AI giúp bác sĩ chẩn đoán sớm các triệu chứng của bệnh nhân
Trí tuệ nhân tạo đang ngày càng đóng vai trò quan trọng khi giúp các bác sĩ thực hiện một số khía cạnh của công việc – như nhận ra triệu chứng sớm của các bệnh nghiêm trọng có thể không được chú ý.
Một sự chậm trễ trong chẩn đoán có thể làm cho việc điều trị hiệu quả hoặc thậm chí tìm ra phương pháp chữa trị trở nên khó khăn hơn. Đây là điều mà IBM muốn cải thiện. Nhờ vào mô hình AI mới tạm gọi là “xác xuất dựa trên AI”, hệ thống này có thể được sử dụng để hiểu rõ hơn về tình trạng cá nhân của bệnh nhân, đặc biệt là diễn biến của bệnh.
Nó có thể cung cấp thông tin về một loạt các triệu chứng từ run tay đến thay đổi tâm trạng của bệnh nhân, và sau đó sử dụng dữ liệu này để giúp xác định các “ dấu hiệu sinh học” của các bệnh bao gồm: tiểu đường, bệnh Huntington, Alzheimer, Parkinson,…
“Điều làm cho mô hình này trở nên độc đáo là nó phân tích nhiều khía cạnh lâm sàng và triệu chứng của bệnh cùng một lúc” – ông Sou Soumya Ghosh, một nhân viên nghiên cứu trong Nhóm nghiên cứu phân tích sức khỏe tại IBM Research cho biết. Các triệu chứng về tâm lý, hành vi, nhận thức và thể chất đều có thể dựa vào để đưa ra một phân tích chính xác hơn nhiều về tình trạng của bệnh nhân, chẳng hạn như bệnh Huntington (một bệnh di truyền gây thiệt hại đến các tế bào thần kinh trong não).
Dự án AI này của IBM được cho là có liên kết với nhiều dự án khác của IBM trong lĩnh vực chăm sóc lâm sàng. Các dự án liên quan khác đang được IBM thực hiện bao gồm nghiên cứu AI để xác định các bệnh như Huntington ảnh hưởng đến cấu trúc phân tử của não, cũng như sự hợp tác với Quỹ Michael J. Fox cho Nghiên cứu Parkinson để xác định các dấu hiệu của bệnh Parkinson, hay thiết bị đeo được gắn trên móng tay để đo sức khỏe
Video đang HOT
“Chúng tôi hy vọng rằng một ngày nào đó, sử dụng máy học và AI để theo dõi bệnh sẽ cho phép các bác sĩ lâm sàng chẩn đoán chính xác hơn, thiết kế các phương pháp điều trị hiệu quả hơn và cung cấp cho bệnh nhân nhiều thông tin hơn” – Keith Ghosh nói. “Tại thời điểm này, công việc của chúng tôi hoàn toàn là nghiên cứu và chúng tôi chưa có mốc thời gian để xây dựng nó thành một sản phẩm thương mại”.
An Nhiên
Theo Digital Trends
Quảng Bình: Bị que sắt dài xuyên thủng mắt khi đang cắt sắt
Trong khi đang cắt sắt, một người đàn ông đã bị que sắt dài khoảng 40 cm cắm xuyên vào mắt phải. Sau đó, bạn làm cùng không rút ra mà dùng kìm cắt ngắn đoạn sắt và đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Sáng 26/1, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới cho biết, các bác sĩ tại bệnh viện này vừa phẫu thuật thành công cho một nam bệnh nhân bị que sắt xuyên thủng mắt.
Trước đó vào ngày 25/1, nam bệnh nhân nói trên là anh Trần Đ.T. (26 tuổi), trú xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch được đưa vào viện trong tình trạng bị một que sắt đường kính 2mm dài 15 cm xuyên thủng vào mắt phải, đầu còn lại của que sắt treo lơ lửng bên ngoài.
Anh T. que sắt xuyên vào mắt.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán mắt phải bệnh nhân có vết thương xuyên thủng nhãn cầu vùng rìa/dị vật nội nhãn. Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật lấy dị vật, hiện tại bệnh nhân đang được chăm sóc tích cực sau mổ.
Anh T. cho hay, trong lúc cắt sắt, người này bất ngờ bị một que sắt dài khoảng 40 cm cắm vào mắt. Sau đó, bạn làm cùng không rút ra mà dùng kìm cắt ngắn đoạn sắt và đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới cho biết, đây là trường hợp hi hữu, bệnh nhân bị que sắt xuyên thủng nhãn cầu, một đầu lơ lửng bên ngoài, đầu kia nằm trong buồng dịch kính dài khoảng 1,5cm.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật lấy dị vật
Các bác sĩ cũng cảnh báo, đối với những người làm nghề thường xuyên cắt, mài sắt nên sử dụng kính bảo hộ lao động để tránh các chấn thương mắt đáng tiếc xảy ra.
Việc xử lý cắt ngắn đoạn sắt của người bạn bệnh nhân như trên là đúng, khi gặp các trường hợp tương tự, người dân không nên tự rút dị vật ra vì sẽ làm cho bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, người hỗ trợ cần phải cố định dị vật, nếu để dị vật di động thì đầu kia nằm ở nội nhãn sẽ gây tổn thương tổ chức nhiều hơn.
Tiến Thành
Theo Dân trí
Thuốc tiêu sợi huyết cứu sống bệnh nhân đột quỵ Lần đầu tiên Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba (Đồng Hới, Quảng Bình) dùng thuốc tiêu sợi huyết cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu não. 2 ngày trước, nam bệnh nhân 67 tuổi được đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba trong tình trạng lơ mơ, liệt một nửa người bên phải, không nói được....