Ai được truy đuổi người vi phạm giao thông?
Dân phòng, dân quân, bảo vệ dân phố, công dân, thậm chí cảnh sát giao thông, có được phép truy đuổi người vi phạm giao thông?
Vừa qua, Báo Người Lao Động nhận được đơn xin cứu xét của gia đình bị cáo Vũ Nguyễn Trường Thiên (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) về việc Thiên bị TAND tỉnh Bình Dương tuyên phạt 9 năm tù về tội “Giết người”. Theo đó, Thiên không thuộc nhân sự của tổ tuần tra an toàn giao thông phường Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một nhưng vì cùng với một dân phòng tham gia truy đuổi người vi phạm giao thông (NVPGT) dẫn đến tai nạn chết người mà bị lãnh án.
Truy đuổi là cần thiết
Trên thực tế cũng từng có nhiều người tham gia giao thông cùng truy đuổi NVPGT và trong quá trình đó, NVPGT lại gây ra một loạt vi phạm mới với hậu quả có thể nghiêm trọng hơn, điển hình như vụ truy đuổi tài xế taxi ở Hà Nội gây tai nạn rồi bỏ chạy hay như trước đây có vụ 2 dân quân thuộc Ban Chỉ huy Quân sự xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai truy đuổi NVPGT gây tai nạn chết người.
Vấn đề đặt ra là lực lượng nào và trong trường hợp nào có quyền truy đuổi NVPGT?
Vũ Nguyễn Trường Thiên bị ra tòa vì truy đuổi người vi phạm giao thông, dẫn đến tai nạn chết người
Video đang HOT
Theo thạc sĩ Ngô Thế Tiến, nguyên Thẩm phán TAND TP HCM, NVPGT la ngươi công khai, trực tiêp vi pham phap luât giao thông noi riêng, vi pham phap luât noi chung nên viêc truy đuôi NVPGT la cân thiêt. Tuy nhiên, đê han chê nguy hiêm, thiêt hai đôi vơi tinh mạng, sưc khoe con ngươi, tai san cua cac thanh viên, cua xã hội thi phap luât đa co cac quy đinh cu thê, như: Phương thưc tô chưc tiên hanh, phương phap, quy trinh, phương tiên, công cu hô trơ đê thưc hiên viêc truy đuôi; quy trinh va giơi han hanh vi cua cac thanh viên khi tiên hanh, tham gia truy đuôi tương ưng vơi hanh vi, tinh chât, mưc đô vi pham; ngươi tiên hanh, ngươi tham gia truy đuôi cân phai biêt va thưc hiên nghiêm cac quy trinh, quy đinh cua pháp luật trong qua trinh thưc hiên chưc trach, nhiêm vu hoăc tham gia…
Quy định còn chung chung
Trong khi đó, thạc sĩ Trần Tuấn Duy, Học viện Cán bộ TP HCM, cho rằng hiện nay, quy định của pháp luật rất chung chung nên có truy đuổi NVPGT hay không phụ thuộc vào cách hành xử của người thi hành công vụ.
“Theo tôi, pháp luật cần có quy định cụ thể về các trường hợp được quyền truy đuổi, người được quyền truy đuổi để tránh việc tùy tiện truy đuổi vượt quá giới hạn pháp luật cho phép. Người có quyền truy đuổi cần hiểu mục đích của việc truy đuổi và phải bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông cũng như của người bị truy đuổi. Nếu không bảo đảm được điều này thì không được quyền truy đuổi. Cần áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật để xử lý người vi phạm mà không cần sự truy đuổi đến cùng, gây hậu quả đáng tiếc. Ví dụ như quay phim, chụp hình và các biện pháp nghiệp vụ khác để xử lý người vi phạm vào thời điểm khác, không nhất thiết bắt cho bằng được ngay lúc đó” – ông Duy kiến nghị.
Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết theo pháp luật hiện hành, chưa có điều khoản cụ thể nào quy định về việc lực lượng chức năng (CSGT, các lực lượng CAND khác) khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông được quyền truy đuổi NVPGT. Luật chỉ cho phép CSGT và các lực lượng khác dừng xe của người vi phạm Luật Giao thông đường bộ như không đội mũ bảo hiểm, đi vào đường ngược chiều, vượt đèn đỏ… Việc truy đuổi chỉ diễn ra khi một người có dấu hiệu phạm tội hoặc có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng (như gây tai nạn giao thông chết người mà bỏ chạy…). Lúc đó, tùy tình hình cụ thể, CSGT hoặc lực lượng chức năng khác quyết định có truy đuổi hay không và phải bảo đảm nguyên tắc an toàn.
“Lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, dân quân có vai trò phối hợp, hỗ trợ, giúp lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ khi có yêu cầu, không có quy định nào cho phép những lực lượng này được dừng xe hay truy đuổi NVPGT” – luật sư Đức nhấn mạnh.
