài Loan. Hòn đảo này đang đứng trước một sự lựa chọn khó khăn để duy trì sức mạnh phòng thủ khi mà Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ ý định thu phục đảo này bằng vũ lực.
Hiện nay, những hệ thống phòng không tầm xa của Trung Quốc đang triển khai là S-300 và HQ-9. Những hệ thống này đã có khả năng vươn tới một phần nhỏ lãnh thổ phía tây bắc Đài Loan. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc có S-400 thì toàn bộ lực lượng không quân hòn đảo này đều nằm trong tầm bắn của nó.
Vasily Kashin, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Moscow, nhận định: "S-400 cho phép Trung Quốc tiêu diệt các máy bay chiến đấu Đài Loan ngay khi vừa cất cánh lên. Khả năng bảo vệ không phận của hòn đảo này bị đánh phủ đầu một cách trực diện".
Không quân Đài Loan gần như hết cơ hội cất cánh tham chiến nếu Trung Quốc có S-400.
Việc Trung Quốc đàm phán mua S-400 đồng nghĩa với việc Đài Loan sẽ trở nên khó khăn hơn trong cuộc tìm kiếm máy bay thay thế cho tiêm kích thế hệ thứ 4 F-16 của họ, chương trình nâng cấp F-16 sẽ trở nên vô nghĩa nếu S-400 có mặt tại Trung Quốc.
Ian Easton, chuyên gia tại Viện 2049 cho biết, đến năm 2023 Đài Loan cần có tiêm kích thế hệ 5 F-35, nếu Mỹ từ chối như đã từng làm với đề nghị mua F-16C/D thì hòn đảo này chỉ còn một con đường duy nhất là tự phát triển tên lửa hành trình hay tên lửa đạn đạo tầm xa để duy trì sức mạnh.
Ông cho biết thêm: "Việc Trung Quốc triển khai hoạt động hệ thống S-300PMU2 phía đối diện eo biển đã gây sức ép đáng kể lên các phi công chiến đấu Đài Loan, nếu có S-400 nó sẽ nối gót S-300 triển khai tại tỉnh Phúc Kiến, lúc đó tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn".
York Chen, cựu thành viên Hội đồng An ninh Đài Loan chia sẻ: "Khi S-400 đi vào hoạt động cùng với các máy bay chiến đấu trên đất liền và trên biển, lúc đó Trung Quốc sẽ tự tin hơn trong việc thống trị không phận Đài Loan. Điều đó sẽ chiếm lấy sự kháng cự của Đài Loan và ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ".
Ông Chen bình luận thêm: "Mỹ nên dành thêm thời gian suy nghĩ lại một cách nghiêm túc đề nghị xuất khẩu tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 Harm trang bị cho F-16 của Đài Loan". Mặc dù để sở hữu S-400 Trung Quốc phải chờ ít nhất sau năm 2017 nhưng ngay từ bây giờ Đài Loan cần phải hành động.
Trung Quốc có S-400 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến Đài Loan mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác như: Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và những quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh.
Với những gì Bắc Kinh đang thể hiện thời gian qua thì rất nhiều quốc gia trông chờ vào việc Moscow sẽ từ chối bán hệ thống tên lửa phòng không chiến lược này. Châu Á sẽ không còn là khu vực bình yên nếu S-400 có mặt trong biên chế quân đội Trung Quốc
Theo vietbao
Trung Quốc sắp mang lại thảm họa cho châu Á? Việc Trung Quốc có hệ thống tên lửa S-400 sẽ kéo khu vực châu Á vào một cuộc chạy đua vũ trang không có hồi kết. Thời gian gần đây, Bắc Kinh bày tỏ sự quan tâm muốn mua tiêm kích thế hệ 4 Su-35 và hệ thống tên lửa phòng không tầm siêu xa S-400 Triumf. Trong đó, Bắc Kinh đặc biệt...