Ai được ra lệnh cấm xuất cảnh?
Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh có quyền ra quyết định chưa cho xuất cảnh với người đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính.
Ai được ra lệnh cấm xuất cảnh?
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 94/2015/NĐ-CP), công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
Video đang HOT
5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
Thẩm quyền thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh được quy định như sau:
a) Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghị định này.
b) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ; chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này.
c) Bộ trưởng Y tế quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 5 Điều 21 Nghị định này.
d) Bộ trưởng Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.
đ) Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 7 Điều 21 Nghị định này.
Như vậy, căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP, với trường hợp công dân bị tình nghi phạm tội nhưng vụ án chưa được khởi tố để điều tra thì vẫn có thể được xuất cảnh bởi điều luật quy định phải thuộc trường hợp “có liên quan đến công tác điều tra tội phạm” (vụ án đã được khởi tố, điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự)
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (hiện chưa có hiệu lực thi hành), người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ thì có thể bị tạm hoãn xuất cảnh.
Như vậy, quy định mới này đã cho phép cơ quan tiến hành tố tụng được phép ra lệnh tạm hoãn xuất cảnh đối với công dân ngay cả khi chưa khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với họ.
Theo VnExpress
Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết chặn nguồn tiền của IS
Các bộ trưởng tài chính tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm qua nhất trí ủng hộ một nghị quyết nhằm tăng cường trừng phạt Nhà nước Hồi giáo và chặt đứt dòng tiền của nhóm.
Các bộ trưởng tài chính những nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm qua tán thành nghị quyết chặn nguồn tài trợ cho IS, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew chủ trì cuộc họp đầu tiên của các bộ trưởng tài chính tại Hội đồng Bảo an, tìm cách thúc đẩy ngoại giao nhằm chấm dứt chiến tranh ở Syria, nơi phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn, thiết lập vùng đầu não IS gọi là thủ đô.
Theo Reuters, nghị quyết do Mỹ và Nga soạn thảo kết hợp những biện pháp hiện hành nhằm vào nguồn tài chính của IS và chỉ dẫn về cách thức thực hiện nhằm thúc đẩy thêm nhiều nước hành động.
Nghị quyết hối thúc các nước "có động thái quyết đoán và dứt khoát nhằm cắt dòng tài trợ, và các tài sản tài chính, nguồn kinh tế khác", bao gồm dầu mỏ và đồ cổ cho IS, và nộp các tên vào danh sách trừng phạt "một cách chủ động hơn". Nó cũng kêu gọi các chính phủ đảm bảo họ thông qua luật nhằm quy kết việc tài trợ cho IS và các chiến binh nước ngoài tham gia hàng ngũ là tội hình sự nghiêm trọng.
Một nghị quyết do Nga soạn thảo về việc cắt nguồn thu của những kẻ cực đoan được thông qua hồi tháng Hai, nhưng động thái của các nước vẫn chậm chạp. "Dù chúng ta đang có bước tiến nhằm cô lập ISIL về mặt tài chính, nếu muốn thành công, tất cả chúng ta phải tăng cường nỗ lực, cả bản thân và tập thể ở cấp độ quốc tế", AFP dẫn lời ông Lew nói về IS.
Biện pháp mới nhất sẽ yêu cầu tất cả các nước báo cáo trong vòng 120 ngày về các bước nhằm vào nguồn tài chính của IS.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon sẽ được đề nghị chuẩn bị một báo cáo trong vòng 45 ngày về mối đe dọa từ IS và dòng tiền của nhóm, trong đó cũng tập trung vào việc tài trợ cho các chiến binh nước ngoài.
Ủy ban trừng phạt của Liên Hợp Quốc gồm 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an, có thể áp dụng các biện pháp như phong tỏa tài sản, cấm xuất cảnh và cấm vận vũ khí với các cá nhân và tổ chức liên quan đến phiến quân IS.
Theo công ty phân tích IHS có trụ sở tại London, IS kiếm được 80 triệu USD mỗi tháng, nhưng các cuộc không kích của Nga và liên quân Mỹ vào những cơ sở dầu mỏ đang gây sức ép lên nguồn tiền của nhóm. Khoảng một nửa doanh thu đến từ tài sản trộm cắp, tống tiền, 43% từ việc bán dầu mỏ và phần còn lại là buôn lậu ma túy, bán điện và nguồn quyên góp, IHS cho biết.
Trọng Giáp
Theo VNE
Ca sĩ Đài Loan bị điều tra vì mở ứng dụng đồi trụy Huỳnh Lập Thành cùng bạn gái bị lệnh cấm xuất cảnh khi ứng dụng do hai người khởi dựng có nhiều nội dung bị cấm. Sina đưa tin, chiều 6/10, ca sĩ gạo cội Huỳnh Lập Thành và bạn gái - Trần Thái Nguyên bị tạm giữ sau khi ứng dụng App17 do họ đầu tư chứa nhiều video dung tục. Trong app...