Không khuyến khích truy đuổi Theo trung tá Huỳnh Trung Phong, Phó Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt, Công an TP HCM, khi phát hiện tội phạm về cướp giật, CSGT có quyền truy đuổi. Tuy nhiên, trong quá trình truy đuổi phải bảo đảm an toàn cho cán bộ, chiến sĩ, người dân và cả người bị truy đuổi. “Chúng tôi không khuyến khích truy đuổi những NVPGT thông thường. Cán bộ, chiến sĩ CSGT chỉ cần nhanh chóng ghi nhận đặc điểm phương tiện (màu sơn, loại phương tiện, biển số xe…) để xử lý sau. Hiện nay, trên địa bàn TP HCM, các chốt CSGT đều có máy bộ đàm nên khi phát hiện phương tiện vi phạm chỉ cần báo các chốt khác để phối hợp xử lý hoặc ghi hình lại để phạt nguội NVPGT” – ông Phong nói.
Theo NLĐ
Theo_Vietq
Đề xuất phạt tù lái xe say xỉn là biện pháp tối ưu nhất?
Đề xuất phạt tù lái xe say xỉn có thể là biện pháp tối ưu nhất để hạn chế tai nạn giao thông từ bia rượu và thay đổi ý thức của người tham gia giao thông.
Đây là nhận định của luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng, Đoàn luật sư TP HCM về đề xuất phạt tù tài xế say xỉn khi lái xe.
Trước đó, trong văn bản gửi Bộ Giao thông, góp ý việc sửa đổi Bộ luật Hình sự, Tổng cục Đường bộ đã đề nghị hình sự hóa hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định (vượt quá 100mlg/100ml máu hoặc vượt quá 0,5mg/1 lít khí thở).
Tổng cục Đường bộ cho hay, theo kinh nghiệm quốc tế, hành vi lái xe có nồng độ cồn vượt quá quy định bị xử lý nghiêm khắc tại nhiều nước. Ngoài việc phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, người vi phạm còn bị khởi tố hình sự và hình phạt tù.
Theo đề xuất của Tổng cục Đường bộ thì những tài xế lái xe khi say xỉn có thể bị phạt tù.
Nhận định về đề xuất này, luật sư Hưng cho biết: "Khác với kiến nghị tịch thu phương tiện đối với tài xế say rượu trước đó thì tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất này này. Đây có thể sẽ là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay, để hạn chế tai nạn giao thông từ bia rượu và thông qua đó hi vọng sẽ thay đổi ý thức, thói quen sử dụng bia rượu đáng báo động hiện nay.
Ở góc độ pháp lý, nội dung kiến nghị không gặp phải rào cản nào. Nếu được thông qua, thì chỉ cần sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS là được. Tôi nghĩ kiến nghị rất phù hợp với tình hình giao thông nước ta hiện nay và hi vọng dư luận sẽ ủng hộ. Trước đây, nhiều giải pháp đã đưa ra, nhưng chưa có giải pháp nào hiệu quả. Do đó, một giải pháp mạnh tay như kiến nghị này là cần thiết."
Cũng đồng tình với quan điểm này, luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, Văn phòng luật sư Việt Kim, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho hay: "Với đề xuất phạt tù cho người say rượu lái xe thì theo tôi đây cũng là một biện pháp khá tối ưu và có tính phù hợp hơn so với đề xuất tịch thu phương tiện.
Luật sư Đĩnh lý giải, biện pháp này cũng có tác dụng răn đe người vi phạm không kém bất cứ một biện pháp xử lý nào. Nó có tính răn đe rõ ràng hơn và mạnh hơn so với các biện pháp hành chính thông thường, bởi xét dưới khía cạnh luật học, thì các biện pháp xử lý hình sự luôn là chế tài nặng nhất đối với người vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, biện pháp này là biện pháp xử lý trực tiếp người vi phạm, nó khác hoàn toàn với việc tịch thu xe là việc tịch thu xe chỉ là xử lý gián tiếp người vi phạm, trong khi còn có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ 3 khi phương tiện bị tịch thu không phải của người điều khiển phương tiện giao thông. Bên cạnh đó, cũng sẽ hạn chế nguy cơ bị lạm quyền, tham nhũng bởi mối liên hệ trực tiếp với tài sản và vấn đề tài chính của người vi phạm."
Thùy Dung
Theo_Người Đưa Tin
Cty Tu Tạo nói về tranh chấp với Chủ tịch trường Lômônôxốp Chủ tịch HĐQT Trường Tiểu học Lômônôxốp liên tiếp có những hành động "khiêu khích" trong quá trình xảy ra tranh chấp đất đai. Ông Nguyễn Vinh Tâm, chủ tịch HĐQT Trường Tiểu học Lômônôxốp, chém trọng thương ông Nguyễn Đoàn Bộ (trú tại Tổ dân phố Tháp, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm), nhân viên bảo vệ của công ty Cổ...